ỦY BAN NHÂN
DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 3852
/KH-UBND
|
Thành phố Hồ
Chí Minh, ngày 03 tháng 8 năm 2012
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG SỐ
26-CTR/TU NGÀY 20 THÁNG 6 NĂM 2012 CỦA BAN THƯỜNG VỤ THÀNH ỦY VỀ THỰC HIỆN CHỈ
THỊ SỐ 09-CT/TW CỦA BAN BÍ THƯ VỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI PHONG
TRÀO TOÀN DÂN BẢO VỆ AN NINH TỔ QUỐC TRONG TÌNH HÌNH MỚI
Thực hiện Công văn số 26-CTr/TU ngày 20 tháng 6
năm 2012 của Ban Thường vụ Thành ủy về thực hiện Chỉ thị số 09-CT/TW của Ban Bí
thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ an
ninh Tổ quốc trong tình hình mới; Ủy ban nhân dân thành phố đề ra kế hoạch thực
hiện như sau:
I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU
1. tập trung củng cố, xây dựng mạnh phong trào
toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc nhằm góp phần giữ vững sự ổn định chính trị, đảm
bảo trật tự an toàn xã hội, phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ thành phố, phấn
đấu đến năm 2020 không còn phường, xã, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, trường
học có phong trào yếu.
2. Nâng cao hiệu lực quản lý, điều hành của Ủy
ban nhân dân các cấp và của lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, nhằm huy động sức mạnh
của toàn dân tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
3. Nâng cao tinh thần cảnh giác của cán bộ, nhân
dân trước âm mưu, hoạt động Diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch, hoạt động
của các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, đồng thời phát huy vai trò trách nhiệm của
cán bộ, nhân dân trong việc chấp hành pháp luật và trong công tác giữ gìn an
ninh, trật tự.
4. Chỉ đạo chặt chẽ, thường xuyên, liên tục, có
hiệu quả cao chương trình hành động số 26-CTr/TU gắn với thực hiện nhiệm vụ
chính trị và các phong trào cách mạng, các cuộc vận động khác ở các cấp, các
ngành, các cơ quan, đơn vị.
II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM VÀ GIẢI
PHÁP CHỦ YẾU
1. Tổ chức quán triệt chương
trình hành động số 26-CTr/TU:
Các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị kết hợp
với quán triệt chỉ thị số 09-CT/TW của Ban Bí thư về Tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới để
phổ biến cho cán bộ, nhân dân nắm chắc chương trình hành động số 26-CTr/TU, nhất
là mục tiêu, yêu cầu, các nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp chủ yếu, có liên hệ
thực tiễn ở địa phương, đơn vị, qua đó nâng cao nhận thức và tích cực tham gia
phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở các khu vực dân cư và trong các cơ
quan, đơn vị.
2. Nâng cao nhận thức và trách nhiệm
của lãnh đạo Ủy ban nhân dân các cấp và của lãnh đạo các cơ quan, đơn vị trong
công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc:
- Lãnh đạo Ủy ban nhân dân các cấp và lãnh đạo
các cơ quan, đơn vị nhận thức rõ công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ
an ninh Tổ quốc là biện pháp cơ bản, chiến lược, giữ vai trò quyết định thắng lợi
trong công tác giữ gìn an ninh, trật tự nên phải thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo
triển khai, chịu trách nhiệm về những hạn chế, yếu kém của phong trào toàn dân
bảo vệ an ninh Tổ quốc và tình hình phức tạp về an ninh, trật tự ở địa phương,
cơ quan, đơn vị.
- Định kỳ 6 tháng, 01 năm Ủy ban nhân dân các cấp
và các cơ quan, đơn vị phải tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả, sơ kết, tổng kết
công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc và đề ra kế hoạch
để tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 09-CT/TW và Chương trình hành động
số 26-CTr/TU; thường xuyên bám sát tình hình thực tiễn để kịp thời có các chủ
trương vận động nhân dân tham gia giải quyết những vấn đề phức tạp nổi lên về
an ninh, trật tự ở từng nơi.
- Lãnh đạo các cơ quan, đơn vị thường xuyên đôn
đốc cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ chiến sĩ lực lượng vũ trang tự giác
tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở cơ quan, đơn vị nơi công
tác và nơi cư trú, xem đây là một nội dung xét thi đua, khen thưởng hàng năm.
