ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 257/KH-UBND
|
Quảng Ninh, 05
ngày 11 tháng năm 2024
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI KIỂM TRA TIỀN SỬ VÀ TIÊM CHỦNG BÙ LIỀU CHO TRẺ
NHẬP HỌC CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON, TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Thực hiện Kế hoạch số
980/KH-BYT-BGDĐT ngày 19/7/2023 của Bộ Y tế - Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phối
hợp triển khai kiểm tra tiền sử và tiêm chủng bù liều cho trẻ nhập học tại các
cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học. Theo đề nghị của Sở Y tế tại Tờ trình số
4804/TTr-SYT ngày 23/10/2024, và ý kiến thống nhất của các thành viên UBND tỉnh
(tại văn bản số 3683/VP.UBND-VHXH ngày 01/11/2024 của Văn phòng UBND tỉnh),
UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai kiểm tra tiền sử và tiêm chủng bù liều
cho trẻ nhập học các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học trên địa bàn tỉnh như
sau:
I. MỤC
TIÊU
1. Mục tiêu chung
Tăng tỷ lệ bao phủ vắc
xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) ở nhóm trẻ nhập học tại các cơ
sở giáo dục mầm non, tiểu học để chủ động phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm; đảm
bảo an toàn tiêm chủng.
2. Mục tiêu cụ thể
- 100% đối tượng trẻ em
theo Kế hoạch được rà soát tiền sử tiêm chủng các loại vắc xin trong Chương
trình TCMR khi nhập học tại các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học tại các địa
phương trên toàn tỉnh.
- Ít nhất 90% trẻ được
xác định chưa tiêm chủng hoặc tiêm chủng chưa đủ mũi vắc xin sởi, sởi-rubella
(MR), vắc xin bại liệt (bOPV, IPV) và viêm não Nhật Bản (VNNB) được tiêm chủng
bù liều để phòng bệnh.
II.
NGUYÊN TẮC, THỜI GIAN, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ HÌNH THỨC TRIỂN KHAI
1. Nguyên tắc
- Đảm bảo sự phối hợp chặt
chẽ giữa ngành Y tế và ngành Giáo dục trong quá trình triển khai kiểm tra tiền
sử và tiêm chủng bù liều vắc xin cho trẻ nhập học tại các cơ sở giáo dục mầm
non, tiểu học theo chức năng, nhiệm vụ của mỗi ngành.
- Tiêm chủng bù liều vắc
xin đảm bảo an toàn, hiệu quả và khoa học theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
2. Thời gian
- Rà soát đối tượng tiêm
chủng từ năm 2024.
- Tổ chức tiêm chủng bù
liều cho các đối tượng ngay khi đảm bảo các điều kiện tổ chức tiêm chủng, chậm
nhất từ năm 2025.
3. Phạm vi triển khai
Triển khai tại tất cả các
huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.
4. Đối tượng
- Đối tượng kiểm tra tiền
sử tiêm chủng:
+ Năm 2024: Kiểm tra tiền
sử tiêm chủng cho các đối tượng học sinh mầm non từ 3 tuổi-5 tuổi và học sinh
nhập học cấp tiểu học (học sinh học vào học lớp 1).
+ Từ năm 2025: Kiểm tra
tiền sử tiêm chủng cho các đối tượng nhập học lớp mầm non từ 3-5 tuổi.
- Đối tượng tiêm chủng bù
liều: Trẻ em được xác định chưa tiêm chủng hoặc tiêm chủng chưa đủ liều vắc xin
sởi, sởi-rubella (MR), bại liệt (bOPV, IPV), viêm não Nhật Bản (VNNB) sẽ được
tiêm chủng bù.
5. Loại vắc xin: vắc xin sởi, sởi-rubella (MR), bại liệt (bOPV, IPV), viêm
não Nhật Bản (VNNB).
6. Hình thức triển
khai
- Kiểm tra tiền sử tiêm
chủng tại các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học vào đầu năm học.
