Kế hoạch 3214/KH-UBND năm 2017 về chuẩn hóa hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh Hà Nam theo Chỉ thị 16/CT-TU

Số hiệu 3214/KH-UBND
Ngày ban hành 08/11/2017
Ngày có hiệu lực 08/11/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Nam
Người ký Vũ Đại Thắng
Lĩnh vực Công nghệ thông tin,Bất động sản

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ NAM

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3214/KH-UBND

Hà Nam, ngày 08 tháng 11 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

CHUẨN HÓA HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH, XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THEO CHỈ THỊ SỐ 16/CT-TU CỦA BTV TỈNH ỦY.

Thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TU ngày 18 tháng 9 năm 2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Nam về việc tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác chuẩn hóa hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch thực hiện như sau:

I. Mục đích, yêu cầu

1. Mục đích.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai (gọi tắt là CSDL) nhằm hiện đại hóa hệ thống công tác quản lý và cập nhật, chỉnh lý biến động nguồn dữ liệu đất đai thống nhất từ tỉnh đến các huyện, thành phố (gọi chung là cấp huyện) và các xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã).

- Đảm bảo cung cấp thông tin, dữ liệu đất đai nhanh gọn, chính xác phục vụ tốt quản lý Nhà nước về đất đai, đáp ng yêu cầu ngày càng cao về phát triển kinh tế - xã hội và đặc biệt là nhu cầu khai thác thông tin thường xuyên cho người dân và doanh nghiệp.

- Thiết lập và phát triển một hệ thống lưu trữ, cập nhật, xử lý, tích hợp, đồng bộ nguồn dữ liệu đất đai và chia sẻ, phân quyền, phân phối thông tin trực tuyến qua hệ thống mạng thông tin, đảm bảo toàn bộ hệ thống thông tin được thống nhất và đồng bộ.

- Từng bước hoàn thiện, chuẩn hóa cơ sở dữ liệu đất đai để nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng, phục vụ cho lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, khai thác tiềm năng quỹ đất, cung cấp các thông tin về đất đai phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

2. Yêu cầu.

- Việc xây dựng CSDL đất đai phải đảm bảo đầy đủ và chính xác, cấu trúc CSDL phải thống nhất, có tổ chức và thích hợp với yêu cầu quản lý Nhà nước về đất đai.

- CSDL phải đáp ứng được nhu cầu phân tích, xử lý, lưu trữ số liệu, cung cấp thông tin và có thể trao đổi, tích hợp với các hệ thống thông tin, dữ liệu khác.

- CSDL được xây dựng theo mô hình tập trung và được lưu trữ, quản lý, vận hành thống nhất ở cấp tỉnh (tại Sở Tài nguyên và Môi trường). Toàn bộ CSDL đất đai trong tỉnh Hà Nam sẽ được tập trung trong một CSDL duy nhất (gọi là CSDL trung tâm) do Trung tâm Công nghệ thông tin thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường quản trị hệ thống.

- Việc truy cập vào CSDL được thông qua hệ thống mạng LAN hoặc mạng WAN (đối với các phòng, đơn vị thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường); thông qua hệ thống mạng WAN hoặc Internet (đối với các ngành, UBND cấp huyện và UBND cấp xã); thông qua mạng Internet đối với phục vụ tra cứu thông tin của người dân và tổ chức (việc tra cứu, sử dụng thông tin về đất đai đối với người dân và tổ chức kinh tế phải trphí dịch vụ khi mà nguồn dữ liệu đất đai được xây dựng và vận hành hoàn chỉnh).

- Xây dựng CSDL được thực hiện đồng thời (đối với các xã đang đo đạc, lập bn đồ địa chính dạng số, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận) hoặc sau khi đã được đo đạc chỉnh lý biến động thống nhất giữa giấy chứng nhận, bản đồ địa chính và hiện trạng sử dụng đất (đối với các xã đã thực hiện đo đạc, lập bản đồ địa chính dạng số trước đây, hiện nay đang cấp giấy chứng nhận).

II. Nội dung chính xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai.

1. Cơ sở dữ liệu đất đai bao gồm các cơ sở dữ liệu thành phn:

- CSDL địa chính;

- CSDL thống kê, kiểm kê đất đai;

- CSDL quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

- CSDL giá đất;

2. Nội dung xây dựng CSDL

2.1. Quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính.

- CSDL địa chính phải được xây dựng theo đơn vị hành chính cấp xã, tổng hợp theo đơn vị hành chính cấp huyện và tích hp vào CSDL đất đai. Nội dung xây dựng CSDL địa chính được thực hiện theo Thông tư số 05/2017/TT-BTNMT ngày 25/4/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Việc xây dựng CSDL địa chính được thực hiện gồm:

+ Công tác chuẩn bị.

+ Thu thập tài liệu, dữ liệu.

+ Rà soát, đánh giá, phân loại và sắp xếp tài liệu, dữ liệu.

[...]