Kế hoạch 3769/KH-UBND về tổ chức Giải thưởng Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh năm 2016
Số hiệu | 3769/KH-UBND |
Ngày ban hành | 19/07/2016 |
Ngày có hiệu lực | 19/07/2016 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Thành phố Hồ Chí Minh |
Người ký | Lê Văn Khoa |
Lĩnh vực | Tài nguyên - Môi trường |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3769/KH-UBND |
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 7 năm 2016 |
TỔ CHỨC GIẢI THƯỞNG MÔI TRƯỜNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2016
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường năm 2014;
Căn cứ Thông tư số 62/2015/TT-BTNMT ngày 16 tháng 12 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Giải thưởng Môi trường Việt Nam;
Căn cứ Quyết định số 615/QĐ-UBND ngày 12 tháng 02 năm 2014 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Quy định Giải thưởng Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh;
Ủy ban nhân dân thành phố ban hành kế hoạch tổ chức Giải thưởng Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh năm 2016 như sau:
Giải thưởng Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh năm 2016 được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường và thực hiện chính sách của nhà nước về bảo vệ môi trường là ghi nhận, tôn vinh các cá nhân và tập thể có đóng góp tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường như quy định tại Khoản 10 Điều 5 của Luật Bảo vệ môi trường 2014;
Đồng thời, Giải thưởng là cơ sở để giới thiệu các cá nhân và tập thể tham gia Giải thưởng Môi trường Việt Nam năm 2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
II. CÁC QUY ĐỊNH VỀ GIẢI THƯỞNG
Tên gọi của giải thưởng là “Giải thưởng Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh năm 2016” (sau đây gọi tắt là Giải thưởng).
2. Lĩnh vực xét tặng Giải thưởng, gồm 06 nhóm:
a) Quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường;
b) Giáo dục, đào tạo, truyền thông; tham vấn, tư vấn, phản biện, giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường;
c) Nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào lĩnh vực bảo vệ môi trường;
d) Phòng ngừa, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường, khắc phục sự cố, xử lý ô nhiễm, phục hồi và cải thiện môi trường.
đ) Bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học và an toàn sinh học.
e) Thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu.
3. Đối tượng và cơ cấu Giải thưởng:
a) Đối tượng: Giải thưởng áp dụng đối với các tập thể, cá nhân và cộng đồng có thành tích xuất sắc trong hoạt động bảo vệ môi trường trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó:
- Cá nhân: Là công dân Việt Nam hoặc công dân nước ngoài có năng lực hành vi dân sự, không trong thời gian bị tạm giam hoặc thi hành án theo quy định của pháp luật đang sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh.
- Tập thể gồm cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp trong nước và các tổ chức của nước ngoài có tư cách pháp nhân, hoạt động hợp pháp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Tập thể được chia làm 02 nhóm đối tượng.
+ Đối tượng 1: các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ.
+ Đối tượng 2: các tổ chức còn lại (Sở ngành, đoàn thể, tổ chức, khu dân cư, viện, trường học...).
- Cộng đồng: gồm nhóm dân cư sinh sống trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
b) Số lượng, cơ cấu giải thưởng:
Số lượng Giải thưởng Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh năm 2016 không vượt quá 50 giải cho 03 loại giải thưởng cá nhân, tập thể và cộng đồng thuộc các lĩnh vực xét tặng.
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3769/KH-UBND |
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 7 năm 2016 |
TỔ CHỨC GIẢI THƯỞNG MÔI TRƯỜNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2016
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường năm 2014;
Căn cứ Thông tư số 62/2015/TT-BTNMT ngày 16 tháng 12 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Giải thưởng Môi trường Việt Nam;
Căn cứ Quyết định số 615/QĐ-UBND ngày 12 tháng 02 năm 2014 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Quy định Giải thưởng Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh;
Ủy ban nhân dân thành phố ban hành kế hoạch tổ chức Giải thưởng Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh năm 2016 như sau:
Giải thưởng Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh năm 2016 được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường và thực hiện chính sách của nhà nước về bảo vệ môi trường là ghi nhận, tôn vinh các cá nhân và tập thể có đóng góp tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường như quy định tại Khoản 10 Điều 5 của Luật Bảo vệ môi trường 2014;
Đồng thời, Giải thưởng là cơ sở để giới thiệu các cá nhân và tập thể tham gia Giải thưởng Môi trường Việt Nam năm 2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
II. CÁC QUY ĐỊNH VỀ GIẢI THƯỞNG
Tên gọi của giải thưởng là “Giải thưởng Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh năm 2016” (sau đây gọi tắt là Giải thưởng).
2. Lĩnh vực xét tặng Giải thưởng, gồm 06 nhóm:
a) Quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường;
b) Giáo dục, đào tạo, truyền thông; tham vấn, tư vấn, phản biện, giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường;
c) Nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào lĩnh vực bảo vệ môi trường;
d) Phòng ngừa, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường, khắc phục sự cố, xử lý ô nhiễm, phục hồi và cải thiện môi trường.
đ) Bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học và an toàn sinh học.
e) Thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu.
