Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 2653/KH-UBND năm 2017 tổng kết 10 năm thi hành Luật Bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa

Số hiệu 2653/KH-UBND
Ngày ban hành 03/04/2017
Ngày có hiệu lực 03/04/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Khánh Hòa
Người ký Nguyễn Duy Bắc
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2653/KH-UBND

Khánh Hòa, ngày 03 tháng 04 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

TỔNG KẾT 10 NĂM THI HÀNH LUẬT BÌNH ĐẲNG GIỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA

Luật Bình đẳng giới được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 29/11/2006 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2007. Trong thời gian qua, việc triển khai thi hành Luật Bình đẳng giới đã góp phần quan trọng thúc đẩy bình đẳng giới trong các lĩnh vực, nâng cao vị thế và phát huy vai trò của cả phụ nữ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân và an sinh xã hội. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện, Luật Bình đẳng giới đã bộc lộ một số hạn chế, vướng mắc nhất định trong một số quy định của Luật và trong công tác tổ chức thực hiện.

Để đánh giá kết quả đạt được, những vướng mắc, hạn chế, chỉ rõ nguyên nhân, tìm ra các giải pháp tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về bình đẳng giới và từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật về bình đẳng giới, Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành Kế hoạch tổng kết 10 năm thi hành Luật Bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh, gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mc đích

- Tổng kết, đánh giá một cách toàn diện về tình hình thực hiện và tác động của việc thi hành Luật Bình đẳng giới, các văn bản hướng dẫn Luật Bình đẳng giới trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó bao gồm: những kết quả đạt được, hạn chế, yếu kém, vướng mắc, khó khăn và nguyên nhân xuất phát từ việc thực hiện các quy định và tổ chức thực hiện Luật Bình đẳng gii;

- Đánh giá sự phù hợp của Luật Bình đẳng giới với Hiến pháp năm 2013 và sự thống nhất, đồng bộ của với các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có liên quan; đánh giá sự tương thích của Luật Bình đẳng gii với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, đặc biệt là Công ước Liên hp quốc về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW);

- Đề xuất giải pháp để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, hạn chế là cơ sở để báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về các biện pháp, giải pháp nhằm đảm bảo hoàn thiện hệ thống thực thi chính sách, pháp luật về bình đẳng gii.

2. Yêu cầu

- Việc tổng kết phải được thực hiện nghiêm túc, khách quan, toàn diện trên phạm vi toàn tỉnh và tại từng sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương; bảo đảm đúng nội dung, mục đích và tiến độ đề ra; bảo đảm tiết kiệm và hiệu quả;

- Đánh giá đúng tình hình 10 năm thi hành Luật Bình đẳng giới và các văn bản hướng dẫn thi hành. Làm rõ những kết quả, thành tựu đã đạt được, những mặt còn hạn chế, tồn tại. Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý, triển khai các quy định của Luật Bình đẳng giới;

- Phân công nhiệm vụ hợp lý, nêu cao tinh thần trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương và đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan liên quan trong việc thực hiện các nội dung tổng kết;

- Kết quả tổng kết phải có sự tham khảo ý kiến đánh giá của cán bộ, công chức, viên chức, người dân trong cộng đồng.

II. PHẠM VI VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG TỔNG KẾT

1. Phạm vi

- Tổng kết việc triển khai thi hành Luật Bình đẳng giới và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thi hành kể từ ngày Luật được ban hành đến ngày 01/5/2017 trên phạm vi toàn tỉnh.

- Đánh giá công tác triển khai thi hành và tác động của các quy định Luật Bình đẳng gii, các văn bản hướng dẫn Luật được thực hiện tại các sở, ban, ngành, hội, đoàn thể tỉnh và từng địa phương.

2. Hình thức và hoạt động tổng kết

- Căn cứ quy định của Luật Bình đẳng giới các sở, ban, ngành, hội, đoàn thể; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố (UBND cấp huyện) tùy theo tính chất và khối lượng công việc có thể quyết định tổ chức Hội nghị tổng kết hoặc đánh giá tổng kết 10 năm thi hành Luật Bình đẳng giới.

- Các Sở, ngành và các cơ quan, đơn vị phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện triển khai xây dựng Báo cáo tổng hợp và tổ chức hoạt động tổng kết toàn quốc 10 năm thi hành Luật Bình đẳng giới.

III. NỘI DUNG TỔNG KẾT

1. Tổng kết tình hình triển khai thi hành Luật Bình đẳng giới, trong đó tập trung vào các nội dung chính sau: việc ban hành chương trình, kế hoạch triển khai, ban hành văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành; tình hình quán triệt, phổ biến, giáo dục pháp luật về bình đẳng giới; công tác kiện toàn tổ chức bộ máy và biên chế để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về bình đẳng giới; công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công chức, viên chức làm công tác bình đẳng giới; công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới.

2. Đánh giá kết quả đạt được trong việc thực hiện Luật Bình đẳng giới thuộc phạm vi, lĩnh vực phụ trách, trong đó tập trung vào các nội dung: ban hành các quy định, hướng dẫn triển khai và việc thực hiện các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới của từng lĩnh vực; lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chương trình; nguồn kinh phí cho hoạt động bình đẳng gii; thống kê số liệu liên quan lĩnh vực bình đẳng giới, số liệu tách biệt giới.

3. Nêu ra những hạn chế, vướng mắc, những khoảng trống giữa quy định của Luật Bình đẳng giới và việc thực thi trong thực tế, đồng thời phân tích rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan của những hạn chế, vướng mắc; xác định những vấn đề mới nảy sinh trong thực hiện bình đẳng giới cần được điều chỉnh.

4. Rà soát, đánh giá mối quan hệ giữa những quy định của Luật Bình đẳng giới với những quy định của Hiến pháp năm 2013, các bộ Luật/Luật hiện hành và các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên, những vấn đề mới phát sinh cần được điều chỉnh.

5. Đề xuất, kiến nghị các giải pháp hoàn thiện pháp luật về bình đẳng giới.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

[...]