- Ủy ban nhân dân các quận - huyện thường xuyên
chỉ đạo Ủy ban nhân dân các phường - xã, thị trấn, các cơ quan, đơn vị xây dựng
phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, xem đây là một nội dung xét danh hiệu
thi đua và xét danh hiệu Gia đình văn hóa, Khu dân cư văn hóa, Ấp văn hóa, Cơ
quan, đơn vị văn hóa hàng năm.
3. Thường xuyên làm tốt công
tác tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao tinh thần cảnh giác và tích cực tham
gia xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc:
- Các địa phương, các cơ quan, đơn vị cần xác định
rõ công tác tuyên truyền, vận động nhân dân là công tác quan trọng nhất để xây
dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc nên thường xuyên quan tâm thực
hiện. Nội dung chủ yếu là phổ biến pháp luật về an ninh, trật tự; âm mưu, hoạt
động “diễn biến hòa bình”, bạo loạn, lật đổ của các thế lực thù địch; phương thức,
thủ đoạn hoạt động của các loại tội phạm, các tệ nạn xã hội; tình hình và hậu
quả của các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự giao thông, vệ sinh môi trường;
những sơ hở mất cảnh giác của nhân dân bị các loại đối tượng lợi dụng hoạt động;
đồng thời hướng dẫn nhân dân cách thức phòng ngừa, phát hiện, tố giác và đấu
tranh với các đối tượng, xây dựng ý thức sống và làm việc theo pháp luật.
- Đổi mới hình thức, biện pháp tuyên truyền phù
hợp, có hiệu quả với từng khu vực dân cư và các cơ quan, đơn vị. Cơ quan công
an chủ động cung cấp thông tin tuyên truyền cho các địa phương, cơ quan, đơn vị.
Ủy ban nhân dân các địa phương và các cơ quan, đơn vị lựa chọn, bồi dưỡng, xây
dựng đội ngũ tuyên truyền viên (kiêm nhiệm) để tuyên truyền cho cán bộ, nhân
dân. Làm tốt công tác tuyên truyền thông qua tiếp xúc với nhân dân và các cuộc
sinh hoạt của nhân dân và của các cơ quan, đơn vị; Thường xuyên tuyên truyền
trên báo chí, bản tin của quận - huyện, phường - xã, thị trấn, loa truyền
thanh, tranh cổ động và các hình thức khác; Phát huy vai trò của cán bộ các
đoàn thể, cán bộ hưu trí, người có uy tín trong tôn giáo, dân tộc, dòng họ và
trong nhân dân trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân.
4. Kiểm tra, chỉ đạo khắc phục
những hạn chế, yếu kém và có giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào
toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở cơ sở:
- Hàng năm, vào ngày 19 tháng 8 Ủy ban nhân dân
các địa phương và các cơ quan, đơn vị tổ chức tốt hoạt động ngày hội toàn dân bảo
vệ an ninh Tổ quốc (theo quyết định số 521/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2005 của
Thủ tướng Chính phủ). Nội dung chủ yếu là tuyên truyền nâng cao ý thức cảnh
giác và tinh thần trách nhiệm của công dân trong công tác giữ gìn an ninh trật
tự; biểu dương, khen thưởng các tập thể cá nhân có thành tích xuất sắc; tổ chức
cho cán bộ, nhân dân làm những công việc cụ thể để giữ gìn an ninh trật tự ở
nơi cư trú, nơi làm việc.
- Lãnh đạo Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan,
đơn vị tiến hành kiểm tra, đánh giá đúng thực chất công tác phong trào toàn dân
bảo vệ an ninh Tổ quốc ở từng phường, xã, thị trấn, cơ quan, đơn vị; làm rõ ưu
điểm, khuyết điểm, hạn chế, nguyên nhân và có các chủ trương, giải pháp để tập
trung khắc phục những hạn chế, yếu kém nhằm phát động mạnh phong trào toàn dân
bảo vệ an ninh Tổ quốc. tập trung vào các khu vực trọng điểm về tội phạm hình sự
và các tệ nạn xã hội (ma túy, mại dâm, cờ bạc), khu vực giáp ranh các tỉnh, khu
dân cư mới, khu tập trung người nhập cư tạm trú, nơi xảy ra tranh chấp khiếu kiện
đông người và đình lãn công, các khu vực trọng điểm chiến lược về an ninh chính
trị (như vùng ven biển, vùng đồng bào theo tôn giáo, vùng đồng bào dân tộc…).