3. Đối tượng và cơ cấu Giải thưởng:
a) Đối tượng: Giải thưởng áp dụng đối với các tập thể, cá nhân và cộng đồng có thành tích xuất sắc trong hoạt động bảo vệ môi trường trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó:
- Cá nhân: Là công dân Việt Nam hoặc công dân nước ngoài có năng lực hành vi dân sự, không trong thời gian bị tạm giam hoặc thi hành án theo quy định của pháp luật đang sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh.
- Tập thể gồm cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp trong nước và các tổ chức của nước ngoài có tư cách pháp nhân, hoạt động hợp pháp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Tập thể được chia làm 02 nhóm đối tượng.
+ Đối tượng 1: các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ.
+ Đối tượng 2: các tổ chức còn lại (Sở ngành, đoàn thể, tổ chức, khu dân cư, viện, trường học...).
- Cộng đồng: gồm nhóm dân cư sinh sống trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
b) Số lượng, cơ cấu giải thưởng:
Số lượng Giải thưởng Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh năm 2016 không vượt quá 50 giải cho 03 loại giải thưởng cá nhân, tập thể và cộng đồng thuộc các lĩnh vực xét tặng.
Cơ cấu giải thưởng cụ thể cho 03 loại và các nhóm lĩnh vực xét tặng do Hội đồng xét tặng giải thưởng đề nghị trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quyết định.
4. Nguyên tắc xét tặng Giải thưởng
a) Việc xét tặng Giải thưởng phải được thực hiện đúng đối tượng, điều kiện, quy trình xét tặng, đảm bảo chính xác, công khai, dân chủ, khách quan.
b) Giải thưởng ghi nhận và tôn vinh những cá nhân, tập thể và cộng đồng có đóng góp xứng đáng cho sự nghiệp bảo vệ môi trường.
c) Giải thưởng Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh được xét tặng và công bố 02 năm một lần và Giải thưởng có giá trị trong thời gian 04 năm. Giải thưởng năm 2016 không xét tặng cho tập thể, cá nhân đã được trao tặng Giải thưởng Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh năm 2014. Tập thể, cá nhân đã được trao tặng Giải thưởng năm 2014 sẽ có quyền đăng ký tham gia xét chọn lại Giải thưởng Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2018.
d) Trong kì xét tặng Giải thưởng năm 2016, mỗi cơ quan, đơn vị chỉ được trao tặng 1 Giải thưởng (tập thể hoặc cá nhân).
5. Quyền và nghĩa vụ của tập thể, cá nhân và cộng đồng đạt giải:
a) Tập thể, cá nhân và cộng đồng đạt giải được nhận Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố kèm theo tiền thưởng và biểu trưng của Giải thưởng. Kinh phí khen thưởng tặng Bằng khen cho mỗi tập thể, cá nhân áp dụng theo quy định hiện hành (Bằng khen và kinh phí khen thưởng cho cộng đồng áp dụng như đối với tập thể);
b) Giải thưởng có giá trị trong thời gian 04 năm, sau thời gian 04 năm các tập thể, cá nhân và cộng đồng này có quyền đăng ký tham gia xét chọn lại;
c) Tập thể, cá nhân và cộng đồng đạt giải được phép thông báo, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc các hình thức giới thiệu khác;
d) Được khai thác và sử dụng logo, biểu trưng của Giải thưởng trên sản phẩm, ấn phẩm của tập thể, cá nhân và cộng đồng trong thời gian giá trị pháp lý của giải thưởng, được hưởng các chế độ ưu đãi khác theo quy định của pháp luật;
đ) Các tập thể, cá nhân và cộng đồng đạt Giải thưởng Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh năm 2016 được giới thiệu tham gia Giải thưởng Môi trường Việt Nam năm 2017 của Bộ tài nguyên và Môi trường (nếu không vi phạm các quy định pháp luật hiện hành tính từ thời gian đã được xét tặng);
e) Nghiêm cấm hành vi mua bán, cho thuê, cho mượn, tặng lại Giải thưởng, trừ việc đưa vào phòng truyền thống của đơn vị mà tập thể, cá nhân được trao giải là thành viên.
6. Điều kiện xét tặng Giải thưởng:
a) Đối với tập thể:
- Đã hoạt động, sản xuất, kinh doanh liên tục trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, không vi phạm các quy định của Luật Bảo vệ môi trường và các quy định pháp luật khác của Việt Nam trong thời gian ít nhất 03 năm, tính đến thời điểm đăng ký xét tặng Giải thưởng;
- Tự nguyện đăng ký hoặc được một cơ quan, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp giới thiệu tham gia xét tặng Giải thưởng;
- Có thành tích xuất sắc trong bảo vệ môi trường, giải quyết thành công ít nhất một vấn đề môi trường đặc thù hoặc thúc đẩy tiến bộ trong hoạt động bảo vệ môi trường hoặc xây dựng được các mô hình mới, hiệu quả thuộc một trong các lĩnh vực xét tặng Giải thưởng.
b) Đối với cá nhân:
- Không vi phạm các quy định của Luật Bảo vệ môi trường và các quy định pháp luật khác của Việt Nam trong thời gian ít nhất 02 năm, tính đến thời điểm đăng ký xét tặng Giải thưởng;.
