Kế hoạch 26/KH-UBND năm 2024 phát động phong trào thi đua “Toàn dân tham gia bảo vệ môi trường và giảm thiểu rác thải nhựa” trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2024 -2025

Số hiệu 26/KH-UBND
Ngày ban hành 19/01/2024
Ngày có hiệu lực 19/01/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Tĩnh
Người ký Nguyễn Hồng Lĩnh
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 26/KH-UBND

Hà Tĩnh, ngày 19 tháng 01 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

PHÁT ĐỘNG PHONG TRÀO THI ĐUA “TOÀN DÂN THAM GIA BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ GIẢM THIỂU RÁC THẢI NHỰA” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH GIAI ĐOẠN 2024 - 2025

Thực hiện Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 20/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu rác thải nhựa; Quyết định số 1746/QĐ-TTg ngày 04/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030; Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 07/12/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đối với một số lĩnh vực về bảo vệ môi trường đến năm 2025 và những năm tiếp theo; Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 21/7/2021 của BCH Đảng bộ tỉnh về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới, giai đoạn 2021-2025” trên cơ sở tham mưu, đề xuất của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Văn bản số 5550/STNMT-MT ngày 28/12/2023 sau khi tổng hợp ý kiến của các sở, ngành, địa phương; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch phát động phong trào thi đua “Toàn dân tham gia bảo vệ môi trường và giảm thiểu rác thải nhựa” trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2024 -2025” (sau đây gọi tắt là Phong trào thi đua) như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

- Tạo khí thế thi đua sôi nổi, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân trong chủ động phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm thiểu rác thải nhựa gắn với việc thực hiện tiêu chí Môi trường trong xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2025;

- Tuyên truyền, giáo dục cho các cấp các ngành, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh về tác hại, nguy cơ ô nhiễm của chất thải nhựa đối với môi trường và sức khỏe con người, nhằm nâng cao nhận thức, chuyển ý thức thành hành động cụ thể, thay đổi hành vi, thói quen sinh hoạt tiêu dùng, từng bước hạn chế, tiến tới chấm dứt sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông khó phân hủy, thay thế bằng sản phẩm thân thiện với môi trường. Thông qua phong trào thi đua huy động cộng đồng cùng hành động tích cực để giảm gánh nặng từ ô nhiễm môi trường, ô nhiễm do chất thải nhựa và túi nilon khó phân huỷ tới môi trường tự nhiên và sức khỏe con người. Đồng thời kêu gọi các doanh nghiệp, siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng, hộ tiểu thương sử dụng các bao bì, túi ni lông dễ phân huỷ, vật dụng thân thiện với môi trường thay thế cho các sản phẩm nhựa sử dụng một lần và túi ni lông khó phân hủy; các hộ gia đình thực hiện phân loại rác thác sinh hoạt tại nguồn; các tổ chức, cá nhân thực hiện dịch vụ thu gom, phân loại, xử lý rác thải đúng quy trình và quy định của pháp luật.

- Kịp thời phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân rộng các điển hình tiên tiến; biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân và hộ gia đình có thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong phong trào thi đua.

2. Yêu cầu:

- Phong trào thi đua phải được phát động thường xuyên, liên tục và phải được sự hưởng ứng tích cực, đồng bộ của các cấp, các ngành, các địa phương, các doanh nghiệp và các tầng lớp Nhân dân; phát huy vai trò, trách nhiệm của cấp ủy đảng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị; hằng năm lấy kết quả thực hiện phong trào thi đua để đánh giá, xếp loại và khen thưởng cho các cơ quan, đơn vị, tập thể và cá nhân, nhất là người đứng đầu.

- Nội dung, hình thức, biện pháp tổ chức thực hiện phong trào phải thực chất, hiệu quả, khả thi, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và điều kiện cụ thể của mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương; kết hợp chặt chẽ giữa thực hiện phong trào thi đua “Toàn dân tham gia bảo vệ môi trường và giảm thiểu rác thải nhựa” với các phong trào khác có liên quan, gắn công tác bảo vệ môi trường với sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh và nhiệm vụ chính trị của từng địa phương, đơn vị.