- Tiêm chủng bù liều các
vắc xin trong TCMR nêu trên cho các trẻ chưa tiêm chủng hoặc tiêm chủng chưa đủ
liều vắc xin, tổ chức theo đợt riêng hoặc lồng ghép với đợt tiêm chủng thường
xuyên.
III. NỘI
DUNG TRIỂN KHAI
1. Công tác truyền
thông, huy động cộng đồng
- Xây dựng, tiếp nhận cấp
phát các thông điệp truyền thông, in ấn tờ rơi, áp phích, tài liệu hỏi - đáp về
kiểm tra và tiêm chủng bù liều vắc xin, lịch tiêm chủng, an toàn tiêm chủng, sử
dụng ứng dụng sổ tiêm chủng điện tử.
- Truyền thông, vận động
cha mẹ, người chăm sóc, người giám hộ trẻ.
- Truyền thông về tác dụng,
hiệu quả của các vắc xin đối với trẻ em và sự cần thiết tiêm bù liều, an toàn
tiêm chủng thông qua nhiều hình thức: truyền thông trực tiếp; truyền thông trên
các phương tiện thông tin đại chúng, trên các nền tảng mạng xã hội phổ biến tại
Việt Nam (Facebook, Zalo, Youtube...).
2. Cung ứng vắc xin, vật
tư tiêm chủng
Sở Y tế, Trung tâm Kiểm
soát bệnh tật tỉnh phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung
ương để tiếp nhận, bảo quản, cung ứng vắc xin, vật tư phục vụ tiêm chủng phân bổ
cho các đơn vị y tế địa phương triển khai thực hiện; Đảm bảo đủ hệ thống dây
chuyền lạnh để bảo quản vắc xin từ 3 tháng đến 6 tháng. Có phương án bảo quản dự
phòng đảm bảo chất lượng vắc xin khi có tình huống bất thường xảy ra.
3. Tổ chức kiểm tra tiền
sử tiêm chủng
Trên cơ sở hướng dẫn của
Kế hoạch 980/KH-BYT-BGDĐT ngày 19/7/2023 của Bộ Y tế - Bộ Giáo dục và Đào tạo,
Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch chi tiết chỉ đạo, hướng dẫn
các Phòng giáo dục, cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, Trung tâm Y tế cấp huyện,
Trạm Y tế cấp xã phối hợp rà soát, tổng hợp đối tượng đủ điều kiện tiêm chủng
theo chỉ đạo.
3.1. Năm 2024
Các cơ sở giáo dục mầm
non, tiểu học (lớp 1) chủ động rà soát, hoàn thiện thông tin về tiêm chủng
trong Sổ theo dõi sức khỏe học sinh theo mẫu Phụ lục số 01 (Ban hành kèm
theo Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 12 tháng 5 năm 2016 quy
định công tác y tế trường học của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo) của các học sinh trong độ tuổi mầm non và tiểu học lớp 1.
Trung tâm Y tế các huyện,
thị xã, thành phố chỉ đạo các trạm y tế rà soát kết xuất dữ liệu báo cáo trên
phần mềm tiêm chủng, cung cấp thông tin các cháu đến độ tuổi tiêm chủng thuộc lứa
tuổi mầm non và lớp 1 tiểu học nhưng chưa tiêm đủ các loại vắc xin theo kế hoạch
cho các Phòng Giáo dục để chỉ đạo các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học phối hợp
rà soát và tổng hợp danh sách học sinh cần tiêm vét, tiêm bổ sung.
Thời gian hoàn thành
trước 30/11/2024
3.2. Từ năm 2025 trở
đi
- Các cơ sở giáo dục mầm non,
tiểu học chủ động cập nhật đầy đủ thông tin tiêm chủng của các cháu (trong độ
tuổi từ 3-5 tuổi) trong sổ theo dõi sức khỏe học sinh, tổng hợp danh sách trẻ
em nhập học tại đơn vị mình trong năm học mới, chưa tiêm chủng đầy đủ các loại
vắc xin theo quy định, gửi về Trạm Y tế trên địa bàn để cập nhật, lên phương án
tổ chức tiêm chủng bù.
