Kế hoạch 4088/KH-UBND năm 2019 thực hiện Chỉ thị 10/CT-TTg về tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc do tỉnh Quảng Trị ban hành

Số hiệu 4088/KH-UBND
Ngày ban hành 09/09/2019
Ngày có hiệu lực 09/09/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Trị
Người ký Nguyễn Đức Chính
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG TRỊ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4088/KH-UBND

Quảng Trị, ngày 09 tháng 9 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 10/CT-TTG NGÀY 22/4/2019 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG XỬ LÝ, NGĂN CHẶN CÓ HIỆU QUẢ TÌNH TRẠNG NHŨNG NHIỄU, GÂY PHIỀN HÀ CHO NGƯỜI DÂN, DOANH NGHIỆP TRONG GIẢI QUYẾT CÔNG VIỆC.

Thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc, UBND tỉnh Quảng Trị ban hành kế hoạch triển khai thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tổ chức quán triệt, thực hiện nghiêm túc có hiệu quả Chthị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc trong các cơ quan, tchức, đơn vị trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

- Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, tổ chức, đoàn thể và nhân dân đi với công tác đấu tranh phòng, chng tham nhũng. Xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu tổ chức, cơ quan, đơn vị trong việc phát hiện, xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiu, gây phin hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc.

- Kịp thời phát hiện, đấu tranh ngăn chặn, xử lý nghiêm minh hành vi nhũng nhiu, gây phin hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc, từng bước đẩy lùi tham nhũng trên địa bàn tỉnh.

2. Yêu cầu

- Việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ phải được tiến hành nghiêm túc, thường xuyên, toàn diện ở tất cả các cơ quan, tổ chức, đơn vị trên phạm vi toàn tỉnh nhằm kịp thời phát hiện, xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiu, gây phin hà cho người dân và doanh nghiệp trong giải quyết công việc.

- Giám đốc các Sở, Thủ trưng các ban, ngành; Chủ tịch UBND huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tnh phải nâng cao trách nhiệm, gương mẫu thực hiện, trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện việc ngăn chặn tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

- Các Sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố, thị xã đẩy mạnh công tác phổ biến, quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, trong đó chú trọng đến các yêu cầu, nội dung, gii pháp về công tác cán bộ trong Nghị quyết Trung ương 4, khóa XI một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay; Nghị quyết số 04-NQ/TW, ngày 30/10/2016, Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII vtăng cường xây dựng, chỉnh đốn đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái v tư tưng chính trị, đạo đức lối sng, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.

- Tiếp tục tuyên truyền, phbiến và tổ chức thực hiện nghiêm túc: Chỉ thị s 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị (khóa XII) về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Luật Cán bộ, công chức năm 2008; Luật Viên chức 2010; Luật Tiếp công dân năm 2013; Luật Khiếu nại năm 2011; Luật Tố cáo năm 2018; Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018; Chthị số 07/CT-TTg, ngày 19/3/21014 của Thủ tướng Chính phủ vviệc đẩy mạnh phòng, chống tiêu cực trong quản lý công chức, viên chức và thi đua, khen thưởng; Nghị quyết số 126/NQ-CP, ngày 29/11/2017 của Chính phvề Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng đến năm 2020; Chthị số 10/CT-TTg, ngày 22/4/2019 của Thtướng Chính ph; Công điện 724/CĐ-TTg, ngày 17/6/2019 ca Thtướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp phòng, ngừa tiêu cực, tham nhũng trong hoạt động công vụ; Chỉ thị số 27-CT/TW, ngày 10/01/2019 của Bộ Chính trị vtăng cường sự lãnh đạo của Đng đi với công tác bảo vệ người phát hiện, tgiác, người đu tranh chng tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; Kế hoạch s214/KH-UBND, ngày 18/01/2018 của UBND tỉnh thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ v công tác phòng, chng tham nhũng đến năm 2020; Công văn số 1635-CV/TU, ngày 11/7/2019 của Tỉnh ủy về việc rà soát, chấn chỉnh xử lý các hành vi tiêu cực, tham nhũng trong các cơ quan có chức năng phòng, chống tham nhũng; Công văn số 3268/UBND-NC, ngày 12/8/2019 của UBND tỉnh về tăng cường các biện pháp phòng, ngừa tiêu cực, tham nhũng trong hoạt động công vụ.

2. Tăng cưng trách nhiệm người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chng tham nhũng.

- Người đứng đầu cơ quan, đơn vị nghiêm túc quán triệt, chđạo chặt chẽ, tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà trong giải quyết công việc; thực hiện đúng các quy định của Luật Tiếp công dân; tiếp nhận và chđạo giải quyết kịp thời những phản ánh, kiến nghị của công dân đủ điều kiện giải quyết và khiếu nại, tố cáo của công dân thuộc thẩm quyền giải quyết. Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 10/CT-UBND, ngày 23/10/2018 của UBND tnh vtăng cường công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tcáo trên địa bàn tỉnh Quảng Trị; Quy định s 28-QĐ/TU, ngày 25/4/2019 của Tnh ủy về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Ban Thường vụ Tnh ủy, y viên Ban Chấp hành Đảng bộ tnh, cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý; Kế hoạch số 121-KH/TU, ngày 02/4/2019 của Tnh ủy về thực hiện Chỉ thị s27-CT/TW, ngày 10/01/2019 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ người phát hiện, tố giác, người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

- Đề cao trách nhiệm nêu gương, gương mẫu thực hiện và tăng cường trách nhiệm trong công tác chđạo, điều hành, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ, kỷ luật, kỷ cương hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước được giao. Thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng để xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức vững vàng về chính trị, tư tưng; trong sáng về đạo đức, lối sống; thành thạo về chuyên môn, nghiệp vụ trong quá trình giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp.

