Kế hoạch 25/KH-UBND về quản lý, phòng trừ châu chấu tre trên địa bàn tỉnh Sơn La năm 2020

Số hiệu 25/KH-UBND
Ngày ban hành 03/02/2020
Ngày có hiệu lực 03/02/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Sơn La
Người ký Lò Minh Hùng
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 25/KH-UBND

Sơn La, ngày 03 tháng 02 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

QUẢN LÝ, PHÒNG TRỪ CHÂU CHẤU TRE TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA NĂM 2020

I. TÌNH HÌNH CHÂU CHẤU TRE GÂY HẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

Châu chấu tre lưng vàng đã xuất hiện và gây hại nặng trên cây rừng và cây nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La từ năm 2015 trở lại đây. Đây là đối tượng dịch hại có sức ăn mạnh, khi đã chuyển sang pha trưởng thành thì khả năng di chuyển nhanh, mức độ gây thiệt hại lớn rất khó kiểm soát.

Châu chấu có chu kỳ trong vòng 1 năm thành một vòng khép kín. Thời gian trứng châu chấu bắt đầu nở từ cuối tháng 3 đến tháng 4 hàng năm, phá hại mạnh trong trong giai đoạn châu chấu non (từ tuổi 1 đến tuổi 5) trong từ khoảng tháng 4 đến tháng 6, đây là giai đoạn châu chấu gây hại mạnh nhất, có ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng của cây trồng. Từ cuối tháng 7, châu chấu bắt đầu trưởng thành, di chuyển theo đàn và có xu hướng mở rộng vùng gây hại. Từ tháng 8 trở đi châu chấu trưởng thành cặp đôi giao phối và đẻ trứng, khu vực tập trung tại các thung, khe, khu vực rừng rậm, ẩm ướt, dưới tán rừng...từ cuối tháng 9, trưởng thành chết sinh lý. Giai đoạn trứng kéo dài suốt mùa đông và nở khi có thời tiết ấm áp vào mùa xuân năm sau, cũng là thời điểm bắt đầu một chu kỳ gây hại mới.

Trong 5 năm từ (2015 - 2019), tổng diện tích gây hại của châu chấu trên địa bàn tỉnh Sơn La là 3.784 ha (trong đó gây hại trên cây rừng 3.074 ha, trên cây nông nghiệp 709.98 ha), với diễn biến cụ thể như sau:

- Tháng 10 năm 2015, châu chấu tre lưng vàng xuất hiện gây hại 25 ha diện tích tre trồng tại 2 bản Nà Vạc, Pá Kạch xã Mường Lạn, huyện Sốp Cộp với mật độ phổ biến 20 - 50 con/cây, cao 100 - 200 con/cây, cá biệt 500 con/cây.

- Đến năm 2016, châu chấu tre lưng vàng xuất hiện và gây hại tại 2 huyện Sông Mã và Sốp Cộp, tổng diện tích châu chấu xuất hiện và gây hại là 2.700 ha (cây rừng 2.223 ha, cây nông nghiệp 477 ha). Diện tích thiệt hại cây nông nghiệp là 4,9 ha (tỷ lệ hại trên 70%).

- Năm 2017, điều kiện thời tiết mùa đông ấm, có mưa sớm thuận lợi cho châu chấu phát sinh sớm ngay từ đầu tháng 4. Tổng diện tích châu chấu gây hại là 584,01 ha (trong đó gây hại trên rừng hỗn giao, rừng tre nứa và ven rừng 434,03 ha, trên cây nông nghiệp 149,98 ha) phân bố tại 10 bản của 3 xã huyện Sốp Cộp (Mường Lèo: 06 bản, Mường Lạn: 01 bản, Sam Kha: 03 bản) và 4 bản của 2 xã huyện Sông Mã (Mường Hung: 2 bản, Mường Cai: 2 bản).

- Năm 2018, châu chấu tre lưng vàng xuất hiện muộn (cuối tháng 5) tại khu huổi Pú Sút, xã Sam Kha, huyện Sốp Cộp với mật độ phổ biến 15 con/m2, cao 70 con/m2, cục bộ 550 con/m2. Tổng diện tích châu chấu xuất hiện năm 2018 là 80 ha trên cây rừng (tre, nứa, rừng hỗn giao), không gây hại trên cây nông nghiệp.

- Năm 2019 châu chấu xuất hiện vào trung tuần tháng 4. Vừa mới nở tại các điểm đã khoanh vùng thuộc bản Liềng, xã Mường Lèo, huyện Sốp Cộp với mật độ phổ biến 10 con/m2, cao 30 con/m2, cục bộ 120 con/m2. Tới tháng 6 châu chấu xuất hiện và gây hại trên địa bàn các huyện như Yên Châu với mật độ phổ biến 500 con/m2, cao 400 con/m2, cục bộ 500 con/m2, diện tích nhiễm 55 ha, tại huyện Vân Hồ và Huyện Mộc Châu châu chấu trưởng thành di cư đến với số lượng lớn nhưng không gây hại. Tổng diện tích do châu chấu gây hại là 420 ha (trên cây rừng là 337 ha, và trên cây nông nghiệp là 83 ha).

Trước diễn biến phức tạp của châu chấu tre, ngay từ cuối năm 2016, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 114/KH-UBND ngày 01/9/2016 về việc quản lý, phòng trừ châu chấu trên địa bàn huyện Sốp Cộp. Tại các địa phương đã chủ động xây dựng kế hoạch, dùng máy động cơ tập trung phun diệt trừ tại các điểm có mật độ châu chấu cao, huy động các nguồn lực, lực lượng và nhân dân. Kết quả, diện tích nhiễm châu chấu tre lưng vàng đã được chỉ đạo phòng trừ hiệu quả, giảm thiểu được thiệt hại do châu chấu gây ra.

Tổng kết công tác phòng trừ châu chấu tre lưng vàng cho thấy, nhờ có sự phối hp chỉ đạo quyết liệt giữa các cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương, sự hp tác tích cực của người dân địa phương, các hộ chủ rừng trong công tác điều tra phát hiện, thông tin, tuyên truyền và tổ chức phòng trừ nên các ổ châu chấu đều được phát hiện sớm và phòng trừ kịp thời, có hiệu quả cao, hạn chế thấp nhất thiệt hại do châu chấu tre lưng vàng gây ra.

Dự báo năm 2020, nguồn châu chấu tại chỗ và từ nước CHDCND Lào tiếp tục phát sinh, sẽ bắt đầu nở từ tháng 4, châu chấu non gây hại mạnh từ tháng 4 đến tháng 6, tập trung tại các huyện Sốp Cộp, Sông Mã và một số xã giáp vùng biên giới Lào. Do vậy công tác chuẩn bị các điều kiện về vật tư, thuốc bảo vệ thực vật sẵn sàng cho phòng trừ châu chấu tre là rất cần thiết.

II. MỤC TIÊU

1. Ngăn chặn sự bùng phát về số lượng, quy mô gây hại trên diện rộng của châu chu tre trong năm 2020.

2. Giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại của châu chấu tre đối với các cây trồng, đặc biệt là cây nông nghiệp trên nương.

3. Nâng cao năng lực quản lý, phòng trừ châu chấu tre, huy động sự vào cuộc của các nguồn lực tại địa phương trong công tác phòng trừ châu chấu.

4. Chuẩn bị đầy đủ các vật tư thiết yếu sẵn sàng phục vụ cho công tác phòng trừ châu chu tre ngay khi phát hiện châu chấu vừa nở.

III. NỘI DUNG

1. Tăng cường công tác tuyên truyền vận động nâng cao ý thức, trách nhiệm của nhân dân, chủ thực vật trong phòng, chống châu chấu tre hại cây trồng.

2. Chủ động theo dõi chặt chẽ diễn biến, quy luật phát sinh gây hại, hướng di chuyển của châu chấu tre, đặc biệt tại các vùng tập trung đẻ trứng, vùng gây hại từ năm trước.

3. Thực hiện các biện pháp phòng trừ tổng hp, huy động các lực lượng thu, gom, vợt bắt châu chấu non, trưởng thành. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phun trừ châu chấu tre tại các diện tích tập trung khu trú và các diện tích cây nông nghiệp bị gây hại.

4. Chuẩn bị các điều kiện về vật tư, kinh phí, tổ chức phun trừ khi châu chấu bùng phát với số lượng lớn.

5. Hợp tác, trao đổi thông tin, phòng chống châu chấu giữa các huyện và các tỉnh giáp biên thuộc nước CHDCND Lào.

IV. GIẢI PHÁP PHÒNG, TRỪ

1. Các biện pháp quản lý, theo dõi

- Theo dõi chặt chẽ diễn biến của châu chấu tre từ khi châu chấu non bắt đầu nở, xác định khu vực châu chấu tre nở, co cụm, đẻ trứng (chủ yếu các khu vực đất có độ ẩm cao, sườn đồi, ven suối). Dự tính, dự báo khả năng phát sinh, thời gian châu chấu non nở để chủ động thực hiện các biện pháp phòng trừ. Vùng tập trung theo dõi gồm các xã đã có châu chấu tre gây hại từ những năm trước và xã giáp biên giới Lào.

[...]