- Tự nguyện đăng ký hoặc được một cơ quan, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp giới thiệu tham gia xét tặng Giải thưởng;
- Có thành tích xuất sắc trong lĩnh vực bảo vệ môi trường hoặc thực hiện được các mô hình hiệu quả tiêu biểu thuộc một trong các lĩnh vực xét tặng Giải thưởng.
7. Tiêu chí và thang điểm xét tặng Giải thưởng:
Tiêu chí và thang điểm đánh giá đối với các tập thể và cá nhân tham gia giải thưởng được quy định cụ thể tại Phụ lục đính kèm Kế hoạch này.
a) Đối với tập thể:
- Đóng góp đối với sự nghiệp bảo vệ môi trường: tối đa là 45 điểm;
- Tính hiệu quả về kinh tế, xã hội: tối đa 30 điểm;
- Quy mô và phạm vi ảnh hưởng: tối đa 15 điểm;
- Tính liên tục và thời gian tác động: tối đa 10 điểm;
b) Đối với cá nhân và cộng đồng:
- Đóng góp đối với sự nghiệp bảo vệ môi trường: tối đa là 45 điểm;
- Tính hiệu quả về kinh tế, xã hội: tối đa 30 điểm;
- Tính điển hình và ảnh hưởng đối với cộng đồng: tối đa 15 điểm;
- Tính sáng tạo: tối đa 10 điểm;
Tiêu chí và thang điểm đánh giá đối với các tập thể, cá nhân và cộng đồng tham gia giải thưởng được quy định cụ thể tại Phụ lục đính kèm Kế hoạch này.
8. Hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng:
Hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng gồm:
a) 01 Bản đăng ký tham dự giải thưởng của tập thể, cá nhân, cộng đồng (theo mẫu đính kèm).
b) 02 ảnh (cỡ 4x6 cm) của cá nhân, biểu tượng (logo) của tập thể (nếu có).
c) 05 bộ báo cáo thành tích của tập thể, cá nhân, cộng đồng.
Nội dung của báo cáo thành tích gồm có:
- Phần nội dung chính (theo mẫu đính kèm) bao gồm: Các thông tin về tập thể, cá nhân; lĩnh vực đăng ký tham gia xét tặng giải thưởng môi trường; những thành tích và những đóng góp đối với sự nghiệp bảo vệ môi trường.
- Phần phụ lục kèm theo: Các tài liệu, ảnh, đĩa hình... chứng minh thành tích xuất sắc của cá nhân, tập thể và kết quả áp dụng trong thực tiễn thuộc các lĩnh vực xét tặng giải thưởng (nếu có).
Đối với tập thể là doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thì phụ lục hồ sơ đính kèm thêm:
+ Bản sao quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường.
+ Hoặc bản sao quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường hoặc giấy xác nhận đăng ký đề án bảo vệ môi trường.
+ Hoặc giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường hoặc thông báo đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường.
+ Các văn bản khác chứng minh việc tuân thủ luật pháp về bảo vệ môi trường.
Tập thể, cá nhân, cộng đồng phải chịu trách nhiệm về nhũng thông tin và kết quả được cung cấp trong hồ sơ.
9. Thời gian và địa điểm tiếp nhận hồ sơ:
a) Thời gian tiếp nhận hồ sơ của các cá nhân và tập thể đăng ký tham gia xét tặng Giải thưởng: từ ngày phát động giải thưởng đến hết ngày 15 tháng 9 năm 2016 (tính theo dấu bưu điện đối với các hồ sơ gửi qua đường bưu điện).
b) Địa điểm tiếp nhận: Chi cục Bảo vệ môi trường. Địa chỉ: 227 Đồng Khởi, phường Bến Nghé, Quận 1. Điện thoại: 08.38279669 - 13. Fax: 08.38224551
10. Quy trình xét và Quyết định tặng Giải thưởng:
Cơ quan thường trực giải thưởng là Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường yêu cầu tập thể, cá nhân, cộng đồng bổ sung, hoàn chỉnh trong thời gian 15 ngày kể từ thời điểm nhận hồ sơ.
Sở Tài nguyên và Môi trường thành lập và tổ chức Hội đồng xét tặng Giải thưởng. Xét tặng Giải thưởng được tổ chức qua 02 vòng:
a) Vòng 1: Chấm điểm hồ sơ.
Hội đồng chia thành các tiểu ban theo nhóm lĩnh vực xét tặng Giải thưởng, Chủ tịch Hội đồng quyết định thành lập các tiểu ban và phân hồ sơ cho các tiểu ban. Các thành viên trong tiểu ban tiếp nhận hồ sơ, tiến hành đánh giá và chấm điểm từng hồ sơ theo tiêu chí và thang điểm đã quy định. Thư ký Hội đồng tổng hợp, lập danh sách hồ sơ có số điểm trung bình đạt từ 50 điểm trở lên để trình Hội đồng xét tiếp vòng 2.
Mức chênh lệch số điểm chấm giữa các thành viên Hội đồng cho cùng một hồ sơ không được quá 20 điểm. Trường hợp hồ sơ có mức chênh lệch số điểm giữa các thành viên Hội đồng trên 20 điểm, Hội đồng thảo luận và thông qua phương án tính điểm trung bình bằng hình thức biểu quyết.
b) Vòng 2: Thẩm định hồ sơ.