- Tăng cường lãnh đạo, chđạo, kiểm tra, giám sát đi với các cơ quan, đơn vị, đặc biệt là các cơ quan, lực lượng thực thi pháp luật có yếu tố nhạy cảm cao trong việc chấp hành những quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong thực thi công vụ; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chế độ công vụ; kịp thi phát hiện và xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm; kiên quyết đưa ra khỏi bộ máy những cán bộ, công chức, viên chức thoái hóa, biến chất,vi phạm pháp luật; định kỳ luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác đối với những vị trí nhạy cảm, phức tạp theo quy định. Đồng thời, lựa chọn, b trí những người có đủ phẩm chất, đạo đức, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhiệm các vị trí nhạy cảm, nhất là đối với các trưởng đoàn thanh tra, kim tra...

- X lý nghiêm đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị thiếu trách nhiệm, không sát sao, để cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý trực tiếp có hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà đối với người dân, doanh nghiệp; xử lý ngay, nghiêm khc người đứng đầu có biểu hiện bao che, dung túng cán bộ, công chức, viên chức dưới quyền có hành vi sai trái.

- Thực hiện nghiêm túc Chthị số 26/CT-TTg, ngày 05/9/2016 của Thtướng Chính ph; Công văn s4824/UBND-NC, ngày 16/11/2016 của UBND tỉnh “V/v tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính nhà nước các cấp”. Chấn chỉnh công tác quản lý, siết chặt kỷ cương, kỷ luật hành chính, tăng cường kiểm tra, giám sát cán bộ, công chức, viên chức trong hoạt động công vụ, giải quyết công việc liên quan đến người dân, doanh nghiệp; đảm bảo giải quyết dứt điểm, kịp thời các kiến ngh, phản ánh, tố cáo của người dân và doanh nghiệp, tránh tình trạng giải thích không rõ ràng gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp.

3. Thực hiện cải cách hành chính, tăng cường công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị, đổi mới công nghệ qun lý.

- Các cơ quan, tổ chức, đơn vị tham mưu cho UBND tnh các quy định, trình tự, thtục thuộc phạm vi quản lý; tự rà soát, bổ sung, hoàn chỉnh nội quy, quy chế, quy trình làm việc; nhận diện nguy cơ tham nhũng theo vị trí việc làm để có biện pháp kiểm tra, giám sát; khắc phục ngay những sơ hở có thể gây phiền hà, sách nhiễu đối với người dân, doanh nghiệp; thực hiện đồng bộ các biện pháp đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thtục hành chính; thường xuyên rà soát thủ tục hành chính theo hướng tinh giản, loại bỏ ngay các thủ tục không cần thiết, rườm rà, khó thực hiện, rút ngắn thời gian, đưa ra lộ trình giải quyết; sau khi tiếp nhận hồ sơ, thủ tục hành chính theo quy định không được yêu cầu doanh nghiệp, người dân bổ sung hồ sơ, tài liệu quá 01 lần.

- Nâng cấp chất lượng công tác đối thoại với doanh nghiệp, người dân theo hướng thực chất, cầu thị; nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, vướng mc của người dân, doanh nghiệp để giải quyết thực chất, dứt điểm, đề xuất với các cơ quan có thẩm quyền biện pháp xử lý đối với những bất cập trong quy định của pháp luật (nếu có); công khai thời gian, địa điểm tiếp công dân của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trên trang thông tin điện tử và trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức.

- Thành lập và công khai địa chđường dây nóng, hộp thư điện tvà tổ chức tiếp nhận, xử lý, giải quyết kịp thời các phản ánh, kiến nghị, tcáo của người dân, doanh nghiệp nhất là về hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà; công khai kết quả xử lý, nếu có li thì phải công khai xin lỗi người dân, doanh nghiệp và khắc phục hậu quả, xử lý vi phạm theo đúng quy định; thực hiện định kỳ báo cáo theo quy định v công tác phòng, chng tham nhũng.

- Đẩy mnh ứng dụng công nghệ thông tin tại cơ quan, đơn vị đhạn chế ti đa việc tiếp xúc trực tiếp cán bộ, công chức, viên chức với người dân, doanh nghiệp khi giải quyết công việc; tăng cường sdụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4. Triển khai hệ thng ghi âm, ghi hình, camera trực tuyến tại các địa đim có tiếp xúc với người dân, doanh nghiệp và có bộ phận thường trực đtheo dõi, giám sát thường xuyên. Công brộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận các ý kiến phản ánh của người dân, doanh nghiệp về hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức để có biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời vi phạm.

4. Tăng cường tuyên truyền, phbiến, giáo dục pháp luật v phòng, chng tham nhũng; phát huy vai trò, trách nhiệm của xã hội trong phòng, chng tham nhũng.

- Đẩy mạnh việc thực hiện đánh giá mức độ hài lòng của người dân và doanh nghiệp đi với hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và các tổ chức cung cấp dịch vụ công, coi đó là thước đo hiệu quả thực hiện nhiệm vụ, công vụ; chú trọng việc giám sát thực hiện quy tắc ứng xử, đạo đức nghnghiệp và những công việc không được làm của người có chức vụ, quyn hạn; thực hiện phương châm: kỷ cương, liêm chính, hành động, phục vụ. Hàng năm, tchức gặp mặt doanh nghiệp nhân ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10); tổ chức đối thoại công khai định kỳ ít nhất hai lần/năm, đối thoại chuyên đề khi cần thiết với cộng đồng doanh nghiệp, báo chí để kp thời nm bắt và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp trên địa bàn.

[...]