Kế hoạch 2405/KH-UBND năm 2019 thực hiện Nghị quyết 73/NQ-CP về Chương trình hành động triển khai Nghị quyết 60/2018/QH14 về tiếp tục hoàn thiện và đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước do tỉnh Tây Ninh ban hành

Số hiệu 2405/KH-UBND
Ngày ban hành 28/10/2019
Ngày có hiệu lực 28/10/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Tây Ninh
Người ký Dương Văn Thắng
Lĩnh vực Doanh nghiệp,Tài chính nhà nước

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TÂY NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2405/KH-UBND

Tây Ninh, ngày 28 tháng 10 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 73/NQ-CP NGÀY 23/9/2019 BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ TRIỂN KHAI NGHỊ QUYẾT SỐ 60/2018/QH14 NGÀY 15 THÁNG 6 NĂM 2018 CỦA QUỐC HỘI VỀ TIẾP TỤC HOÀN THIỆN VÀ ĐẨY MẠNH VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VỐN, TÀI SẢN NHÀ NƯỚC TẠI DOANH NGHIỆP VÀ CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

Thực hiện Nghị quyết số 73/NQ-CP ngày 23/9/2019 của Chính phủ ban hành Nghị quyết số 73/NQ-CP về Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 60/2018/QH14 ngày 15 tháng 6 năm 2018 của Quốc hội về tiếp tục hoàn thiện và đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong thời gian tới nhằm tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước theo tinh thần Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2017 của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 (khóa XII) về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước và Nghị quyết số 60/2018/QH14 ngày 15 tháng 6 năm 2018 của Quốc hội.

2. Yêu cầu

Xác định rõ nhiệm vụ của các sở, ngành, tỉnh nêu cao trách nhiệm việc thực hiện sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

Giao các sở, ngành tỉnh và các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước tập trung triển khai các giải pháp sau:

1. Về cơ chế chính sách: khi Trung ương thực hiện ban hành mới, sửa đổi, bổ sung các quy đnh pháp luật hoặc đề nghị tỉnh đề xuất việc sửa đổi, bổ sung những vấn đề bất cập trong quá trình triển khai thực hiện các văn bản pháp luật của Trung ương thì đề nghị các đơn vị liên quan căn cứ theo chức năng nhiệm vụ tham mưu UBND tỉnh đóng góp ý kiến. Cụ thể:

a) Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hp với các cơ quan liên quan rà soát, tham mưu UBND tỉnh góp ý sửa đổi, bổ sung Luật Đấu thầu, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn có liên quan.

b) Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham gia đóng góp ý kiến Nghị định hướng dẫn Luật Ngân sách nhà nước quy định về thu, thoái vốn nhà nước tại doanh nghip.

c) Sở Xây dựng chủ trì, phối hp với các cơ quan liên quan tham mưu UBND tỉnh góp ý sửa đổi, bổ sung Luật Xây dựng và các văn bản hướng dẫn có liên quan.

d) Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hp với các cơ quan liên quan rà soát, tham mưu UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn có liên quan; rà soát việc lập phương án sử dụng đất của các doanh nghiệp, đối với trường hợp được cấp có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất khác với phương án đã được phê duyệt.

đ) Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu UBND tỉnh rà soát, sửa đổi cơ chế chính sách về kết quả việc thực hiện sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghip nhà nước với việc đánh giá trách nhiệm của người đứng đầu; tiếp tục đổi mới công tác bố trí bổ nhiệm, miễn nhiệm đối với người đứng đầu doanh nghiệp nhà nước.

e) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hp với các cơ quan liên quan tham mưu UBND tỉnh sửa đổi cơ chế để doanh nghiệp thực sự chủ động trong trả tiền lương, tiền thưởng dựa vào năng suất lao động, hiệu quả sản xuất, kinh doanh; bảo đảm hài hòa lợi ích của nhà nước, doanh nghiệp, người lao động; thu hút lao động có trình độ cao vào làm việc.

f) Thanh tra tỉnh có trách nhiệm:

- Thực hiện công tác thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, không để xảy ra tiêu cực, thất thoát vốn, tài sản nhà nước.

- Phối hp với cơ quan thanh tra các cấp thực hiện kiểm tra, thanh tra, giám sát để kịp thời phát hiện vi phạm và có biện pháp xử lý, khắc phục.

- Báo cáo cấp có thẩm quyền để có chế tài xử lý đối với các trường hợp không thực hiện, chậm thực hiện kết luận của các cơ quan thanh tra, kiểm toán.

g) Các doanh nghiệp thường xuyên rà soát, xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật đối với tập thể, cá nhân, đặc biệt là người đứng đầu trong việc để xảy ra các vi phạm trong quá trình sản xuất kinh doanh, cơ cấu lại doanh nghiệp gửi Sở Nội vụ tổng hợp chung, báo cáo UBND tỉnh.

2. Về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp

a) Các doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý rà soát diện tích đất đang quản lý trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật hiện hành.

b) Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan:

- Quản lý, giám sát chặt chẽ việc huy động, sử dụng vốn của doanh nghiệp nhà nước, nhất là việc vay nợ nước ngoài, các dự án đầu tư trong nước và ra nước ngoài, nguồn vốn mua, bán, sáp nhập doanh nghiệp.

- Rà soát, xử lý các doanh nghiệp vi phạm pháp luật, để thất thoát, lãng phí vốn, tài sản nhà nước, các dự án đầu tư chậm tiến độ, kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài.

- Thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, khắc phục những hạn chế, yếu kém trong giai đoạn vừa qua; xử lý kịp thời các đề xuất, kiến nghị của doanh nghiệp.

[...]