Cơ quan thường trực giải thưởng là Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành rà soát việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường của các cá nhân và tập thể có hồ sơ được chọn xét tiếp ở vòng 2. Hội đồng xét tặng tiến hành thẩm định thực tế các hồ sơ đảm bảo tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường. Các thành viên Hội đồng tham gia khảo sát thực địa, thẩm định và đánh giá thực tế hồ sơ. Thư ký Hội đồng tổng hợp các ý kiến đánh giá, báo cáo Hội đồng xét tặng ở vòng 3.
c) Vòng 3: Xếp thứ hạng hồ sơ và lập danh sách đề nghị xét tặng Giải thưởng.
Các hồ sơ sau khi được thẩm định thực tế được đưa ra Hội đồng thẩm định sau cùng. Các thành viên Hội đồng một lần nữa sẽ đánh giá, thảo luận và nhận xét từng hồ sơ theo tiêu chí, thang điểm quy định và kết quả thẩm định thực tế. Hội đồng thống nhất cơ cấu và xếp thứ hạng các hồ sơ dựa trên tình hình thực tế, lập danh sách đề nghị xét tặng Giải thưởng Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh năm 2016 cho các cá nhân và tập thể được chọn.
Trên cơ sở danh sách do Hội đồng xét tặng đề xuất, Cơ quan thường trực giải thưởng là Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Ban Thi đua - Khen thưởng lập hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định.
a) Căn cứ vào mức độ vi phạm của tập thể, cá nhân và cộng đồng có thể thu hồi Giải thưởng đã trao tặng trong các trường hợp sau:
- Khi phát hiện tập thể, cá nhân và cộng đồng không trung thực trong việc lập hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng thì hủy bỏ quyết định tặng Giải thưởng bị thu hồi toàn bộ hiện vật, tiền thưởng và không được hưởng các quyền lợi sau khi được tặng Giải thưởng, nếu gây thiệt hại sẽ phải bồi thường theo quy định.
- Các tập thể, cá nhân và cộng đồng kể từ thời điểm được trao Giải thưởng vi phạm các quy định của pháp luật làm ảnh hưởng đến hình ảnh và uy tín của Giải thưởng.
b) Cơ quan chủ trì và Hội đồng xét chọn giải thưởng có thể đề nghị Ủy ban nhân dân thành phố xem xét thu hồi Giải thưởng; căn cứ vào kết quả họp Hội đồng, lập danh sách các cá nhân, tổ chức đề nghị thu hồi Giải thưởng trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định.
c) Việc thu hồi Giải thưởng được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Việc tổ chức Giải thưởng Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh năm 2016 bao gồm các nội dung sau:
1. Tổ chức các hoạt động phát động, thông tin, tuyên truyền, phổ biến về Giải thưởng:
a) Đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài phát thanh, đài truyền hình, các trang mạng...;
b) Thực hiện băng rôn, phướn tuyên truyền, treo tại các khu vực trung tâm và các tuyến đường chính của thành phố. Thực hiện poster giới thiệu Giải thưởng, dán ở các Sở ngành, Ủy ban nhân dân các quận - huyện, trường đại học...
c) Thực hiện phim phóng sự về quá trình tổ chức giải thưởng và các tập thể, cá nhân điển hình.
2. Hướng dẫn các tập thể, cá nhân đăng ký hồ sơ tham gia giải thưởng và tổ chức tiếp nhận các hồ sơ đăng ký tham gia.
3. Tổ chức thẩm định, xét chọn các hồ sơ đăng ký tham gia: kiểm tra nội dung các hồ sơ tham dự giải thưởng và sàng lọc các hồ sơ đạt yêu cầu; Tổ chức khảo sát thực địa và thẩm định các hồ sơ cần thiết, kiểm chứng thông tin nếu cân; Báo cáo tổng hợp kết quả chọn lọc, đánh giá, thẩm định các hồ sơ; Tổ chức hội đồng tư vấn xét chọn giải thưởng.
4. Tổ chức lễ trao giải thưởng cho các cá nhân và tập thể đạt giải.
1. Tổ chức các hoạt động phát động, thông tin, tuyên truyền, phổ biến về Giải thưởng: trong suốt thời gian diễn ra giải thưởng, cần tập trung vào thời gian phát động giải thưởng từ tháng 7 đến tháng 9 năm 2016.
2. Hướng dẫn các tập thể, cá nhân đăng ký hồ sơ tham gia và tiếp nhận hồ sơ tham gia giải thưởng: tháng 7 đến tháng 9 năm 2016.
