Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Kế hoạch 3326/KH-UBND năm 2017 triển khai Đề án “Phát triển Văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Điện Biên

Số hiệu 3326/KH-UBND
Ngày ban hành 10/11/2017
Ngày có hiệu lực 10/11/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Điện Biên
Người ký Lê Văn Quý
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
ĐIỆN BIÊN

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3326/KH-UBND

Điện Biên, ngày 10 tháng 11 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN “PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC TRONG CỘNG ĐỒNG ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN

Thực hiện Quyết định số 329/QĐ-TTg, ngày 15/3/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”;

Xét đề nghị của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 2011/TTr-SVHTTDL ngày 31/10/2017, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai Đề án “Phát triển Văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Nâng cao nhận thức trong nhân dân về xây dựng, phát triển văn hóa đọc; coi đây là một trong những nội dung quan trọng trong sự nghiệp phát triển văn hóa, giáo dục.

- Phát triển văn hóa đọc trên cơ sở khai thác có hiệu quả và không ngừng phát triển nguồn tri thức, văn hóa của con người và dân tộc Việt Nam, đồng thời tiếp thu có chọn lọc tinh hoa tri thức của nhân loại; góp phần nâng cao dân trí, bồi dưỡng nguồn nhân lực, đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế - văn hóa- xã hội của tỉnh Điện Biên.

- Tăng cường công tác quản lý Nhà nước của các cấp chính quyền, các cơ quan chuyên môn và sự tham gia của toàn xã hội về xây dựng và phát triển văn hóa đọc.

2. Yêu cầu

- Việc triển khai thực hiện Đề án phát triển văn hóa đọc phải gắn với các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; triển khai với nhiều hình thức phong phú, thiết thực, hiệu quả, lồng ghép với các Chương trình, Kế hoạch đang triển khai trên địa bàn tỉnh.

- Huy động sự tham gia đồng bộ của các cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể, tổ chức xã hội, các cơ sở giáo dục, các tổ chức khác liên quan và đông đảo nhân dân tạo điều kiện thuận lợi để phát triển văn hóa đọc.

- Chủ động xây dựng Kế hoạch triển khai từng năm, từng giai đoạn cho phù hợp, mang lại hiệu quả; có đánh giá, tổng kết kết quả triển khai và thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Xây dựng và phát triển thói quen, nhu cầu, kỹ năng và phong trào đọc (xuất bản phẩm in và điện tử) trong các tầng lớp nhân dân, nhất là trong thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên và chú trọng tới người dân ở vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; cải thiện môi trường đọc; góp phần nâng cao dân trí, phát triển tư duy, khả năng sáng tạo, bồi dưỡng nhân cách, tâm hồn, tăng cường ý thức chấp hành pháp luật, hình thành lối sống lành mạnh trong con người, xã hội; đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập.

2. Mc tiêu cthể

a) Mục tiêu cụ thể đến năm 2020

- Về khả năng tiếp cận, sử dụng thông tin, tri thức:

+ Phấn đấu 70% học sinh, sinh viên và người học khác tại các cơ sở giáo dục thường xuyên được tiếp cận, sử dụng thông tin, tri thức tại các Thư viện công cộng, Thư viện của các cơ sở giáo dục, văn hóa, khoa học.

+ Phấn đấu Thư viện tỉnh và 90% Thư viện cấp huyện tổ chức cung cấp dịch vụ Internet miễn phí.

+ Phấn đấu 15% - 20% người dân ở khu vực nông thôn, 10% - 15% người dân ở vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn được tiếp cận, sử dụng thông tin, tri thức và các dịch vụ liên quan tại các Thư viện công cộng, trung tâm học tập cộng đồng, điểm Bưu điện - Văn hóa xã, tủ sách pháp luật.

- Về nâng cao kiến thức, kỹ năng đọc:

+ Phấn đấu 20% - 30% người dân có kỹ năng tiếp nhận và sử dụng thông tin, tri thức thông qua việc đọc và học tập suốt đời.

+ Phấn đấu 70% người sử dụng Thư viện (đối với học sinh, sinh viên là 90%) có kỹ năng tiếp nhận và sử dụng thông tin tri thức thông qua việc đọc để phục vụ học tập, nghiên cứu và giải trí,

- Tăng cường hoạt động thư viện, xuất bản:

+ Phấn đấu đạt mức hưởng thụ bình quân đạt 0,3 bản sách/người dân trong hệ thống Thư viện công cộng, mỗi người dân đọc trung bình 01 cuốn sách/năm.

+ Phấn đấu số lượt người truy cập và sử dụng thông tin tại các Thư viện đạt 250.000 lượt/năm,

[...]