Kế hoạch 272/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện tiêu chí an ninh, trật tự trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Yên Bái ban hành

Số hiệu 272/KH-UBND
Ngày ban hành 29/12/2022
Ngày có hiệu lực 29/12/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Yên Bái
Người ký Ngô Hạnh Phúc
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH YÊN BÁI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 272/KH-UBND

Yên Bái, ngày 29 tháng 12 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ THỰC HIỆN TIÊU CHÍ AN NINH, TRẬT TỰ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2021-2025

Thực hiện Quyết định số 926/QĐ-TTg, ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chương trình nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện tiêu chí an ninh, trật tự trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện tiêu chí an ninh, trật tự trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 (sau đây gọi tắt là Chương trình), cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia; có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa lực lượng Công an (làm nòng cốt) với các sở, ban, ngành, đoàn thể trong xây dựng nông thôn mới.

2. Việc thực hiện tiêu chí an ninh, trật tự trong xây dựng nông thôn mới phải góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và củng cố tiềm lực an ninh - quốc phòng; thúc đẩy thực hiện có hiệu quả các tiêu chí khác trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

3. Quá trình thực hiện phải gắn tiêu chí an ninh, trật tự trong xây dựng nông thôn mới với việc xây dựng chính quyền cơ sở, xây dựng lực lượng Công an xã, Dân quân tự vệ, Bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp trong sạch, vững mạnh, rõ lộ trình thực hiện, bảo đảm nghiêm túc, hiệu quả.

4. Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện tiêu chí an ninh, trật tự trong xây dựng nông thôn mới phải phù hợp với điều kiện thực tiễn của từng cơ quan, đơn vị.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát: Bảo đảm giữ vững an ninh, an toàn xã hội ở địa bàn nông thôn, tạo điều kiện cho người dân yên tâm lao động sản xuất, phát triển kinh tế, góp phần thực hiện tốt các mục tiêu chung về xây dựng nông thôn mới, nhằm nâng cao chất lượng đời sống, vật chất, tinh thần cho người dân.

2. Mục tiêu cụ thể

- Tập trung đấu tranh, ngăn chặn và đẩy lùi các loại tội phạm, tệ nạn xã hội bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở địa bàn nông thôn. Kiềm chế và kéo giảm các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông và vi phạm pháp luật khác về an ninh, trật tự so với năm trước, mỗi huyện, thị xã, thành phố kéo giảm ít nht 05% số vụ phạm tội về trật tự xã hội so với thống kê năm 2019 (khi chưa xảy ra dịch Covid-19).

- Đến hết năm 2025, có 99% số xã đạt tiêu chí 19.2 của tiêu chí số 19 về Quốc phòng và An ninh trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới; 50% số xã đạt tiêu chí 19.2 của tiêu chí số 19 về Quốc phòng và An ninh trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025 theo hướng bền vững.

- Đến hết năm 2025, có ít nhất 60% đơn vị cấp huyện đạt chỉ tiêu 9.4 của tiêu chí số 9 về Hệ thống chính trị - An ninh, trật tự - Hành chính công trong Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; 25% đơn vị cấp huyện đạt chỉ tiêu 9.1 của tiêu chí số 9 về An ninh, trật tự - Hành chính công trong Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao.

III. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG

1. Phạm vi

- Phạm vi không gian: Chương trình triển khai thực hiện ở địa bàn nông thôn trên phạm vi toàn tỉnh.

- Phạm vi thời gian: Từ năm 2022 đến hết năm 2025.

2. Đối tượng: Chương trình tập trung nghiên cứu các nội dung tiêu chí về an ninh, trật tự trong xây dựng nông thôn mới; trong đó chú trọng công tác bảo đảm an ninh, trật tự trong xây dựng nông thôn mới.

IV. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Hoàn thiện các văn bản pháp lý làm cơ sở cho việc thực hiện Chương trình

a) Rà soát, nghiên cứu và ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể thực hiện tiêu chí an ninh, trật tự trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.

b) Rà soát, tham gia ý kiến vào sửa đổi, bổ sung các văn bản về xác định xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

2. Đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia bảo vệ an ninh, trật tự phù hợp với tình hình thực tế của địa phương

a) Tập trung tuyên truyền đày đủ, kịp thời, chính xác chủ trương, chính sách, quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước trong xây dựng nông thôn mới đến các cấp chính quyền cơ sở và mọi tầng lớp Nhân dân. Đổi mới hình thức qua các phương tiện thông tin đại chúng, internet và các nền tảng mạng xã hội, trong đó tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin ngắn gọn; nội dung tuyên truyền d hiu, dvận dụng, hướng tới những nội dung sinh động, hấp dẫn, cập nhật kịp thời những thông tin mới.

b) Lực lượng Công an phát huy vai trò nòng cốt, tích cực, chủ động phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, tổ chức, đoàn thể xã hội trong công tác tuyên truyền; lồng ghép nội dung tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia bảo vệ an ninh, trật tự gắn với thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương.

3. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bảo đảm an ninh chính trị ở địa bàn nông thôn

a) Nâng cao hiệu quả thực hiện tiêu chí xã không có khiếu kiện đông người kéo dài trái pháp luật, tập trung làm tốt công tác dự báo, nắm tình hình địa bàn, kịp thời phát hiện, ngăn chặn những âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch lợi dụng các vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền, những vấn đề xã hội đang quan tâm để xuyên tạc, kích động biểu tình, gây rối, chống phá cách mạng, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.

[...]