3. Tổ chức thẩm định, xét chọn các hồ sơ đăng ký tham gia: tháng 9 đến tháng 11 năm 2016.
4. Tổ chức lễ trao Giải thưởng cho các cá nhân và tập thể đạt giải: tháng 12 năm 2016.
1. Ban Chỉ đạo Giải thưởng:
Ban Chỉ đạo Giải thưởng Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh năm 2016 gồm có thành phần như sau:
1- Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố, Trưởng ban;
2- Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Phó Trưởng ban thường trực;
3- Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng thành phố, Phó Trưởng ban;
4- Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh, Phó Trưởng ban;
5- Tổng biên tập Báo Sài Gòn Giải phóng, Thành viên;
6- Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Thành viên;
7- Giám đốc Sở Công Thương, Thành viên;
8- Giám đốc Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh, Thành viên;
9- Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, Thành viên;
10- Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Thành viên;
11- Trưởng ban Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp, Thành viên;
12- Trưởng ban Ban Quản lý Khu Công nghệ cao, Thành viên;
13- Giám đốc Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Thành viên.
2. Tổ Giúp việc Ban Chỉ đạo Giải thưởng
Tổ Giúp việc Ban Chỉ đạo (Ban Tổ chức) Giải thưởng Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh năm 2016 gồm có thành phần như sau:
1- Đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường, Trưởng ban;
2- Đại diện Ban Thi đua - Khen thưởng thành phố, Phó Trưởng ban;
3- Đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh, Phó Trưởng ban;
4- Đại diện Báo Sài Gòn Giải phóng, Thành viên;
5- Đại diện Sở Khoa học và Công nghệ, Thành viên;
6- Đại diện Sở Công Thương, Thành viên;
7- Đại diện Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh, Thành viên;
8- Đại diện Sở Thông tin và Truyền thông, Thành viên;
9- Đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo, Thành viên;
10- Đại diện Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Thành viên;
11- Đại diện Ủy ban nhân dân 24 quận - huyện, Thành viên;
12- Đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp, Thành viên;
13- Đại diện Ban Quản lý Khu Công nghệ cao, Thành viên;
14- Đại diện Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường, Thành viên;
15- Đại diện Chi cục Bảo vệ môi trường, Thành viên.
3. Phân công thực hiện:
a) Giao Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chủ trì tổ chức giải thưởng. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:
- Chủ trì tổ chức các cuộc họp Ban Chỉ đạo, thành lập Tổ Giúp việc Ban Chỉ đạo Giải thưởng và Hội đồng xét tặng Giải thưởng Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh năm 2016.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan hướng dẫn các tập thể, cá nhân đăng ký hồ sơ tham gia Giải thưởng và tổ chức tiếp nhận các hồ sơ đăng ký tham gia; tổ chức thẩm định, xét chọn các hồ sơ đăng ký tham gia và tổ chức lễ trao giải thưởng.
- Phối hợp với Báo Sài Gòn Giải Phóng thực hiện các hoạt động phát động, thông tin, tuyên truyền, phổ biến về Giải thưởng.
b) Giao Ban Thi đua - Khen thưởng thành phố trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố ban hành quyết định khen thưởng cho các tập thể và cá nhân, cộng đồng dựa trên kết quả thẩm định và chấm điểm của Hội đồng xét tặng giải thưởng.
c) Giao Báo Sài Gòn Giải phóng chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức các hoạt động phát động, thông tin, tuyên truyền, phổ biến về Giải thưởng và phối hợp thực hiện hướng dẫn các tập thể, cá nhân đăng ký hồ sơ tham gia Giải thưởng, vận động nguồn xã hội hóa thực hiện việc quảng bá giải thưởng, treo băng rộn, phướn ở các khu vực trung tâm và các tuyến đường chính của thành phố.
d) Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh: làm đầu mối cùng với các đơn vị đoàn thể phát động giải thưởng rộng rãi trong quần chúng nhân dân, kịp thời phát hiện và đề cử những cá nhân, tập thể xuất sắc trong công tác bảo vệ môi trường tham gia giải thưởng.
đ) Đề nghị Đài Truyền hình thành phố thực hiện phát sóng đưa tin phát động giải thưởng, kịp thời có phóng sự hoặc đưa tin trong suốt quá trình diễn ra giải thưởng, truyền hình trực tiếp hoặc ghi hình phát sóng toàn bộ lễ trao giải thưởng nhằm khuyến khích và tạo sự lan tỏa trong cộng đồng đối với công tác bảo vệ môi trường.
e) Giao Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Công Thương, Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao, Ủy ban nhân dân các quận - huyện: Chủ động phát động giải thưởng trong phạm vi quản lý, rà soát và đề cử những tập thể, cá nhân tham gia giải thưởng, phối hợp thẩm định các hồ sơ có liên quan.
g) Giao Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các phương tiện truyền thông thuộc phạm vi quản lý đưa tin trước giải thưởng, tại lễ trao giải và sau giải thưởng.
h) Giao Sở Giáo dục và Đào tạo, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh: Phát động giải thưởng tại các trường, viện, đề cử những tập thể, cá nhân xuất sắc tham gia giải thưởng.
1. Kinh phí thực hiện được lấy từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường của thành phố và nguồn xã hội hóa (nếu có). Kinh phí được dùng để chi cho các hoạt động sau: tuyên truyền phổ biến giải thưởng, xét chọn, tổ chức lễ trao giải thưởng...
2. Trên cơ sở kế hoạch này, các cơ quan, đơn vị, địa phương cần kịp thời xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện theo nhiệm vụ được phân công, chủ động nguồn kinh phí thực hiện được cấp duyệt theo đúng quy định của pháp luật về ngân sách.
