Kế hoạch 3626/KH-UBND năm 2021 về ứng phó thảm họa sự cố đường bộ trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

Số hiệu 3626/KH-UBND
Ngày ban hành 23/12/2021
Ngày có hiệu lực 23/12/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Cao Bằng
Người ký Hoàng Xuân Ánh
Lĩnh vực Giao thông - Vận tải

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CAO BẰNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3626/KH-UBND

Cao Bằng, ngày 23 tháng 12 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

ỨNG PHÓ THẢM HỌA SỰ CỐ ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG

Triển khai thực hiện Nghị định số 02/2019/NĐ-CP ngày 02/01/2019 của Chính phủ về phòng thủ dân sự, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch ứng phó thảm họa sự cố đường bộ trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, với các nội dung sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Huy động nguồn lực, triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phòng ngừa và ứng phó có hiệu quả sự cố xảy ra trên các tuyến đường bộ, nhằm hạn chế tối đa thiệt hại về người, tài sản và môi trường;

- Làm cơ sở cho các Sở, ngành, địa phương chủ động xây dựng kế hoạch ứng phó; huy động lực lượng, phương tiện của tổ chức ứng phó sự cố đường bộ theo chức năng, nhiệm vụ được phân công;

- Tổ chức, phân công nhiệm vụ hoạt động của các cơ quan liên quan, bảo đảm chỉ huy thống nhất, phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng, phương tiện tham gia cứu hộ, cứu nạn đạt hiệu quả, an toàn;

- Là cơ sở cho các cơ quan, đơn vị đề xuất kinh phí đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm phương tiện, trang thiết bị, phát triển nguồn nhân lực, đào tạo kỹ thuật để phục vụ cứu nạn, cứu hộ;

- Thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục và tổ chức huấn luyện, luyện tập; nâng cao giải pháp phòng ngừa, phát huy tốt phương châm “bốn tại chỗ” trong công tác tìm kiếm cứu nạn.

2. Yêu cầu

- Xác định cơ quan chỉ huy, điều hành khi xảy ra thảm họa, tai nạn giao thông và sự cố đường bộ thuộc quản lý của ngành, các cấp địa phương;

- Phát huy mọi nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, kỹ thuật theo phương châm “bốn tại chỗ” đó là: Chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; vật tư, phương tiện và kinh phí tại chỗ; hậu cần tại chỗ) và “ba sẵn sàng” đó là: Chủ động phòng tránh, đối phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả;

- Tích cực, chủ động phòng ngừa, thu thập và xử lý thông tin nhanh, chính xác; phối hợp thống nhất chặt chẽ giữa các ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan; tranh thủ sự chi viện của Trung ương, các tỉnh, thành phố lân cận khi cần thiết;

- Bảo đảm an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, các công trình, phương tiện hoạt động trên phạm vi khu vực được ứng phó, hạn chế đến mức thấp nhất sự cố, tai nạn do chính hoạt động ứng phó, tìm kiếm cứu nạn gây ra.

II. NỘI DUNG CỦA KẾ HOẠCH

1. Hiện trạng giao thông đường bộ và khu vực ứng phó thảm họa

1.1. Mạng lưới giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

Cao Bằng là tỉnh có loại hình giao thông duy nhất là đường bộ. Mạng lưới giao thông đường bộ của tỉnh Cao Bằng đến hết năm 2020 có tổng chiều dài là 6.498,8 Km, trong đó: Hệ thống đường quốc lộ dài 714,36 km; hệ thống đường tỉnh dài 1.037,70 km; hệ thống đường huyện dài 1.404,96 km; đường đô thị dài 18 km, còn lại là đường xã, thôn, xóm.

1.2. Khu vực ứng phó thảm họa sự cố đường bộ

Các tuyến đường quốc lộ qua địa bàn tỉnh và các tuyến đường tỉnh; các huyện, thành phố.

2. Dự kiến các tình huống thảm họa, sự cố có thể xảy ra; xác định, đánh giá rủi ro do các thảm họa, sự cố thường gặp

2.1. Dự kiến các tình huống thảm họa, sự cố có thể xảy ra

- Một số thảm họa, sự cố có thể xảy ra trên đường bộ như: Động đất; cháy rừng; tai nạn, cháy, nổ do phương tiện tham gia giao thông trên đường bộ;

- Sự cố thiên tai, ngập lụt làm hư hỏng các tuyến đường và cầu, gây ách tắc giao thông.

2.2. Xác định, đánh giá rủi ro do các thảm họa, sự cố thường gặp

- Các sự cố thường gặp trên các tuyến đường bộ gồm có: Sạt lở đất ta luy dương, ta luy âm xảy ra khi đất, bùn và đá chuyển động rất nhanh từ trên sườn dốc, mái dốc xuống; đá lăn, rơi từ phía trên ta luy xuống. Sạt lở có thể xảy ra do có mưa lớn kéo dài, lũ lụt, khu vực địa chất chưa ổn định, những chấn động tự nhiên làm mất sự liên kết của đất và đá trên sườn đồi, núi.

- Sạt lở đất tiềm ẩn nguy cơ rủi ro gây thiệt hại cho người và các tài sản khi tham gia giao thông trên đường bộ, gây ách tắc giao thông trong nhiều giờ; Tại các nơi có dân cư đang sinh sống ven đường, sạt lở có thể vùi lấp, cuốn trôi nhà cửa, gây thiệt hại về người và tài sản của người dân.

[...]
11
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