- Cập nhật tiền sử tiêm
chủng: Các Trạm Y tế xã/phường/thị trấn, sau thời gian khám sức khỏe cho học
sinh đầu năm học, chủ động phối hợp với các cơ sở mầm non, tiểu học trên địa
bàn được phân công nhận hồ sơ thông tin tiền sử tiêm chủng của những trẻ chưa
tiêm chủng đầy đủ các mũi tiêm theo độ tuổi do các cơ sở giáo dục trên địa bàn
cung cấp; Kiểm tra, đối chiếu tiền sử tiêm chủng. Lập Kế hoạch và triển khai
tiêm chủng bù cho các cháu, cập nhật đầy đủ dữ liệu tiêm chủng của trẻ trên Hệ
thống Quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia sau khi trẻ đã được tiêm bù.
4. Tổ chức tiêm chủng
bù liều
- Tổ chức tiêm chủng theo
hướng dẫn chuyên môn của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và theo Nghị định số
104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng,
Thông tư số 34/2018/TT-BYT ngày 16/11/2018 của Bộ Y tế quy định chi tiết một số
điều của Nghị định số 104/2016/NĐ-CP.
- Căn cứ vào số đối tượng
trẻ cần tiêm bù liều, các địa phương xây dựng kế hoạch, tổ chức tiêm lồng ghép
trong ngày tiêm chủng thường xuyên tại Trạm Y tế hoặc tổ chức điểm tiêm tại cơ
sở giáo dục.
5. Đảm bảo an toàn
tiêm chủng
- Thực hiện công tác tiếp
nhận, vận chuyển, bảo quản vắc xin, khám sàng lọc và theo dõi sau tiêm chủng
cũng như công tác xử trí phản ứng phản vệ (nếu có) theo quy định, hướng dẫn của
Chính phủ và Bộ Y tế.
- Xây dựng phương án theo
dõi, xử trí các sự cố bất lợi sau tiêm chủng (lưu ý có số điện thoại liên hệ,
đơn vị tiếp nhận). Bố trí cán bộ y tế đã được đào tạo về công tác tiêm chủng
theo quy định để theo dõi và xử trí phản ứng sau tiêm chủng.
- Trang bị, hướng dẫn xử
trí cấp cứu phản vệ, hộp thuốc cấp cứu phản vệ theo quy định tại Thông tư số
51/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ Y tế hướng dẫn phòng, chẩn đoán và xử trí
phản vệ.
- Các Trung tâm Y tế/bệnh
viện trên địa bàn tỉnh bố trí đội thường trực cấp cứu để sẵn sàng hỗ trợ các điểm
tiêm chủng khi cần.
IV.
KINH PHÍ THỰC HIỆN
Kinh phí thực hiện được đảm
bảo từ nguồn ngân sách nhà nước được giao cho đơn vị hàng năm theo phân cấp và
nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định; lồng ghép với các chương trình, kế
hoạch, nhiệm vụ có liên quan theo quy định hiện hành.
V. TỔ
CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Y tế
- Chủ trì phối hợp với Sở
Giáo dục và Đào tạo xây dựng Kế hoạch chi tiết triển khai kế hoạch kiểm tra tiền
sử và tiêm chủng bù liều cho trẻ nhập học các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học
trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
- Là cơ quan Thường trực
chịu trách nhiệm toàn diện về việc triển khai Kế hoạch; Chủ trì, phối hợp với Sở
Giáo dục và Đào tạo xây dựng kinh phí triển khai triển khai Kế hoạch gửi Sở Tài
chính thẩm định, trình phê duyệt theo quy định.
- Chỉ đạo, đôn đốc, kiểm
tra, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc và các cơ sở tiêm chủng trên địa bàn tỉnh
thực hiện hoạt động kiểm tra tiền sử và tiêm chủng bù liều vắc xin theo kế hoạch.