3. Việc vận động, tiếp nhận, quản lý và sử dụng nguồn kinh phí xã hội hóa được thực hiện theo các quy định hiện hành.
Trên đây là kế hoạch tổ chức Giải thưởng Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh năm 2016, đề nghị các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện theo đúng tiến độ để công tác xét tặng Giải trưởng Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh năm 2016 đạt kết quả tốt./.
|
KT.
CHỦ TỊCH |
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VÀ THANG ĐIỂM GIẢI THƯỞNG MÔI TRƯỜNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2016
(Kèm theo Kế hoạch số 3769/KH-UBND ngày 19 tháng 7 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh)
Tiêu chí đánh giá và thang điểm của Giải thưởng Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh năm 2016 dành cho tập thể, cá nhân, cộng đồng được quy định trong các bảng sau:
Tiêu chí đánh giá |
Điểm tối đa |
1/ Đóng góp đối với sự nghiệp bảo vệ môi trường |
45 |
a) Có đóng góp (sáng kiến/đề xuất/công trình/mô hình...) có tính hợp lý và tính khả thi cao khi áp dụng. |
15 |
b) Có chương trình, kế hoạch cụ thể và đã thực hiện thành công tại nội bộ cơ quan hay tại địa phương. |
10 |
c) Có đóng góp cho việc xây dựng chủ trương, hoàn thiện chính sách, xây dựng pháp luật về môi trường hoặc có đóng góp cho việc hoàn thành nhiệm vụ, chương trình trọng điểm về bảo vệ môi trường của thành phố. |
10 |
d) Có tác động tích cực với sự phát triển ngành, lĩnh vực tài nguyên và môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học hoặc ứng phó với biến đổi khí hậu tại thành phố. |
10 |
2/ Mang lại hiệu quả về kinh tế, xã hội |
30 |
a) Có tác động làm giảm phát thải, có khả năng tái sử dụng hay tái chế, sử dụng hiệu quả tài nguyên hoặc tiết kiệm chi phí khi áp dụng. |
20 |
b) Có khả năng kết hợp với các tổ chức khác khi áp dụng các mô hình mang lại hiệu quả kinh tế kết hợp với bảo vệ môi trường. |
5 |
c) Được sự ủng hộ, đồng thuận của cộng đồng hoặc các đối tượng có liên quan khi đưa vào áp dụng. |
5 |
3/ Có quy mô và phạm vi ảnh hưởng nhất định |
15 |
a) Có thể áp dụng trong phạm vi nội bộ tổ chức và địa phương. |
5 |
b) Có thể áp dụng trong phạm vi cấp quận - huyện |
5 |
c) Có thể áp dụng trong phạm vi cấp thành phố trở lên. |
5 |
4/ Có tính liên tục và thời gian tác động nhất định (chọn 1 trong 3 mức điểm) |
10 |
- Chỉ áp dụng mang tính phong trào và trong thời gian ngắn |
5 |
- Có khả năng áp dụng liên tục và duy trì từ 1 đến 3 năm. |
8 |
- Có khả năng áp dụng liên tục và duy trì trên 3 năm. |
10 |
Tổng cộng (tối đa 100 điểm) |
100 |
Tiêu chí đánh giá |
Điểm tối đa |
1/ Có đóng góp đối với sự nghiệp bảo vệ môi trường |
45 |
a) Xây dựng và vận hành hệ thống xử lý chất thải (nước thải, bụi, khí thải, tiếng ồn) đạt quy chuẩn cho phép. Thực hiện phân loại rác tại nguồn, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp và chất thải nguy hại theo đúng quy định. |
20 |
b) Nghiên cứu và áp dụng công nghệ mới, công nghệ tiên tiến trong sản xuất hoặc có nghiên cứu và áp dụng các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm (sản xuất sạch hơn, sử dụng năng lượng hiệu quả, năng suất xanh...). |
10 |
c) Thực hiện đầy đủ hồ sơ pháp lý về môi trường theo quy định |
05 |
d) Có xây dựng hệ thống quản lý môi trường hoặc hệ thống quản lý năng lượng (ISO 14000, ISO 50001...). |
05 |
đ) Có tổ chức các hoạt động đào tạo, tuyên truyền về bảo vệ tài nguyên, môi trường hoặc các hoạt động về bảo tồn đa dạng sinh học, ứng phó với biến đổi khí hậu. |
05 |
2/ Mang lại hiệu quả về kinh tế, xã hội |
30 |
a) Có tác động tích cực trong việc sử dụng hiệu quả tài nguyên, năng lượng và tiết kiệm chi phí khi áp dụng. |
15 |
b) Có thực hiện tái sử dụng hoặc tái chế chất thải trong quá trình hoạt động. |
05 |
c) Có nghiên cứu/giải pháp về công nghệ sản xuất hay giảm thiểu phát thải mang tính mới (so với các nghiên cứu/giải pháp đã thực hiện/áp dụng trước năm 2014). |
05 |
d) Có thực hiện các trách nhiệm xã hội. |
05 |
3/ Có quy mô và phạm vi ảnh hưởng nhất định |
15 |
a) Có quy mô và phạm vi ảnh hưởng trong nội bộ doanh nghiệp. |
5 |
b) Có thể áp dụng trong phạm vi cấp xã - phường. |
5 |
c) Có quy mô và phạm vi ảnh hưởng trong phạm vi cấp quận - huyện trở lên. |
5 |
4/ Có tính liên tục và thời gian tác động nhất định (chọn 1 trong 3 mức điểm) |
10 |
a) Chỉ áp dụng mang tính phong trào và trong thời gian ngắn. |
3 |
b) Có khả năng áp dụng liên tục và duy trì từ 1 đến 3 năm. |
5 |
c) Có khả năng áp dụng liên tục và duy trì trên 3 năm. |
10 |
