Kế hoạch 2658/KH-GDĐT-PC năm 2015 về tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) trong toàn ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh do Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Số hiệu 2658/KH-GDĐT-PC
Ngày ban hành 26/08/2015
Ngày có hiệu lực 26/08/2015
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh
Người ký Bùi Thị Diễm Thu
Lĩnh vực Trách nhiệm hình sự

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2658/KH-GDĐT-PC

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 8 năm 2015

 

KẾ HOẠCH

TỔ CHỨC LẤY Ý KIẾN NHÂN DÂN ĐỐI VỚI DỰ THẢO BỘ LUẬT HÌNH SỰ (SỬA ĐỔI) TRONG TOÀN NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Thực hiện Nghị quyết số 972/NQ-UBTVQH13 ngày 13 tháng 7 năm 2015 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi);

Thực hiện Quyết định số 1076/QĐ-TTg ngày 14 tháng 7 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch của Chính phủ về việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi);

Thực hiện Quyết định số 4575/QĐ-UBND-PCNC ngày 07 tháng 8 năm 2015 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về việc nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi);

Thực hiện Công văn số 03-CV/ĐU ngày 17 tháng 8 năm 2015 cùa Đảng ủy Sở Giáo dục và Đào tạo về thực hiện tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi).

Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) trong toàn ngành Giáo dục và Đào tạo với các nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 972/NQ-UBTVQH13 ngày 13 tháng 7 năm 2015 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi); Quyết định số 1076/QĐ-TTg ngày 14 tháng 7 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch của Chính phủ về việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi); Quyết định số 4575/QĐ-UBND-PCNC ngày 07 tháng 8 năm 2015 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh; Công văn số 03-CV/ĐU ngày 17 tháng 8 năm 2015 cùa Đảng ủy Sở Giáo dục và Đào tạo

- Phát huy quyền làm chủ, huy động trí tuệ của Nhân dân, tạo sự đồng thuận của Nhân dân trong việc góp ý Bộ luật Hình sự (sửa đổi);

- Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các trường, các đơn vị trực thuộc và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong toàn ngành đối với việc góp ý Bộ luật Hình sự (sửa đổi).

2. Yêu cầu

- Bám sát nội dung Nghị quyết số 972/NQ-UBTVQH13; Quyết định số 1076/QĐ-TTg; Quyết định số 4575/QĐ-UBND-PCNC ngày 07 tháng 8 năm 2015 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và Công văn số 03-CV/ĐU ngày 17 tháng 8 năm 2015 cùa Đảng ủy Sở Giáo dục và Đào tạo

- Xác định cụ thể nội dung công việc, thời hạn hoàn thành và trách nhiệm của các trường, các đơn vị trực thuộc trong việc triển khai lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi);

- Các trường, các đơn vị trực thuộc có trách nhiệm tuyên truyền, vận động cán bộ, nhân dân tham gia đóng góp ý kiến và phản ánh trung thực, kịp thời ý kiến đóng góp;

- Bảo đảm sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo chặt chẽ của lãnh đạo Phòng, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu trong việc lấy ý kiến Nhân dân về dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi);

- Việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) phải được coi là một nhiệm vụ trọng tâm cần được ưu tiên tập trung chỉ đạo thực hiện.

II. NỘI DUNG, HÌNH THỨC, ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN LẤY Ý KIẾN

1. Nội dung lấy ý kiến

- Nội dung lấy ý kiến Nhân dân về dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) bao gồm toàn bộ dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi), trọng tâm là những vấn đề được xác định trong Phụ lục I kèm theo Kế hoạch;

- Các trường, các đơn vị trực thuộc tổ chức lấy ý kiến về các nội dung được xác định; đồng thời căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, tập trung lấy ý kiến về những nội dung liên quan trực tiếp đến phạm vi, lĩnh vực hoạt động của trường, đơn vị mình và những vấn đề mà trường, đơn vị, ngành quan tâm hoặc về những nội dung liên quan trực tiếp đến đặc thù phát triển kinh tế - xã hội, phong tục, tập quán ở địa phương và những vấn đề mà địa phương quan tâm.

2. Hình thức lấy ý kiến

- Dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) được đăng tải toàn văn trên Báo Nhân dân, Báo Đại biểu Nhân dân, Cổng thông tin điện tử của Quốc hội, Bộ Tư pháp, Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân Thành phố; Các trường, các đơn vị trực thuộc đăng tải dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) trên Trang thông tin điện tử của trường, đơn vị mình để phục vụ cho việc lấy ý kiến của cơ quan, đơn vị.

- Dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) được lấy ý kiến thông qua các hình thức:

+ Góp ý trực tiếp hoặc bằng văn bản;

+ Tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm;

+ Thông qua Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp; Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân Thành phố, quận - huyện,…; thông qua Hội nghị phổ biến, hướng dẫn góp ý dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi); qua các phương tiện thông tin đại chúng;

[...]