- Tập trung triển khai thực hiện Quyết định số
3401/QĐ-UBND ngày 04 tháng 7 năm 2012 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành
Kế hoạch thực hiện quy định về khu dân cư, xã - phường, thị trấn, cơ quan,
doanh nghiệp, nhà trường đạt tiêu chuẩn an toàn về an ninh, trật tự trên địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh, gắn với xây dựng các khu phố, ấp, phường - xã, thị
trấn không có tệ nạn ma túy, mại dâm, không có tội phạm ẩn náu, hoạt động.
- Tiếp tục thực hiện Công văn số 3058/UBND-PCNC
ngày 30 tháng 6 năm 2010 của Ủy ban nhân dân thành phố về vận động nhân dân thu
hồi, giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; thường xuyên tuyên truyền, vận
động nhân dân phát hiện, truy bắt, vận động các đối tượng có lệnh truy nã ra đầu
thú; chấp hành nghiêm luật giao thông và tham gia phòng, chống đua xe trái
phép, chạy xe gây rối trật tự công cộng; giữ gìn trật tự vệ sinh, môi trường,
xây dựng nếp sống văn minh đô thị.
- Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan, đơn vị
tổ chức thực hiện nghiêm túc Quyết định số 6139/QĐ-UBND ngày 19 tháng 12 năm
2011 Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Nghị định
số 80/2011/NĐ-CP ngày 16 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ quy định các biện pháp
bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù. Rà
soát, đánh giá toàn bộ các đối tượng vi phạm pháp luật thuộc diện giáo dục, quản
lý ở cộng đồng dân cư và có giải pháp cụ thể (giáo dục, hỗ trợ vốn làm ăn, dạy
nghề, giải quyết việc làm…) để cảm hóa, giúp đỡ họ trở thành người có ích cho
gia đình và xã hội.
- Ủy ban nhân dân các cấp và các ngành liên quan
tổ chức kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm để tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị số
31/2006/CT-UBND ngày 09 tháng 10 năm 2006 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc
Đẩy mạnh vận động các tổ chức, tín đồ các tôn giáo tham gia phong trào quần
chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc nhằm động viên đông đảo chức sắc, tín đồ tham gia
phòng chống tội phạm, giải quyết tệ nạn xã hội và giữ gìn trật tự an toàn xã hội.
5. Tăng cường xã hội hóa công
tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc:
- Ủy ban nhân dân các cấp nghiên cứu, tổ chức
cho nhân dân ở các khu vực dân cư bàn bạc, thảo luận thống nhất đề ra các quy ước
về giữ gìn an ninh, trật tự phù hợp với nguyện vọng chính đáng của nhân dân ở từng
nơi (tổ dân phố, tổ nhân dân, hoặc khu phố, ấp, hoặc phường - xã, thị trấn) nhằm
tổ chức cho nhân dân giữ gìn tốt an ninh trật tự ở nơi cư trú.
- Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan, đơn vị
tổ chức rà soát, đánh giá hiệu quả hoạt động của các mô hình tự phòng, tự quản,
tự bảo vệ của nhân dân để củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động, đảm bảo tính
thiết thực, đồng thời nghiên cứu xây dựng những mô hình mới để tổ chức cho nhân
dân tham gia giữ gìn an ninh, trật tự ở các khu vực dân cư và các cơ quan, đơn
vị. Các mô hình tự phòng, tự quản phải xác định rõ nội dung, quy chế hoạt động,
phải được lãnh đạo Ủy ban nhân dân, cơ quan, đơn vị ra quyết định thành lập và
tạo điều kiện cần thiết cho mô hình hoạt động có hiệu quả. Trước mắt, tập trung
vào các mô hình có tính xã hội rộng rãi sau:
+ Mô hình Hộ, nhóm hộ, tổ dân phố, tổ nhân dân tự
quản về an ninh trật tự: Công an các địa phương đề xuất Ủy ban nhân dân chỉ đạo,
tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia nhằm vận động nhân dân thực hiện đúng
quy định pháp luật liên quan đến an ninh trật tự, quản lý giáo dục các thành
viên trong gia đình không vi phạm pháp luật về an ninh trật tự và tham gia giữ
gìn an ninh trật tự ở nơi cư trú.