II. NỘI DUNG THI ĐUA

1. Thi đua thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 20/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu rác thải nhựa; Quyết định số 1746/QĐ-TTg ngày 04/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030; Chỉ thị số 41/CT-TTg ngày 01/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp cấp bách tăng cường quản lý chất thải rắn; Nghị quyết 97/2022/NQ-HĐND ngày 16/12/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh về một số chính sách hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường giai đoạn 2023-2025; Kế hoạch số 123/KH-UBND ngày 06/5/2021 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện phong trào “Chống rác thải nhựa” trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 15/2023/QĐ-UBND ngày 01/3/2023 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 3004/QĐ-UBND ngày 25/8/2021 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 2114/QĐ-TTg ngày 16/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 15/7/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2021-2025”

2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường và tác hại của rác thải nhựa, túi nilon khó phân hủy đối với môi trường, đối với biển và đại dương, các hệ sinh thái biển và đối với sức khỏe con người; về trách nhiệm của các doanh nghiệp, tổ chức, cộng đồng và người dân trong ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm thiểu phát sinh rác thải nhựa.

3. Huy động sự tham gia của toàn dân vào công tác bảo vệ môi trường, phân loại rác tại nguồn, tái chế, tái sử dụng chất thải, hạn chế, tiết giảm tiêu dùng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông khó phân huỷ nhằm giảm thiểu phát sinh rác thải nhựa. Tạo điều kiện khuyến khích và hỗ trợ các tổ chức, cá nhân có đủ năng lực thực hiện các hoạt động thu gom, phân loại, lưu trữ, vận chuyển, tái chế, tái sử dụng chất thải đặc biệt là rác thải nhựa.

4. Nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, quản lý chất thải rắn nói chung và chất thải nhựa nói riêng. Tranh thủ huy động các nguồn lực để triển khai các hoạt động bảo vệ môi trường; đề xuất các ý tưởng, sáng kiến về bảo vệ môi trường, giảm thiểu rác thải nhựa. Tiếp nhận các mô hình quản lý, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất các sản phẩm thay thế sản phẩm nhựa sử dụng một lần và túi ni lông khó phân huỷ; công nghệ tái chế chất thải nhựa. Nghiên cứu chuyển sang nền kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh.

5. Tăng cường kiểm soát, quản lý việc phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn nói chung và rác thải nhựa nói riêng; thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, vi phạm về quản lý chất thải trong đó có chất thải nhựa, tập trung vào các vùng cửa sông, ven biển.

III. MỤC TIÊU THI ĐUA

- 100% người dân Hà Tĩnh được cung cấp đầy đủ thông tin về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ môi trường, giảm thiểu rác thải nhựa thông qua hệ thống thông tin cơ sở và các phương tiện truyền thông của địa phương; 100% người dân các huyện, thị xã ven biển, khu vực đô thị được tuyên truyền về nguy cơ ô nhiễm rác thải nhựa, tác hại của rác thải nhựa và túi nilon khó phân huỷ đối với môi trường, trong đó 60% người dân thay đổi thói quen sử dụng, thải bỏ các sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông khó phân huỷ, có ý thức giữ gìn tài nguyên và bảo vệ môi trường.

- Hình thành mạng lưới truyền thông cấp cơ sở và nhân rộng khắp trên toàn tỉnh theo cách tiếp cận tổng hợp, dựa trên cơ sở phối hợp hiệu quả với các cơ quan, đoàn thể, tổ chức nghề nghiệp như: Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hiệp hội Du lịch...

- 95% rác thải sinh hoạt được phân loại tại nguồn, thu gom và xử lý đúng quy định, đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường trên cơ sở tối đa hóa khả năng tái chế, tái sử dụng, xử lý kết hợp thu hồi năng lượng;

- 95% hộ gia đình cam kết tham gia bảo vệ môi trường và giảm thiểu rác thải nhựa.

- 80% các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh cam kết và thực hiện cam kết hạn chế, tiến tới không sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần (như chai nước, ống hút nhựa, ly, cốc, hộp, đĩa nhựa, túi ni-lông,…) và hạn chế sử dụng băng-rôn, backdrop in bằng chất liệu vải/bạt nhựa trong các cuộc họp, hội nghị, sự kiện, hội thảo.

- 85% các siêu thị, trung tâm thương mại phân phối, sử dụng sản phẩm bao bì thân thiện môi trường thay thế dần cho sản phẩm nhựa dùng một lần và bao bì, túi ni lông khó phân hủy.

- 90% các trường học ở tất cả các cấp học từ mầm non đến trung học phổ thông và các trường nghề ký cam kết xây dựng nội quy quản lý chất thải rắn sinh hoạt trong trường học, lồng ghép vào kế hoạch xây dựng Trường học xanh - sạch - đẹp - an toàn.

IV. TIÊU CHÍ THI ĐUA VÀ HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG

1. Tiêu chí thi đua:

a) Đối với các sở, ban, ngành cấp tỉnh:

[...]
1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