Tổng cộng (tối đa 100 điểm) |
100 |
Bảng 3. Tiêu chí đánh giá và thang điểm đối với cá nhân và cộng đồng
Tiêu chí đánh giá |
Điểm tối đa |
1/ Có đóng góp đối với sự nghiệp bảo vệ môi trường |
45 |
a) Có đóng góp (sáng kiến/đề xuất/công trình/mô hình...) có tính hợp lý và khả thi khi áp dụng. |
15 |
b) Có đóng góp cho việc xây dựng chủ trương, hoàn thiện chính sách, xây dựng pháp luật về môi trường hoặc có đóng góp cho việc hoàn thành nhiệm vụ, chương trình trọng điểm về bảo vệ môi trường của thành phố. |
10 |
c) Có tác động tích cực với sự phát triển ngành, lĩnh vực tài nguyên và môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học hoặc ứng phó với biến đổi khí hậu tại thành phố. |
10 |
d) Có tính liên tục và khả năng phát triển; nhân rộng ở những lĩnh vực tương tự hoặc có bài báo phổ biến đóng góp cho cộng đồng. |
10 |
2/ Mang lại hiệu quả về kinh tế, xã hội |
30 |
a) Có tác động làm giảm phát thải, bảo vệ môi trường, sử dụng hiệu quả tài nguyên hoặc tiết kiệm chi phí khi áp dụng. |
20 |
b) Có khả năng áp dụng cao vào thực trị được xã hội công nhận. |
10 |
3/ Tính điển hình và ảnh hưởng đối với cộng đồng |
15 |
a) Có thể áp dụng trong phạm vi nội bộ nơi làm việc và địa phương. |
5 |
b) Có thể áp dụng trong phạm vi cấp quận - huyện. |
5 |
c) Có thể áp dụng trong phạm vi cấp thành phố trở lên. |
5 |
4/ Tính sáng tạo |
10 |
a) Có cải tiến so với các phương án, biện pháp thực hiện hiện hữu. |
5 |
b) Có tính mới, chưa từng được đề xuất (đóng góp mới hoặc mở ra hướng mới). |
5 |
Tổng cộng (tối đa 100 điểm) |
100 |
Mẫu số 1a. Bản đăng ký tham gia Giải thưởng (dành cho tập thể)
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2016
BẢN ĐĂNG KÝ
THAM GIA GIẢI THƯỞNG MÔI TRƯỜNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NĂM 2016
1. Tên tập thể: ...................................................................................................................
2. Địa chỉ liên hệ: ...............................................................................................................
3. Điện thoại: ……………………………………………… E-mail ........................................
4. Ngày, tháng, năm Quyết định thành lập: .......................................................................
5. Ngành nghề hoạt động chính: .......................................................................................
6. Họ và tên thủ trưởng đơn vị: .........................................................................................
7. Điện thoại: ………………………….. Fax: …………………. E-mail: ...............................
8. Lĩnh vực đăng ký tham gia xét tặng Giải thưởng Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh năm 2016:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
9. Hồ sơ gửi kèm gồm:
- Bản đăng ký tham gia Giải thưởng;
- Báo cáo thành tích về bảo vệ môi trường theo lĩnh vực đăng ký, giai đoạn từ tháng ….... năm ……. đến tháng.....năm ……;
- Các tài liệu minh chứng thành tích gồm: ......................................................................
.........................................................................................................................................
Chúng tôi xin cam đoan những nội dung kê khai trong bản đăng ký và bản báo cáo thành tích là đúng sự thật, nếu sai chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật hiện hành.
Xác
nhận của người đứng đầu tập thể đăng ký |
Người
lập bản đăng ký |
Mẫu số 1b. Bản đăng ký tham gia Giải thưởng (dành cho cá nhân)
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2016
BẢN ĐĂNG KÝ
THAM GIA GIẢI THƯỞNG MÔI TRƯỜNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NĂM 2016
1. Họ và tên: .....................................................................................................................
2. Ngày, tháng, năm sinh: .................................................................................................
3. Nơi ở hiện nay...............................................................................................................
4. Số chứng minh thư nhân dân: ......................................................................................
5. Địa chỉ liên hệ: ...............................................................................................................
6. Điện thoại: ……………………………………… E-mail: ..................................................
7. Nơi công tác: ................................................................................................................