+ mô hình 5 + 1 (5 ban, ngành, đoàn thể phối hợp
giáo dục, giúp đỡ những người vi phạm pháp luật tại cộng đồng dân cư): rà soát,
xác định số đối tượng trên địa bàn; phân công trách nhiệm cụ thể cho các ban,
ngành, đoàn thể tham gia quản lý, giáo dục đối tượng; tạo điều kiện, giới thiệu,
giải quyết việc làm cho họ tái hòa nhập cộng đồng.
+ mô hình Tổ xe ôm tự quản: Rà soát xác định những
người hành nghề chở khách bằng xe gắn máy trên địa bàn; động viên họ tham gia tổ
tự quản trong việc đón khách, không tranh giành nhau, cơ quan công an hướng dẫn
họ cảnh giác phòng chống cướp xe ôm và trực tiếp tham gia phát hiện, bắt giữ tội
phạm hoạt động trên đường phố và nơi công cộng.
+ Các mô hình tự quản ở các khu nhà trọ (công
nhân tự quản khu nhà trọ, nhà trọ sinh viên tự quản về an ninh trật tự, Câu lạc
bộ nữ chủ nhà trọ tự quản,…): Rà soát xác định các khu nhà trọ công nhân, sinh
viên; vận động các chủ nhà trọ tham gia, cam kết thực hiện các quy ước về an
ninh, trật tự; vận động công nhân, sinh viên và người ở trọ thực hiện các quy định
về tạm trú, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và giữ gìn an ninh, trật tự khu
nhà trọ.
+ Mô hình Nghiệp đoàn bốc xếp tự quản: tổ chức
rà soát những người hành nghề bốc xếp ở các chợ, bến tàu, bến xe; hướng dẫn họ
tự quản trong việc bốc xếp, không tranh giành khách và tham gia giữ gìn an ninh
trật tự, bắt giữ các loại tội phạm hoạt động ở những khu vực này.
+ Mô hình Dân phòng tự quản: tổ chức đánh giá
tình hình dân cư, tình hình an ninh trật tự trong khu phố, nếu xét thấy thực sự
cần thiết và có điều kiện thành lập thì tổ chức cho nhân dân bàn bạc, thống nhất
kinh phí đóng góp và lựa chọn nhân sự tham gia dân phòng để tuần tra canh gác,
phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội, giữ gìn an ninh trật tự ở khu dân cư.
- Ủy ban nhân dân các cấp chỉ đạo lực lượng công
an và các cơ quan, đơn vị (dịch vụ bảo vệ, tài xế taxi, Ban Quản lý các ký túc
xá, ngành giáo dục, Ban Giám đốc bến tàu, bến xe, bệnh viện…) tổ chức ký kết phối
hợp trong công tác giữ gìn an ninh, trật tự trong các lĩnh vực và địa bàn liên
quan các cơ quan, đơn vị trên.
6. tăng cường phối hợp giữa các
lực lượng trong công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc:
- Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan, đơn vị
thường xuyên gắn kết phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc với phong trào
thi đua yêu nước phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, Tăng hộ
khá, giảm hộ nghèo, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và các phong trào, các cuộc
vận động khác để vận động nhân dân tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác, đấu
tranh chống tội phạm và các tệ nạn xã hội, chấp hành pháp luật về an ninh trật
tự, giáo dục, cảm hóa, người vi phạm pháp luật tại gia đình và cộng đồng dân
cư.
- Lực lượng Công an phối hợp với Quân sự các cấp
triển khai thực hiện tốt Nghị định số 74/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 7 năm 2010 của
Chính phủ quy định về phối hợp hoạt động giữa lực lượng dân quân tự vệ với lực
lượng Công an xã - phường, thị trấn, lực lượng kiểm lâm và các lực lượng khác
trong công tác giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, trong công
tác bảo vệ rừng; Nghị định số 77/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 7 năm 2010 của Chính
phủ về phối hợp giữa Bộ công an và Bộ Quốc phòng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an
ninh quốc gia, giữ gìn trật tự xã hội và và nhiệm vụ quốc phòng; định kỳ tổ chức
giao ban, kiểm tra, sơ, tổng kết rút kinh nghiệm chỉ đạo thực hiện nhằm phối hợp
chặt chẽ, có hiệu quả giữa 02 lực lượng trong công tác an ninh, quốc phòng
trong lúc bình thường và khi có tình hình đột xuất phức tạp xảy ra.
