Kế hoạch 3301/KH-UBND năm 2021 thực hiện Nghị Quyết 12-NQ/TU cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh gắn với nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 do tỉnh Điện Biên ban hành

Số hiệu 3301/KH-UBND
Ngày ban hành 05/10/2021
Ngày có hiệu lực 05/10/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Điện Biên
Người ký Lê Thành Đô
Lĩnh vực Doanh nghiệp,Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐIỆN BIÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3301/KH-UBND

Điện Biên, ngày 05 tháng 10 năm 2021

 

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 12-NQ/TU NGÀY 29 THÁNG 7 NĂM 2021 CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH ĐIỆN BIÊN VỀ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH, CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ KINH DOANH, GẮN VỚI NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH GIAI ĐOẠN 2021 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 29/7/2021 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, gắn với nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, UBND tỉnh Điện Biên ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 29/7/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Điện Biên với các nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Cụ thể hóa và triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 29/7/2021 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, gắn với nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh giai đoạn 2021-2025 định hướng đến năm 2030 (sau đây viết tắt là Nghị quyết số 12-NQ/TU); tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính; tạo dựng môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, minh bạch, bình đẳng, thông thoáng giữa các thành phần kinh tế; cải thiện và nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh qua đó huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đưa tỉnh Điện Biên phát triển toàn diện, vững chắc, từng bước tạo dựng thương hiệu, nâng vị thế, hình ảnh Điện Biên lên tầm cao mới.

2. Yêu cầu

- Các nội dung của Kế hoạch phù hợp với quan điểm, mục tiêu, định hướng tại Nghị quyết số 12-NQ/TU - Các cấp, các ngành cần bám sát các nội dung, yêu cầu của Kế hoạch trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ. Thường xuyên phối hợp, đôn đốc, kiểm tra, giám sát để đảm bảo việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ đạt hiệu quả, chất lượng.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

- Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, thông thoáng, minh bạch, thân thiện để thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) trong những năm tới; tạo bứt phá về điểm số và thứ hạng PCI của tỉnh để được xếp vào nhóm tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành kinh tế khá của cả nước; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đưa tỉnh phát triển toàn diện, vững chắc, từng bước tạo dựng thương hiệu, nâng vị thế, hình ảnh Điện Biên lên tầm cao mới.

- Đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công và chất lượng dịch vụ công; nâng cao năng lực thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Tạo sự chuyển biến trong chỉ đạo điều hành và thực thi công vụ, quyết liệt đẩy nhanh thực hiện định hướng chuyển từ hành chính mệnh lệnh sang chính quyền kiến tạo và phục vụ.

- Phát huy sức mạnh của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trong đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của các cơ quan hành chính nhà nước, tạo sức hấp dẫn mới để thu hút tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, hoàn thành thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025

2.1. Công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong tất cả các khâu (đề nghị xây dựng, soạn thảo, góp ý, thẩm định, trình dự thảo văn bản quy phạm pháp luật...) bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các cơ quan, đơn vị liên quan. 100% văn bản QPPL của HĐND và UBND tỉnh được ban hành đúng pháp luật, thống nhất, đồng bộ và có tính khả thi cao.

2.2. Hoàn thành kết nối, chia sẻ dữ liệu từ các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành với Cổng dịch vụ công, Hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh, phục vụ cho việc cắt giảm, đơn giản hóa hồ sơ, giấy tờ công dân, doanh nghiệp trong giải quyết TTHC; tỷ lệ người dân thực hiện các dịch vụ công trực tuyến và thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử tối thiểu đạt 50% so với tổng số hồ sơ tiếp nhận; 80% người dân, doanh nghiệp khi thực hiện TTHC không phải cung cấp lại các thông tin, giấy tờ, tài liệu đã thực hiện thành công TTHC trước đó; 100% hồ sơ TTHC đã giải quyết thành công được số hóa, lưu trữ và có giá trị tái sử dụng; giảm thời gian chờ đợi của người dân, doanh nghiệp xuống trung bình còn tối đa 15 phút/01 lượt giao dịch.