8. Lĩnh vực đăng ký tham gia Giải thưởng Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh năm 2016: .....
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
9. Hồ sơ gửi kèm gồm:
- Bản đăng ký tham gia Giải thưởng;
- Báo cáo thành tích về bảo vệ môi trường theo lĩnh vực đăng ký, giai đoạn từ tháng …... năm ….. đến tháng ….. năm …….;
- Các tài liệu minh chứng thành tích gồm: .........................................................................
.........................................................................................................................................
Tôi xin cam đoan những nội dung kê khai trong bản đăng ký và bản báo cáo thành tích là đúng sự thật, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật hiện hành.
Xác
nhận của chính quyền địa phương hoặc người đứng đầu tổ chức nơi công tác |
Người
đăng ký |
Mẫu số 1c. Bản đăng ký tham gia Giải thưởng (dành cho cộng đồng)
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2016
BẢN ĐĂNG KÝ
THAM GIA GIẢI THƯỞNG MÔI TRƯỜNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NĂM 2016
1. Tên cộng đồng: ...........................................................................................................
2. Địa chỉ liên hệ: .............................................................................................................
3. Họ và tên người đại diện cộng đồng: ...........................................................................
4. Điện thoại: ………………………………….. E-mail .......................................................
5. Lĩnh vực đăng ký tham gia Giải thưởng Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh năm 2016: ...
.......................................................................................................................................
6. Hồ sơ gửi kèm gồm:....................................................................................................
- Bản đăng ký tham gia Giải thưởng;
- Báo cáo thành tích về bảo vệ môi trường theo lĩnh vực đăng ký, giai đoạn từ tháng ..... năm ….. đến tháng …… năm …..;
- Các tài liệu minh chứng thành tích gồm: .........................................................................
............................................................................................................................................
Chúng tôi xin cam đoan những nội dung kê khai trong bản đăng ký và bản báo cáo thành tích là đúng sự thật, nếu sai chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật hiện hành.
Xác
nhận của chính quyền địa phương nơi lập thành tích bảo vệ môi trường |
Đại
diện cộng đồng |
Mẫu số 2a. Báo cáo thành tích tham gia Giải thưởng (dành cho tập thể)
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
BÁO CÁO THÀNH TÍCH
THAM GIA GIẢI THƯỞNG MÔI TRƯỜNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NĂM 2016
(Thời gian từ tháng …. năm …. đến tháng …. năm ….)
Tên tập thể: .......................................................................................................................
Địa chỉ liên hệ: ...................................................................................................................
Ngành nghề hoạt động chính: ............................................................................................
Người đứng đầu tập thể: ...................................................................................................
Số điện thoại: …………………………………………….. Email: ..........................................
Lĩnh vực bảo vệ môi trường đăng ký tham gia xét tặng giải thưởng: ................................
.........................................................................................................................................
Nội dung báo cáo thành tích:
Tóm tắt tình hình hoạt động của tổ chức trong 02 năm gần đây (tính đến thời điểm đăng ký xét tặng Giải thưởng):
.........................................................................................................................................
Các thành tích đã đạt được (thuyết minh tập trung vào lĩnh vực đăng ký tham gia xét tặng giải thưởng và làm rõ theo các tiêu chí đánh giá cụ thể ở từng hạng mục):
1. Đóng góp đối với sự nghiệp bảo vệ môi trường: ............................................................
.........................................................................................................................................
3. Tính hiệu quả về kinh tế, xã hội: ......................................................................................
.........................................................................................................................................
4. Quy mô và phạm vi ảnh hưởng: .....................................................................................
.........................................................................................................................................
5. Tính liên tục và thời gian tác động: .................................................................................
.........................................................................................................................................
6. Trong vòng 03 năm gần đây có bị xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường (Có/Không)?): ……
|
Thủ
trưởng đơn vị |
Mẫu số 2b. Báo cáo thành tích tham gia Giải thưởng (dành cho cá nhân)
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
BÁO CÁO THÀNH TÍCH
THAM GIA GIẢI THƯỞNG MÔI TRƯỜNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NĂM 2016
(Thời gian từ tháng ..... năm ..... đến tháng .... năm .....)
Họ và tên: .........................................................................................................................
Ngày, tháng, năm sinh: ......................................................................................................
Địa chỉ liên hệ: ...................................................................................................................
Đơn vị công tác: ...............................................................................................................
Lĩnh vực công tác: ............................................................................................................
Lĩnh vực đăng ký tham gia Giải thưởng:..........................................................................
.........................................................................................................................................
Nội dung báo cáo thành tích:
Giới thiệu tóm tắt quá trình công tác liên quan đến lĩnh vực bảo vệ môi trường: ...........
.........................................................................................................................................
Các thành tích đã đặt được (thuyết minh tập trung vào lĩnh vực đăng ký tham gia xét tặng giải thưởng và làm rõ theo các tiêu chí đánh giá cụ thể ở từng hạng mục):
1. Đóng góp đối với sự nghiệp bảo vệ môi trường: ............................................................
.........................................................................................................................................
2. Tính hiệu quả về kinh tế, xã hội: ......................................................................................
.........................................................................................................................................
3. Tính điển hình và ảnh hưởng đối với cộng đồng: .............................................................
.........................................................................................................................................
4. Tính sáng tạo: ...............................................................................................................
.........................................................................................................................................
|
Người
viết báo cáo |