- Lực lượng Công an, Quân sự phối hợp với Ban
Dân vận các cấp đẩy mạnh công tác dân vận trong lực lượng vũ trang (nhất là ở
cơ sở và các bộ phận quan hệ trực tiếp với nhân dân);
- Lực lượng Công an phối hợp với Ủy ban Mặt trận
Tổ quốc các cấp tiếp tục tham mưu cho các cấp ủy đảng, chính quyền lãnh đạo, chỉ
đạo triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết liên tịch số 01/2001/NQLT giữa
Bộ Công an và Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam về Đẩy mạnh phong
trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong thời kỳ mới. Tổ chức kiểm tra, đánh
giá kết quả triển khai để phát huy những thành tích, ưu điểm và khắc phục những
khuyết điểm, hạn chế nhằm làm tốt công tác tuyên truyền vận động nhân dân tham
gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
- Lực lượng Công an phối hợp với các đoàn thể
chính trị - xã hội các cấp (Hội Liên hiệp phụ nữ, Đoàn thanh niên cộng sản,
Liên đoàn Lao động, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội Người cao tuổi) tăng
cường phối hợp kiểm tra, chỉ đạo, sơ tổng kết rút kinh nghiệm để triển khai thực
hiện tốt các chương trình, kế hoạch liên tịch để tuyên truyền vận động các tầng
lớp nhân dân tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (nhất là phòng
chống tội phạm và tệ nạn xã hội).
- Lực lượng công an thường xuyên phối hợp, hướng
dẫn các cơ quan, đơn vị tuyên truyền, vận động cán bộ, công nhân viên nâng cao
cảnh giác, chống hoạt động Diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch và các
loại tội phạm, tệ nạn xã hội, bảo vệ an ninh nội bộ, bảo vệ bí mật nhà nước, bảo
vệ an toàn cơ quan, phòng cháy chữa cháy, xây dựng lực lượng bảo vệ.
7. Xây dựng, củng cố mạnh lực
lượng công an và lực lượng nòng cốt trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ
quốc và giữ gìn an ninh, trật tự ở cơ sở:
- Ủy ban nhân dân các cấp quan tâm chỉ đạo, hỗ
trợ, tạo điều kiện để xây dựng lực lượng Công an trong sạch, vững mạnh. củng cố
tổ chức, biên chế và tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, nâng cao trình độ chính trị,
pháp luật, chuyên môn nghiệp vụ cho lực lượng công an chuyên trách làm công tác
xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Tiếp tục đẩy mạnh việc học
tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, gắn với thực hiện cuộc vận động
Công an nhân dân chấp hành nghiêm điều lệnh, xây dựng nếp sống văn hóa vì nhân
dân phục vụ và phong trào HHọc tập và thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy trong công an
nhân dân tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật, ý
thức phụng sự Tổ quốc, tinh thần phục vụ nhân dân, nhằm xây dựng lực lượng công
an chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, đáp ứng yêu cầu giữ gìn an ninh,
trật tự trong tình hình mới, làm tốt chức năng tham mưu, nòng cốt trong phong
trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
- Ủy ban nhân dân các cấp, lãnh đạo các cơ quan,
doanh nghiệp tập trung rà soát, đánh giá về biên chế, tổ chức, chất lượng, hiệu
quả hoạt động của lực lượng công an xã, bảo vệ dân phố, bảo vệ cơ quan, doanh
nghiệp nhằm chỉ đạo, củng cố xây dựng các lực lượng này đủ số lượng, đảm bảo chất
lượng làm nòng cốt trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc và giữ gìn
an ninh, trật tự ở cơ sở. Xây dựng và triển khai đề án công an xã giai đoạn
2011 - 2020 để triển khai thực hiện trong toàn thành phố và từng huyện; từng bước
bố trí công an chính quy ở các xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự. Bổ
sung, bồi dưỡng nâng cao chất lượng hoạt động của lực lượng Bảo vệ dân phố. Đảm
bảo chế độ, chính sách và trang bị vũ khí, phương tiện cho lực lượng bảo vệ dân
phố và công an xã đủ sức hoàn thành nhiệm vụ. Xây dựng lực lượng bảo vệ cơ
quan, doanh nghiệp có kiến thức pháp luật, nghiệp vụ, bản lĩnh chính trị đáp ứng
yêu cầu bảo vệ nội bộ, giữ gìn trật tự an toàn cơ quan.
