Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Kế hoạch 3892/KH-UBND năm 2020 truyền thông về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh Hải Dương

Số hiệu 3892/KH-UBND
Ngày ban hành 22/10/2020
Ngày có hiệu lực 22/10/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hải Dương
Người ký Nguyễn Dương Thái
Lĩnh vực Công nghệ thông tin

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HẢI DƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3892/KH-UBND

Hải Dương, ngày 22 tháng 10 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

TRUYỀN THÔNG VỀ QUẢN LÝ, KẾT NỐI VÀ CHIA SẺ DỮ LIỆU SỐ CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG

Thực hiện Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan Nhà nước và Quyết định số 864/QĐ-BTTTT ngày 22/5/2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Kế hoạch truyền thông, phổ biến, hướng dẫn triển khai Nghị định số 47/2020/NĐ-CP. Theo đề nghị của Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 965/TTr-STTTT ngày 28/9/2020, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch truyền thông về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh Hải Dương như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tuyên truyền kịp thời và sâu rộng Nghị định số 47/2020/NĐ-CP, nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức, người dân và doanh nghiệp về mục tiêu, ý nghĩa của công tác quản lý, chia sẻ dữ liệu số trong xây dựng và phát triển Chính quyền điện tử, Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số.

- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, các tổ chức đoàn thể trong việc tuyên truyền về mục tiêu, ý nghĩa của công tác quản lý, chia sẻ dữ liệu số giữa các cơ quan Nhà nước, tạo môi trường công khai, minh bạch cung cấp dữ liệu mở cho người dân và doanh nghiệp.

2. Yêu cầu

- Xây dựng nội dung tuyên truyền đơn giản, dễ hiểu, dễ nắm bắt, dễ tiếp thu và dễ nhớ đảm bảo bám sát các nội dung của Nghị định số 47/2020/NĐ-CP.

- Tuyên truyền đồng thời trên các kênh thông tin đại chúng, Cổng/Trang thông tin điện tử, các Trang mạng xã hội liên tục và có chuyên đề nhắm vào các đối tượng cụ thể.

- Các cơ quan, đơn vị tổ chức tuyên truyền đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức; bám sát nội dung Kế hoạch và lựa chọn hình thức tuyên truyền phù hợp, hiệu quả.

II. NỘI DUNG, HÌNH THỨC TUYÊN TRUYỀN

1. Nội dung tuyên truyền

a) Tuyên truyền về vị trí, vai trò, lợi ích và tầm quan trọng của cơ sở dữ liệu trong xây dựng và phát triển Chính quyền điện tử, Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số.

b) Tuyên truyền về lợi ích của việc xây dựng, kết nối chia sẻ dữ liệu số. Thúc đẩy các hoạt động số hóa dữ liệu của các cơ quan Nhà nước để từng bước xây dựng và củng cố tài nguyên dữ liệu quốc gia.

c) Tuyên truyền về vị trí, vai trò của Cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành, địa phương. Trong đó, cơ sở dữ liệu quốc gia là dữ liệu có giá trị pháp lý cao nhất, dữ liệu chủ phục vụ công tác cải cách hành chính, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm giấy tờ cho người dân và doanh nghiệp. Các cơ sở dữ liệu khi xây dựng phải thống nhất với cơ sở dữ liệu quốc gia.

d) Tuyên truyền về trách nhiệm của cơ quan Nhà nước khi xây dựng cơ sở dữ liệu phải đảm bảo khả năng sẵn sàng kết nối, chia sẻ dữ liệu với các cơ quan Nhà nước khác để cùng khai thác, sử dụng.

đ) Tuyên truyền thúc đẩy việc chia sẻ dữ liệu, không cung cấp thông tin qua hình thức văn bản đối với các thông tin đã được cung cấp qua hình thức kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin; không thu thập, tổ chức thu thập lại dữ liệu hoặc yêu cầu người dân, doanh nghiệp cung cấp thông tin trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính nếu dữ liệu này đã được cung cấp, chia sẻ thông qua kết nối.

e) Tuyên truyền về mục đích, vai trò của dữ liệu mở trong việc thúc đẩy xây dựng và phát triển Chính quyền điện tử, Chính phủ điện tử. Công khai, minh bạch trong công tác quản lý Nhà nước, cung cấp tài nguyên số phục vụ người dân và doanh nghiệp sử dụng phát triển các sản phẩm giải pháp sáng tạo.

g) Tuyên truyền về lợi ích, thúc đẩy sự tham gia tích cực của người dân, doanh nghiệp trong khai thác, sử dụng dữ liệu mở, phản hồi, đóng góp ý kiến về dữ liệu mở cho các cơ quan Nhà nước.

2. Hình thức tuyên truyền

a) Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: Truyền thanh, truyền hình, báo in, báo điện tử; Hệ thống thông tin cơ sở; Cổng thông tin điện tử của tỉnh, Trang thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị; Khuyến khích việc triển khai tuyên truyền trên các trang mạng xã hội.

b) Thông qua các lớp tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng về công tác thực thi pháp luật, lồng ghép với các nhiệm vụ tuyên truyền khác đang triển khai.

c) Các hình thức khác phù hợp với đặc điểm, tình hình của các cơ quan, đơn vị.

III. KINH PHÍ

Kinh phí tuyên truyền được cân đối từ nguồn kinh phí trong dự toán ngân sách hằng năm của các cơ quan, đơn vị gửi Sở Tài chính tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền quyết định theo phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước hiện hành.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Thông tin và Truyền thông

[...]