- Phối hợp Sở Thông tin
và Truyền thông, Trung tâm Truyền thông tỉnh và các sở, ban, ngành có liên quan
triển khai hiệu quả các hoạt động truyền thông về tiêm chủng mở rộng, mục đích,
ý nghĩa và lợi ích của hoạt động kiểm tra tiền sử và tiêm chủng bù liều cho trẻ
nhập học tại các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học.
- Chủ động tham mưu cho Ủy
ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, địa phương phối hợp triển khai thực hiện;
tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Y tế theo quy định.
2. Sở Giáo dục và Đào
tạo
- Phối hợp với Sở Y tế và
các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng Kế hoạch phối hợp triển khai kiểm tra tiền
sử và tiêm chủng bù liều cho trẻ nhập học các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học
trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh; Thực hiện rà soát, bổ sung đủ các thông tin về tiền
sử tiêm chủng của trẻ em, học sinh; đặc biệt đối với trẻ em, học sinh (từ 3-6
tuổi) trong “Sổ theo dõi sức khỏe học sinh” theo mẫu Phụ lục số 01 (Ban hành
kèm theo Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 12/5/2016 của Bộ Y tế
và Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về công tác y tế trường học).
- Phối hợp cung cấp tiền
sử tiêm chủng đối với trẻ em, học sinh theo danh sách đề nghị của đơn vị y tế địa
phương (khi đơn vị y tế có danh sách gửi đề nghị phối hợp rà soát).
- Chỉ đạo các cơ sở giáo
dục phối hợp với Ngành y tế tăng cường công tác tuyên truyền, vận động phụ
huynh phối hợp thực hiện Kế hoạch; Phối hợp chặt chẽ với các Trạm Y tế xã, phường,
thị trấn trong việc rà soát tiền sử tiêm chủng, quản lý đối tượng tiêm, tổ chức
các hoạt động tiêm chủng đảm bảo đạt chỉ tiêu đề ra.
3. Sở Thông tin và
Truyền thông, Trung tâm Truyền thông tỉnh
Phối hợp với Sở Y tế, Sở
Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị liên quan triển khai các hoạt động truyền
thông về mục đích, ý nghĩa và lợi ích của tiêm chủng mở rộng và hoạt động kiểm
tra tiền sử và tiêm chủng bù liều cho trẻ nhập học tại các cơ sở giáo dục mầm
non, tiểu học.
4. Sở Tài chính
Tham mưu UBND tỉnh bố trí
nguồn kinh phí để triển khai thực hiện Kế hoạch theo phân cấp của Luật ngân
sách nhà nước, đảm bảo phù hợp với khả năng cân đối ngân sách hàng năm của tỉnh.
5. Các sở, ban, ngành
và đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể: Phối hợp với ngành Y tế thực hiện công tác tuyên truyền, vận
động người dân, cán bộ công chức, viên chức, nhân dân cho con, em tham gia tiêm
chủng đầy đủ, đúng thời gian quy định.
6. Ủy ban nhân dân các
huyện, thị xã, thành phố
- Chỉ đạo các cơ quan, đơn
vị liên quan xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện hoạt động kiểm tra
tiền sử và tiêm chủng bù liều cho trẻ nhập học tại các cơ sở giáo dục mầm non,
tiểu học trên địa bàn đảm bảo an toàn, hiệu quả.
- Bố trí kinh phí (ngoài
các nội dung chi đã được đảm bảo) để triển khai các hoạt động tiêm chủng và hoạt
động kiểm tra tiền sử và tiêm chủng bù liều cho trẻ nhập học tại các cơ sở giáo
dục mầm non, tiểu học trên địa bàn.
Các sở, ban, ngành, Ủy
ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh tổ chức triển khai
thực hiện kế hoạch; trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc vượt
thẩm quyền (nếu có), kịp thời báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Y tế) để xem xét, giải
quyết theo quy định./.
Nơi nhận:
- Bộ Y tế (b/c);
- Bộ GD&ĐT (b/c);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- UBMTTQ và các đoàn thể tỉnh;
- Các sở ban, ngành;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- V0-V3, VX1;
- Lưu: VT, VX3
CV24.491
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Thị Hạnh
|