8. Thường xuyên chú trọng công
tác thi đua, khen thưởng và đảm bảo kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện phục
vụ công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc:
- Ủy ban nhân dân các cấp, các ban, ngành, cơ
quan, đơn vị thường xuyên chú trọng bồi dưỡng những gương người tốt, việc tốt
và các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân bảo vệ an
ninh Tổ quốc; nghiên cứu, đúc kết các điển hình để phổ biến nhân rộng trong cán
bộ, nhân dân.
- Chú trọng công tác thi đua, khen thưởng để động
viên, cổ vũ phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Làm tốt công tác xét
thi đua, khen thưởng hàng năm theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ
Công an. kịp thời khen thưởng, động viên những tập thể, cá nhân có thành tích
xuất sắc. có chính sách thỏa đáng đối với những người bị thương, hy sinh, hoặc
bị thiệt hại về tài sản khi tham gia phòng chống tội phạm và giữ gìn an ninh,
trật tự chung.
- Ủy ban nhân dân các cấp hàng năm dành ngân
sách cho công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; trang bị
phương tiện, công cụ, cơ sở vật chất và các điều kiện khác đảm bảo cho các lực
lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở hoạt động, đáp ứng yêu cầu giữ gìn an
ninh, trật tự ở địa phương trong từng thời kỳ.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Ủy ban nhân dân các quận - huyện và các cơ
quan, đơn vị xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện Chương trình hành
động số 26-CTr/TU của Ban Thường vụ Thành ủy và Kế hoạch này của Ủy ban nhân
dân thành phố về thực hiện Chỉ thị số 09-CT/TW của Ban Bí thư.
2. Ban chỉ đạo phong trào thành phố chủ trì phối
hợp với lực lượng công an thành phố giúp Ủy ban nhân dân thành phố theo dõi,
đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra các địa phương và các cơ quan, đơn vị thực hiện Kế
hoạch này.
3. Công an thành phố phối hợp sở Nội vụ, sở Tài
chính và các đơn vị liên quan rà soát các Ban chỉ đạo có nội dung liên quan đến
công tác vận động nhân dân tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, phòng chống tội phạm,
giữ gìn trật tự an toàn xã hội theo hướng tập trung thành một Ban chỉ đạo thống
nhất từ cấp thành phố đến quận - huyện, phường - xã, thị trấn.
4. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin
và Truyền thông, các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình thường xuyên
tuyên truyền việc tổ chức triển khai Chỉ thị số 09-CT/TW của Ban Bí thư, Chương
trình hành động số 26-CTr/TU của Ban Thường vụ Thành ủy, Kế hoạch này của Ủy
ban nhân dân thành phố, kết quả phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc,
tuyên truyền, vận động cán bộ, nhân dân nâng cao cảnh giác và tích cực tham gia
phòng chống âm mưu, hoạt động “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch và
các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, phê phán các hành vi vi phạm trật tự an toàn
xã hội, cổ vũ động viên những gương điển hình tiên tiến và người tốt, việc tốt
trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
5. Ủy ban nhân dân các cấp, các ban, ngành, cơ
quan, đơn vị định kỳ 6 tháng, 01 năm báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch này gửi
Ủy ban nhân dân thành phố (qua Thường trực Ban chỉ đạo phong trào toàn dân bảo
vệ an ninh tổ quốc thành phố - Công an thành phố)./.
Nơi nhận:
- Bộ Công an;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND. TP;
- TTUB: CT, các PCT;
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP;
- Các Đoàn thể thành phố;
- Thủ trưởng sở, ban, ngành thành phố;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận - huyện;
- Các thành viên Ban chỉ đạo phong trào
Toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc TP;
- VPUB: CVP, PVP/PCNC;
- Các Phòng CV; PCNC (2b);
- Lưu:VT, (NC-K) H.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Minh Trí
|