Kế hoạch 2467/KH-UBND năm 2019 thực hiện Chỉ thị 12/CT-TTg về tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen” trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

Số hiệu 2467/KH-UBND
Ngày ban hành 13/06/2019
Ngày có hiệu lực 13/06/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Thuận
Người ký Lê Văn Bình
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
--------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

Số: 2467/KH-UBND

Ninh Thuận, ngày 13 tháng 6 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 12/CT-TTG CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ TĂNG CƯỜNG PHÒNG NGỪA, ĐẤU TRANH VỚI TỘI PHẠM VÀ VI PHẠM PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG “TÍN DỤNG ĐEN” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN

Thực hiện Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 25/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phòng ngừa, đu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen” và chỉ đạo của Thường trực tỉnh ủy tại Văn bản s3897-CV/TU ngày 09/5/2019 về triển khai Chỉ thị s12/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ,

Ủy ban nhân dân tnh ban hành Kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện với những nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Nâng cao nhận thức của lãnh đạo, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức các ngành, đoàn thể và nhân dân trong việc chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về giao dịch, vay mượn, huy động, sử dụng vốn và công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”. Trong đó, nêu cao tinh thần, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp, nht là người đứng đu và cấp phó của người đứng đầu trong việc thực hiện Chỉ thị số 12/CT-TTg.

- Đề ra giải pháp thiết thực nhằm chủ động phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”, góp phần đảm bảo tình hình an ninh, trật tự, tạo môi trường phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

2. Yêu cầu

- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức nghiên cứu, quán triệt, thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Chỉ thị số 12/CT-TTg; xác định rõ nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự là yêu cầu đặc biệt quan trọng trong tình hình hiện nay.

- Huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”. Thanh tra, kiểm tra, xử lý, quản lý chặt chẽ các cơ sở kinh doanh có liên quan đến dịch vụ cho vay, cầm đồ, đòi nợ trên địa bàn tỉnh có thể bị các đối tượng lợi dụng để hoạt động. Đồng thời, tháo gnhững khó khăn, vướng mắc trong hoạt động tín dụng, đảm bảo người dân được tiếp cận nguồn vốn, hạn chế “tín dụng đen”, không để tình hình liên quan đến hoạt động “tín dụng đen” gây dư luận xấu trong quần chúng nhân dân trên địa bàn tỉnh.

II. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

1. Công an tỉnh

- Cơ quan thường trực chủ động tham mưu, đề xuất Ban Chỉ đạo phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tỉnh chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các Sở, ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố phối hợp đấu tranh có hiệu quả với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”.

- Phối hợp với các Sở, ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố làm tốt công tác phòng ngừa xã hội, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật, phương thức, thủ đoạn và tác hại của “tín dụng đen” nhằm nâng cao ý thức cảnh giác của người dân, tổ chức, doanh nghiệp.

- Tổ chức nắm tình hình, rà soát, lập danh sách các tổ chức, cá nhân, cơ sở hoạt động kinh doanh tài chính, cầm đồ, huy động vốn với lãi suất cao bất thường, tham gia hụi, họ, biêu, phường có dấu hiệu lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản để nắm tình hình, chủ động phát hiện, điều tra, xử lý các vi phạm, gắn với triển khai có hiệu quả Đề án 2 về “Phòng, chống các loại tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia” thuộc Chiến lược quốc gia phòng, chng tội phạm giai đoạn 2016 - 2025 và định hướng đến năm 2030 theo Quyết định số 623/QĐ-TTg ngày 14/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ.

- Chđạo Công an các huyện, thành phố chủ động đề xuất Ủy ban nhân dân cùng cấp chỉ đạo các phòng, ban, ngành, đoàn thể và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn thành lập các tổ công tác liên ngành do lực lượng Công an làm nòng cốt, tiến hành kiểm tra hành chính các cơ sở cầm đồ, cho vay, kinh doanh tài chính, dịch vụ đòi nợ và các cơ sở kinh doanh khác có biểu hiện hoạt động cho vay lãi nặng, đòi nợ thuê nhằm phát hiện tội phạm và vi phạm pháp luật để xử lý nghiêm theo quy định.

- Siết chặt việc cấp Giấy chứng nhận và tăng cường quản lý, kiểm tra các cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự, nhất là các cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ, đòi nợ; kiên quyết xử lý, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự đối với các cơ sở vi phạm.

- Mở các đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm để đấu tranh quyết liệt các loại tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”, gắn với đu tranh, triệt xóa các đường dây đánh bạc, tổ chức đánh bạc, lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua các hình thức huy động vốn, tham gia hụi, họ, biêu phường, triệt phá các băng nhóm tội phạm có tổ chức, tội phạm sử dụng công nghệ cao, sử dụng vũ khí quân dụng, núp bóng doanh nghiệp để hoạt động.

- Thực hiện nghiêm các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, Thông tư liên tịch số 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC ngày 29/12/2017 và các văn bản hướng dẫn liên quan về tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm và kiến nghị khởi tố, nhất là tin báo, tố giác về tội phạm và kiến nghị khởi tliên quan đến cho vay lãi nặng, đòi nợ thuê, huy động vn lãi suất cao nhằm chiếm đoạt tài sản, vỡ hụi, họ.... và các vụ việc có dấu hiệu tội phạm, vi phạm pháp luật khác liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”; lập hồ sơ, xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm.

- Trao đổi, phối hợp chặt chẽ với Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân cùng cấp trong điều tra, truy tố, xét xử các vụ án có liên quan đến tội phạm “tín dụng đen” nhằm xử lý triệt để, tận gốc các đối tượng phạm tội, tránh bỏ lọt tội phạm, nhất là đối với các đối tượng chủ mưu, cầm đầu.

2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Ninh Thuận

- Tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các văn bản pháp luật về cơ chế, chính sách tín dụng ngân hàng, các gói, khoản cho vay ưu đãi đến mọi tầng lớp nhân dân.

- Nghiên cứu đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành các chính sách mở rộng, đa dạng các loại hình cho vay, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng; phát triển các công ty tài chính, tổ chức tài chính với thủ tục nhanh gọn và thuận tiện, đáp ứng nhu cầu vay vốn chính đáng, hợp pháp phục vụ đời sống, tiêu dùng của nhân dân để góp phần ngăn chặn “tín dụng đen”.

- Đẩy mạnh phát triển các dịch vụ cho vay, thanh toán trực tuyến, gắn với cải cách thủ tục hành chính, đơn giản quy trình, thủ tục vay vốn theo hướng thuận lợi để mọi tầng lớp nhân dân dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn vay hợp pháp khi có nhu cầu.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các tổ chức tín dụng, đảm bảo hoạt động an toàn, hiệu quả, kịp thời phát hiện, xử lý các vi phạm, chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra đối với các vụ việc có dấu hiệu tội phạm để điều tra, xử lý trước pháp luật, nâng cao hiệu quả răn đe, phòng ngừa chung. Chỉ đạo hệ thống ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh quản lý cán bộ, nhân viên chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật, không tham gia các hoạt động liên quan đến “tín dụng đen”.

- Chấp hành nghiêm quy định của Luật Giám định tư pháp và các văn bản hướng dẫn liên quan; đẩy nhanh tiến độ trả lời các yêu cầu của cơ quan điều tra về giám định tài chính, cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ điều tra vụ án liên quan đến “tín dụng đen”.

3. Sở Tư pháp

[...]