2.3. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật thông tin và truyền thông là hạ tầng cho chuyển đổi số; 100% văn bản điện tử ký số của cơ quan nhà nước được trao đổi, liên thông trên môi trường mạng (trừ các tài liệu và văn bản liên quan đến bí mật nhà nước); 100% thủ tục hành chính (đủ điều kiện) được cung cấp mức độ 4; 80% hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý hoàn toàn trên môi trường mạng; đầu tư xây dựng 01 đô thị thông minh là thành phố Điện Biên Phủ; ban hành Kiến trúc Chính quyền số tỉnh Điện Biên, giai đoạn 2021-2025 định hướng đến năm 2030 phù hợp với Kiến trúc Chính phủ số quốc gia; thực hiện chuyển đổi số tổng thể, toàn diện trong cấp ủy, chính quyền các cấp.

2.4. Thực hiện có hiệu quả các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, chú trọng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Phấn đấu giai đoạn 2021-2025, trung trình mỗi năm có 150 doanh nghiệp thành lập mới. Đến năm 2025, số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập trên địa bàn tỉnh khoảng 2.000 doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh đạt trên 1.800 doanh nghiệp.

2.5. Hoàn thiện sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện; tiếp tục đẩy mạnh rà soát, sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy và kiện toàn chức năng, nhiệm vụ các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập theo chỉ đạo của Trung ương.

2.6. Thực hiện tốt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2021-2025, theo Nghị quyết về phát triển nguồn nhân lực của tỉnh.

2.7. Xây dựng định mức chi thường xuyên trong thời kỳ ổn định ngân sách mới và thực hiện hiệu quả việc phân bổ nguồn ngân sách nhà nước; tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm tại các cơ quan hành chính, các đơn vị sự nghiệp công lập.

2.8. Cải thiện và nâng cao kết quả Chỉ số cải cách hành chính (Par Index); Chỉ số đo lường sự hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của các cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) và Chỉ số hiệu quả Quản trị và Hành chính công (PAPI) của tỉnh phấn đấu đạt cao hơn mức trung bình hoặc xếp hạng ở nhóm trung bình khá của cả nước.

2.9. Cải cách mạnh mẽ PCI, phấn đấu điểm số các chỉ số thành phần tăng bình quân 0,3 - 0,8 điểm/năm, PCI xếp hạng khá, nằm trong tốp 5 tỉnh dẫn đầu khu vực miền núi phía Bắc, thuộc nhóm 40 tỉnh đứng đầu bảng xếp hạng. Thay đổi nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức về ý nghĩ, tầm quan trọng của PCI.

3. Định hướng đến năm 2030

3.1. Tỷ lệ người dân thực hiện các dịch vụ công trực tuyến và thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử tối thiểu đạt 55% so với tổng số hồ sơ tiếp nhận; 85% người dân, doanh nghiệp khi thực hiện TTHC không phải cung cấp lại các thông tin, giấy tờ, tài liệu đã thực hiện thành công TTHC trước đó. Tiếp tục cắt giảm, đơn giản hóa các quy định thủ tục hành chính liên quan đến người dân, doanh nghiệp. Xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, có chất lượng cao, có số lượng, cơ cấu hợp lý; 100% các cơ quan hành chính và các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện có hiệu quả cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn kinh phí được giao theo quy định của pháp luật.

3.2. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật thông tin và truyền thông là hạ tầng cho đô thị thông minh; phát triển chính quyền thông minh, hoạt động quản lý và phục vụ của chính quyền dựa trên phân tích dữ liệu và hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo; 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; 70% hoạt động kiểm tra của cơ quan nhà nước có thể thực hiện được thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý; 100% hệ thống thông tin của các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức và doanh nghiệp thường xuyên được giám sát, đảm bảo an toàn, an ninh mạng.

3.3. Số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập trên địa bàn tỉnh đạt 2.700 doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh trên 2.300 doanh nghiệp.

3.4. Chỉ số PCI giữ vững thứ hạng Khá, nằm trong nhóm 35 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước.

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