Kế hoạch 3773/KH-UBND năm 2017 thực hiện Chương trình hành động quốc gia của Việt Nam về đăng ký và thống kê hộ tịch giai đoạn 2017-2024 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa

Số hiệu 3773/KH-UBND
Ngày ban hành 09/05/2017
Ngày có hiệu lực 09/05/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Khánh Hòa
Người ký Nguyễn Đắc Tài
Lĩnh vực Quyền dân sự,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3773/KH-UBND

Khánh Hòa, ngày 09 tháng 5 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA CỦA VIỆT NAM VỀ ĐĂNG KÝ VÀ THỐNG KÊ HỘ TỊCH GIAI ĐOẠN 2017 - 2024 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA

Thực hiện Quyết định số 101/QĐ-TTg ngày 23/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia của Việt Nam về đăng ký và thống kê hộ tịch giai đoạn 2017 - 2024 (sau đây gọi tắt là Chương trình), văn bản số 620/BTP-HTQTCT ngày 28/02/2017 của Bộ Tư pháp về việc triển khai thực hiện Chương trình hành động quốc gia của Việt Nam về đăng ký và thống kê hộ tịch giai đoạn 2017 - 2024; xét đề nghị của Sở Tư pháp tại văn bản số 545/STP-HCTP ngày 18/4/2017, UBND tỉnh Khánh Hòa ban hành kế hoạch triển khai thực hiện với các nội dung sau đây:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mc đích

- Xác định cụ thể các nội dung công việc của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc triển khai thực hiện Chương trình, bảo đảm tính kịp thời, đồng bộ, thống nhất và hiệu quả;

- Bảo đảm các sự kiện hộ tịch của công dân Việt Nam, người nước ngoài thuộc thẩm quyền giải quyết của tỉnh Khánh Hòa được đăng ký kịp thời, đầy đủ, chính xác, đúng quy định; nâng cao tỷ lệ đăng ký hộ tịch, tập trung vào tỷ lệ đăng ký khai sinh, đăng ký khai tử; bảo đảm mọi người dân đều được cấp giấy tờ hộ tịch có đầy đủ nội dung, phù hợp với thông lệ quốc tế; số liệu đăng ký hộ tịch được thống kê chính xác, có các chỉ tiêu cơ bản theo thông lệ quốc tế, được công bố công khai, minh bạch, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước và nhu cầu của tổ chức, cá nhân theo quy định pháp luật.

2. Yêu cầu

- Bám sát nội dung và giải pháp thực hiện của Chương trình nhằm đạt các mục tiêu cụ thể đã đề ra về: đăng ký khai sinh; đăng ký khai tử và xác định nguyên nhân tử vong; kết hôn, ly hôn; nuôi con nuôi; thống kê và công bsố liệu đăng ký hộ tịch;

- Xác định nội dung công việc gắn với trách nhiệm và phát huy vai trò chủ động, tích cực, bảo đảm sự phối hợp thường xuyên, chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc triển khai thực hiện, bảo đảm hoạt động đăng ký, thống kê hộ tịch chất lượng, hiệu quả, số liệu thống kê thống nhất, chính xác;

- Việc triển khai phải bảo đảm đúng quy định của pháp luật; chú trọng công tác chỉ đạo, hướng dẫn, giải quyết kịp thời các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện.

II. NỘI DUNG

1. Chỉ đạo tổ chức triển khai, đôn đốc các cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện Chương trình và báo cáo kết quả thực hiện; giải quyết các vướng mắc phát sinh theo thẩm quyền.

2. Thực hiện tuyên truyền, phổ biến pháp luật nhằm nâng cao nhận thức của người dân về quyền, trách nhiệm đăng ký hộ tịch; nâng cao nhận thức của cơ quan, tổ chức, xã hội về ý nghĩa, vai trò của đăng ký, thống kê hộ tịch.

3. Đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực đội ngũ công chức làm công tác đăng ký, thống kê hộ tịch, bảo đảm tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng bổ trợ.

4. Nâng cao hiệu quả công tác xác định nguyên nhân tử vong, cấp chứng nhận tử vong của cơ quan y tế, kể cả các trường hợp tử vong ngoài cơ sở y tế; nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ y tế thực hiện việc cấp giấy chứng sinh, chứng tử, thu thập và cung cấp dữ liệu sinh, tử.

5. Cải thiện cơ sở vật chất, kỹ thuật, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác đăng ký, thống kê hộ tịch và công tác thu thập, thống kê dữ liệu sinh, tử của các cơ sở y tế; bảo đảm kết nối, cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời giữa ngành Y tế và ngành Tư pháp.

6. Thu thập chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin thống kê hộ tịch, đáp ứng được yêu cầu quản lý của Nhà nước và nhu cầu sử dụng của tổ chức, cá nhân.

7. Rà soát, thống kê tỷ lệ đăng ký khai sinh, tỷ lệ đăng ký khai tử hàng năm, bảo đảm công bố công khai, đầy đủ, chính xác, kịp thời; thực hiện khai thác, sử dụng các số liệu thống kê đã được công bố theo đúng quy định; phối hợp liên ngành, kiểm tra thường xuyên, bảo đảm số liệu thống kê đầy đủ, chính xác.

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Thành lập Ban Chỉ đạo của tỉnh để điều phối, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện Chương trình. Ban Chỉ đạo gồm:

- Trưởng ban: Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh;

- Phó Trưởng ban thường trực: Giám đốc Sở Tư pháp;

- Phó Trưởng ban: Đại diện lãnh đạo Sở Y tế;

- Thành viên: Đại diện lãnh đạo các sở, ngành có liên quan (Văn phòng UBND, Tài chính, Thống kê, Lao động, Thương binh và xã hội, Công an, Ngoại vụ...), lãnh đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố.

2. Tăng cường sư chỉ đo thống nhất của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với công tác đăng ký, thống kê hộ tịch; tiếp tục thực hiện Kế hoạch triển khai thi hành Luật hộ tịch; thường xuyên kiểm tra, khảo sát, đánh giá, tháo gỡ vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Luật hộ tịch và các văn bản quy định chi tiết thi hành.

3. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực làm công tác đăng ký và quản lý hộ tịch, tập trung nguồn lực đxây dựng, triển khai Đề án Cơ sở dữ liu htịch điện tử toàn quốc.

4. Tăng cường phối hợp giữa các các cấp, các ngành trong việc triển khai thực hiện Chương trình.

[...]