Kế hoạch 3849/KH-SGDĐT năm 2021 về xây dựng và nhân rộng điển hình tiên tiến Ngành Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2021-2025 do Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Số hiệu | 3849/KH-SGDĐT |
Ngày ban hành | 29/12/2021 |
Ngày có hiệu lực | 29/12/2021 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh |
Người ký | Nguyễn Văn Hiếu |
Lĩnh vực | Giáo dục |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3849/KH-SGDĐT |
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 12 năm 2021 |
XÂY DỰNG VÀ NHÂN RỘNG ĐIỂN HÌNH TIÊN TIẾN NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
Thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 07 tháng 4 năm 2014 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác thi đua, khen thưởng; Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và Chỉ thị số 25-CT/TU ngày 12 tháng 8 năm 2014 của Ban Thường vụ Thành ủy về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng.
Căn cứ Kế hoạch số 4257/KH-UBND ngày 16 tháng 12 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố về Kế hoạch xây dựng và nhân rộng điển hình tiên tiến trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2025.
Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng và nhân rộng điển hình tiên tiến ngành Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2021 - 2025 với các nội dung như sau:
1. Mục đích:
Nhằm nâng cao nhận thức của công chức, viên chức và người lao động trong ngành Giáo dục và Đào tạo về vị trí, vai trò, ý nghĩa của việc xây dựng và nhân rộng điển hình tiên tiến trong các phong trào thi đua yêu nước; cổ vũ, động viên các tập thể, cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao; xây dựng đơn vị vững mạnh, góp phần thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị của Ngành và của Thành phố.
Tuyên truyền, giáo dục lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, truyền thống thi đua yêu nước gắn với việc thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Xây dựng, nêu gương những điển hình tiên tiến có thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong phong trào thi đua để biểu dương, khen thưởng kịp thời và phổ biến, tuyên truyền, nhân rộng tạo sự lan tỏa trong toàn Ngành Giáo dục và Đào tạo.
Thông qua việc phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân rộng điển hình tiên tiến nhằm rút ra các bài học kinh nghiệm trong triển khai, tổ chức phong trào thi đua và công tác khen thưởng, kinh nghiệm, phương pháp sáng tạo trong xây dựng và nhân rộng các điển hình tiên tiến.
2. Yêu cầu:
- Công tác xây dựng, nhân rộng điển hình tiên tiến phải gắn với các phong trào thi đua của Ngành, có kế hoạch, tiêu chí rõ ràng; tổ chức sơ kết, tổng kết phong trào thi đua gắn với biểu dương, tôn vinh kịp thời nhằm tạo sức lan tỏa, tác động tích cực đối với đơn vị và cộng đồng xã hội.
- Các đơn vị lựa chọn, xây dựng điển hình tiên tiến tiêu biểu, đồng thời tạo điều kiện để gương điển hình tiên tiến tỏa sáng, phát triển nhằm cổ vũ, động viên, khơi dậy tinh thần thi đua, sáng tạo trong xã hội. Việc lựa chọn điển hình phải có tính tiêu biểu, nhưng đồng thời phù hợp với đặc điểm, tính chất, nhiệm vụ của từng đơn vị để mọi người có thể học tập, làm theo.
II. NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG, TIÊU CHÍ XÂY DỰNG VÀ NHÂN RỘNG ĐIỂN HÌNH TIÊN TIẾN:
1. Nội dung:
- Thông qua quá trình tổ chức, triển khai và thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động của Trung ương, Thành phố và Ngành, phát hiện, lựa chọn những mô hình, gương điển hình tiên tiến là những tập thể, cá nhân, có thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong học tập, công tác; là nhân tố tích cực, dẫn đầu trong các phong trào thi đua, gương mẫu chấp hành chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước gắn với việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao; có tinh thần tương thân tương ái; tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện, góp phần thực hiện tốt công tác an sinh xã hội trên địa bàn Thành phố...
- Coi trọng và quan tâm thường xuyên đến việc xây dựng điển hình tiên tiến; tạo điều kiện về tinh thần, vật chất, cơ chế chính sách và môi trường thuận lợi để các tập thể, cá nhân điển hình thực hiện và thể hiện vai trò của mình.
- Xây dựng các tiêu chí điển hình tiên tiến của tập thể và cá nhân phù hợp với đặc điểm, tính chất, nhiệm vụ của từng đơn vị. Xác định rõ tiêu chí điển hình tiên tiến toàn diện và điển hình tiên tiến trên một số mặt công tác; lồng ghép nội dung, tiêu chí xây dựng điển hình tiên tiến của các cuộc vận động, các phong trào thi đua và hướng vào thực hiện nhiệm vụ chính trị trọng tâm của đơn vị.
- Thường xuyên kiểm tra, đánh giá tác dụng, tính hiệu quả, xác định khả năng phát triển của từng mô hình, việc ảnh hưởng của các điển hình ở mỗi đơn vị, từ đó rút kinh nghiệm để điều chỉnh và bổ sung hoàn thiện. Phát hiện những khó khăn, thiếu sót, kịp thời có biện pháp giúp đỡ điển hình tiên tiến phấn đấu, rèn luyện, tiếp tục duy trì thành tích và phát huy hiệu quả.
- Định kỳ sơ kết, đánh giá kết quả của các điển hình trong mỗi giai đoạn, để kịp thời rút kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo, đồng thời lựa chọn những mô hình thật sự xuất sắc tiêu biểu, tổ chức tôn vinh, khen thưởng và nhân rộng các mô hình trong phạm vi toàn đơn vị và trong toàn ngành.
- Tuyên truyền sâu rộng, kịp thời, có hiệu quả những nhân tố mới, điển hình tiên tiến. Tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức và biện pháp tuyên truyền, nhân rộng điển hình tiên tiến theo hướng thiết thực, phù hợp với thực tiễn của đơn vị và yêu cầu nhiệm vụ chính trị mới.
2. Đối tượng:
Các tập thể, cá nhân tiêu biểu là những nhân tố mới, những điển hình xuất sắc, tiêu biểu trong các phong trào thi đua; được tập thể thừa nhận, suy tôn; có tác dụng cổ vũ, lôi cuốn, nêu gương.
3. Tiêu chí xây dựng:
3.1 Đối với tập thể: là điển hình tiên tiến về chất lượng Giáo dục và Đào tạo được biểu dương, khen thưởng là tập thể có thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong số những tập thể đạt các tiêu chuẩn sau đây:
- Cơ sở vật chất sạch sẽ, khang trang, không ngừng được nâng cấp, có sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, giải pháp công tác, áp dụng công nghệ mới để nâng cao chất lượng, hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ; tập thể đoàn kết, tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua do các cấp phát động, Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý có năng lực, tận tâm với nghề, đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của xã hội, thực sự là môi trường thân thiện, học sinh tích cực; tổ chức Đảng, đoàn thể vững mạnh, hoàn thành tốt nhiệm vụ, Đơn vị được đánh giá xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
- Tạo được sự chuyển biến rõ nét, hiệu quả nổi trội trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, nhiệm vụ chính trị thông qua phong trào thi đua yêu nước.
- Chăm lo đời sống của thành viên trong tập thể và tích cực tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện.