Kế hoạch 2491/KH-UBND năm 2019 thực hiện “Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh Cúm gia cầm giai đoạn 2019 - 2025” do tỉnh Bình Dương ban hành

Số hiệu 2491/KH-UBND
Ngày ban hành 29/05/2019
Ngày có hiệu lực 29/05/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Dương
Người ký Mai Hùng Dũng
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2491/KH-UBND

Bình Dương, ngày 29 tháng 5 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN “KẾ HOẠCH QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG BỆNH CÚM GIA CẦM GIAI ĐOẠN 2019 - 2025”

Thực hiện Quyết định số 172/QĐ-TTg ngày 13/02/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh Cúm gia cầm giai đoạn 2019 - 2025”, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Kế hoạch thực hiện trên địa bàn tỉnh với những nội dung như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh Cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh. Từ đó chủ động kiểm soát, khống chế không để dịch bệnh Cúm gia cầm xảy ra và lây lan trên diện rộng, góp phần giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm vi rút cúm cho người, bảo vệ sức khỏe cộng đng. Đồng thời hỗ trợ tích cực cho việc xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh đối với bệnh Cúm gia cầm tại Việt Nam, thúc đẩy chăn nuôi gia cầm phát triển bền vững, góp phần đảm bảo an ninh lương thực và đẩy mạnh xuất khẩu, phát triển các hoạt động thương mại.

2. Mc tiêu cthể

Duy trì các huyện Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên, Dầu Tiếng và Phú Giáo là 04 vùng chăn nuôi được Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) công nhận là vùng an toàn dịch bệnh đối với bệnh Cúm gia cầm. Từ đó xây dựng các vùng, chuỗi sản xuất gia cầm, sản phẩm gia cầm an toàn dịch bệnh đáp ứng tiêu dùng trong nước và định hướng xuất khẩu.

Nâng cao năng lực ngành Thú y của tỉnh trong công tác phòng chống bệnh Cúm gia cầm, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành Thú y cấp tỉnh (Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản) được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Thú y chỉ định là phòng thử nghiệm nông nghiệp đủ điều kiện chẩn đoán, xét nghiệm bệnh Cúm gia cầm (phát hiện vi rút gây bệnh Cúm gia cầm bằng kỹ thuật Real time RT-PCR).

Kiểm soát chặt chẽ và ngăn chặn việc vận chuyển, giết mổ, buôn bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

1. Phân chia vùng nguy cơ (cấp huyện) về bệnh Cúm gia cầm

Hàng năm, căn cứ tiêu chí phân chia vùng nguy cơ (cấp huyện) của Cục Thú y, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành Thú y cấp tỉnh quyết định việc chuyển đổi giữa các vùng nguy cơ và báo cáo Cục Thú y để theo dõi, giám sát; đồng thời để có cơ sở xây dựng các biện pháp và bố trí các nguồn lực tổ chức các hoạt động phòng chống dịch bệnh Cúm gia cầm đạt hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế tại các vùng chăn nuôi, các địa phương (theo mục tiêu chuyển đổi từ vùng nguy cơ cao thành nguy cơ thấp).

2. Tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Cúm gia cầm

Duy trì, thực hiện chính sách tiêm phòng miễn phí đối với bệnh Cúm gia cầm cho các hộ chăn nuôi gia cầm qui mô nhỏ trên địa bàn toàn tỉnh theo tiêu chí của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương (kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương thực hiện mua vắc xin, tổ chức tiêm phòng). Các tổ chức, cá nhân chăn nuôi gia cầm có qui mô lớn ngoài tiêu chí tự chi trả kinh phí tiêm phòng vắc xin theo quy định.

Hàng năm, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành Thú y cấp tỉnh xây dựng kế hoạch, tổ chức và hướng dẫn thực hiện tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Cúm gia cầm; có nhiệm vụ giám sát kết quả lưu hành vi rút Cúm gia cầm trong tỉnh, hướng dẫn sử dụng vắc xin và làm đầu mối triển khai công tác đấu thầu mua vắc xin phòng bệnh Cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

3. Giám sát bệnh Cúm gia cầm

Trên cơ sở nội dung Kế hoạch số 2680/KH-UBND ngày 18/06/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương về việc thực hiện “Chương trình quốc gia giám sát bệnh Cúm gia cầm”, giao cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành Thú y cấp tỉnh xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí triển khai giám sát dịch bệnh như sau:

- Tại điểm buôn bán gia cầm sống và cơ sở giết mổ gia cầm tập trung

Hàng năm, xác định các yếu tố nguy cơ để chọn các điểm buôn bán gia cầm sống và các cơ sở giết mổ gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh để lấy mẫu giám sát sự lưu hành vi rút cúm gia cầm.

Căn cứ kết quả xét nghiệm, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành Thú y cấp tỉnh thông báo cho chính quyền địa phương, ban quản lý chợ, chủ cơ sở giết mổ... về kết quả lưu hành vi rút Cúm gia cầm để cảnh báo nguy cơ bệnh Cúm gia cầm. Đồng thời tăng cường công tác vệ sinh, tiêu độc khử trùng tại các điểm buôn bán gia cầm sống và các cơ sở giết mổ gia cầm đã lấy mẫu xét nghiệm.

- Tại cơ sở chăn nuôi gia cầm giống, cơ sở ấp nở trứng gia cầm

Thực hiện lấy mẫu giám sát sự lưu hành vi rút cúm gia cầm định kỳ 06 tháng/lần tại tất cả các cơ sở chăn nuôi gia cầm giống và cơ sở ấp nở trứng gia cầm trên địa bàn tỉnh. Khi phát hiện có kết quả xét nghiệm dương tính với vi rút Cúm gia cầm thì thực hiện các biện pháp xử lý theo hướng dẫn tại Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 5 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn.

- Đối với vùng, cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn dịch bệnh

Thực hiện giám sát định kỳ theo hướng dẫn tại Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02 tháng 06 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật.

- Đối với các vùng chăn nuôi gia cầm trọng điểm, giáp ranh vùng chăn nuôi đã được công nhận an toàn dịch bệnh

Định kỳ hàng năm tổ chức lấy mẫu xét nghiệm để giám sát sự lưu hành vi rút cúm gia cầm hoặc đánh giá hiệu quả sau tiêm phòng đối với đàn gia cầm chăn nuôi quy mô nhỏ đã được tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Cúm gia cầm (với mục tiêu đạt tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng vắc xin là trên 80% ở cấp độ quần thể).

Hướng dẫn các trang trại chăn nuôi tập trung thực hiện giám sát dịch bệnh định kỳ theo quy định.

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