Kế hoạch 40/KH-UBND thực hiện Đề án phát triển nghệ thuật sân khấu cải lương trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu năm 2022

Số hiệu 40/KH-UBND
Ngày ban hành 30/03/2022
Ngày có hiệu lực 30/03/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bạc Liêu
Người ký Cao Xuân Thu Vân
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẠC LIÊU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 40/KH-UBND

Bạc Liêu, ngày 30 tháng 3 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN NGHỆ THUẬT SÂN KHẤU CẢI LƯƠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU NĂM 2022

Căn cứ Quyết định số 636/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu về việc ban hành Đề án phát triển nghệ thuật sân khấu cải lương tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2021 - 2025;

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện Đề án phát triển nghệ thuật sân khấu cải lương trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu năm 2022, với các nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Duy trì và phát triển nghệ thuật sân khấu cải lương là nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa đặc sắc, tiêu biểu của tỉnh, tiếp tục duy trì và phát triển Nhà hát Cao Văn Lầu tỉnh Bạc Liêu. Việc bảo tồn và phát huy sân khấu cải lương nhằm góp phần quan trọng trong việc xây dựng văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, tạo nền tảng tinh thần vững chắc để xây dựng đất nước dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

2. Tiếp tục nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn xã hội trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của nghệ thuật sân khấu cải lương; tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ nghệ sĩ, diễn viên giao lưu, học hỏi, trau dồi nghề nghiệp; từng bước nâng cao chất lượng và phát triển mạnh mẽ hơn nữa hoạt động sân khấu cải lương của tỉnh; phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của nhân dân và phục vụ khách du lịch trong và ngoài nước.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội, đặc biệt là thế hệ trẻ đối với việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa nói chung, Nghệ thuật sân khấu cải lương Nam Bộ nói riêng.

- Tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ và các tầng lớp nhân dân về giá trị to lớn của Nghệ thuật sân khấu cải lương, sự đóng góp to lớn của nghệ thuật sân khấu cải lương vào kho tàng di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc; nâng cao nhận thức và tinh thần trách nhiệm của các tổ chức và mỗi cá nhân trong việc giữ gìn và phát huy giá trị nghệ thuật độc đáo của Nam Bộ.

- Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng, các tổ chức đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền về yêu cầu, ý nghĩa của việc bảo vệ và phát huy giá trị nghệ thuật sân khấu cải lương trong cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp Nhân dân; tạo sự đồng thuận cao và hưởng ứng tích cực của toàn xã hội về phát triển sân khấu cải lương trên địa bàn tỉnh.

2. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hành, sáng tạo và truyền dạy Nghệ thuật sân khấu cải lương.

- Phát huy vai trò của các nghệ sỹ đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sỹ ưu tú, Nghệ sỹ nhân dân tham gia truyền dạy nghệ thuật sân khấu cải lương tại Nhà hát Cao Văn Lầu, tạo điều kiện cho lực lượng nghệ sỹ nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất, tiếp tục lưu giữ và truyền dạy nghệ thuật sân khấu cải lương cho các thế hệ sau.

- Thành lập và phát huy hiệu quả hoạt động của Trung tâm bồi dưỡng và truyền nghề sân khấu cải lương thuộc Nhà hát Cao Văn Lầu; xây dựng chương trình truyền dạy nghệ thuật sân khấu cải lương cụ thể, phù hợp với từng đối tượng tham gia, đảm bảo hiệu quả, chất lượng.

- Thường xuyên tổ chức các cuộc hội thi, hội diễn, liên hoan, giao lưu sân khấu cải lương, tạo điều kiện cho các lực lượng nghệ sỹ, diễn viên và học viên giao lưu, học hỏi nâng cao kỹ năng biểu diễn, thực hành nghệ thuật sân khấu cải lương, đáp ứng tốt về nguồn lực phục vụ cho nhu cầu phát triển sân khấu cải lương tỉnh nhà trong thời gian tới.

- Duy trì và nâng cao chất lượng biểu diễn phục vụ nhân dân theo chtiêu kế hoạch được giao; tăng cường vận động xã hội hóa để duy trì biểu diễn sân khấu cải lương tại Nhà hát hàng tuần và biểu diễn sân khấu thực cảnh phục vụ khách du lịch và đáp ứng tốt nhu cầu hưởng thụ cho các tầng lớp nhân dân trong tỉnh.

- Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tham gia 03 cuộc thi chuyên môn tổ chức trong năm 2022: Liên hoan Cải lương toàn quốc, Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc và Tài năng diễn viên cải lương Trần Hữu Trang.

3. Phối hợp với các cơ quan truyền thông, thông tin đại chúng, các hội nghề nghiệp tổ chức thường xuyên và định kỳ các chương trình giới thiệu, quảng bá về Nghệ thuật sân khấu ci lương dưới nhiều hình thức... nhằm giáo dục ý thức tiếp cận và mức độ cảm thụ tính nhân văn, tính khoa học của sân khấu cải lương tới công chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ.

- Ngoài định kỳ tham gia các hội thi, hội diễn, liên hoan sân khấu chuyên nghiệp cấp khu vực, toàn quốc, Nhà hát Cao Văn Lầu xây dựng kế hoạch biểu diễn theo định kỳ hàng quý 01 vở cải lương để truyền hình trực tiếp trên sóng truyền hình của tỉnh và các tỉnh, thành phố trong khu vực.

- Xây dựng chương trình biểu diễn đặc sắc, có chất lượng nghệ thuật cao để quảng bá trên các trang báo điện tử, mạng internet...

- Phối hợp các cơ quan Trung ương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố xây dựng chương trình giao lưu, biểu diễn nhằm quảng bá sân khấu cải lương tỉnh nhà đến nhân dân trong cả nước.

- Phối hợp với các huyện, thị xã, thành phố xây dựng chương trình nghệ thuật biểu diễn phục vụ nhân dân, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ cho các tầng lớp nhân dân ở địa phương, chào mừng các ngày lễ, tết.

4. Phát huy giá trị nghệ thuật sân khấu cải lương trong phát triển bền vững ngành du lịch để góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Đầu tư, lựa chọn những kịch bản, vở diễn đặc sắc, chất lượng để biểu diễn phục vụ khách tham quan du lịch, xây dựng sân khấu cải lương trở thành sản phẩm du lịch độc đáo, thu hút du khách trong và ngoài nước, tương xứng với tiềm năng và thế mạnh để Bạc Liêu trở thành trung tâm sân khấu cải lương của khu vực và là một trong những điểm đến thưởng thức và trải nghiệm sân khấu cải lương tiêu biểu, đặc sắc của cả nước. Từ đó, tạo điều kiện cho lực lượng nghệ sỹ, diễn viên biểu diễn sân khấu cải lương nâng cao đời sống vật chất, an tâm cống hiến, không ngừng sáng tạo, nâng cao hiệu quả thực hành và truyền dạy nghệ thuật sân khấu cải lương cho các thế hệ trong và ngoài tỉnh, góp phần phát triển sân khấu cải lương của tỉnh nhà cũng như tiếp tục duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động của Nhà hát Cao Văn Lầu.

III. KINH PHÍ

1. Kinh phí thực hiện: 5.988.499.000 đồng (Bằng chữ: Năm tỷ chín trăm tám mươi tám triệu bốn trăm chín mươi chín nghìn đồng).

2. Nguồn kinh phí thực hiện:

- Từ nguồn xã hội hóa: 564.210.000 đồng;

[...]