Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 239/KH-UBND năm 2022 về tổ chức thực hiện Phong trào thi đua “Chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau trên địa bàn tỉnh Hà Giang” giai đoạn 2021-2025

Số hiệu 239/KH-UBND
Ngày ban hành 26/09/2022
Ngày có hiệu lực 26/09/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Giang
Người ký Nguyễn Văn Sơn
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 239/KH-UBND

Hà Giang, ngày 26 tháng 9 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHONG TRÀO THI ĐUA “CHUNG TAY VÌ NGƯỜI NGHÈO - KHÔNG ĐỂ AI BỊ BỎ LẠI PHÍA SAU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG” GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

Căn cứ Quyết định số 90/QĐ-TTg, ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025;

Căn cứ Quyết định số 666/QĐ-TTg ngày 02/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện Phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2021 - 2025;

Căn cứ Nghị quyết số 07-NQ/ĐH, ngày 17/10/2020 của Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025; Nghị quyết số 26-NQ/TU ngày 27/4/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tăng cường lãnh đạo thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2021 - 2025;

Căn cứ Nghị quyết số 26-NQ/TU ngày 27/4/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tăng cường lãnh đạo thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2021 - 2025;

Căn cứ Kế hoạch số 139/KH-UBND ngày 20/5/2022 của UBND tỉnh về việc thực hiện chương trình giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2021 - 2025.

Nhằm ghi nhận, cổ vũ động viên, khích lệ sự quan tâm vào cuộc và phát huy trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong thực hiện công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện Phong trào thi đua “Chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau trên địa bàn tỉnh Hà Giang” (gọi tắt là Phong trào thi đua) giai đoạn 2021 - 2025 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

- Phát huy tinh thần đoàn kết, sức mạnh của cả hệ thống chính trị, toàn xã hội và cộng đồng trong việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức, tinh thần chủ động sáng tạo của mỗi cá nhân, tập thể và gia đình, tạo khí thế thi đua sôi nổi trong toàn xã hội góp phần thực hiện thắng lợi chủ trương, chính sách, chương trình giảm nghèo của Đảng và Nhà nước;

- Tổ chức Phong trào thi đua thiết thực, hiệu quả, thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia, nâng cao chất lượng cuộc sống; hỗ trợ các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, địa bàn dân tộc thiểu số, khu vực bị ảnh hưởng nặng nề do thiên tai, dịch bệnh thoát khỏi tình trạng nghèo, tái nghèo, đặc biệt khó khăn;

2. Yêu cầu:

- Phong trào thi đua được triển khai sâu rộng từ tỉnh đến cơ sở, với nội dung đa dạng, hình thức phong phú, thiết thực, hiệu quả phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi địa phương. Việc thực hiện Phong trào thi đua phải trở thành nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên trong các phong trào thi đua của các Sở, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc tỉnh, tổ chức chính trị, xã hội và các khối thi đua;

- Kịp thời phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng các điển hình tiên tiến, những sáng kiến, kinh nghiệm hay, mô hình, cách làm sáng tạo trong thực hiện chính sách, chương trình giảm nghèo. Biểu dương, tôn vinh, khen thưởng các tập thể, cá nhân, gia đình có thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong thực hiện Phong trào thi đua.

II. NỘI DUNG PHONG TRÀO

1. Các Sở, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc tỉnh, đoàn thể tỉnh căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ tiếp tục nghiên cứu, xây dựng, hướng dẫn kịp thời và tổ chức thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua; xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện các chính sách, đề xuất các giải pháp thực hiện mục tiêu giảm nghèo; có chính sách khuyến khích doanh nghiệp và hợp tác xã liên kết trong sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, phát triển đa dạng các mô hình sản xuất có sự tham gia của các hộ nghèo, cận nghèo; hỗ trợ phát triển các mô hình, dự án giảm nghèo, phát triển sản xuất, kinh doanh phù hợp nhằm tạo việc làm, sinh kế, thu nhập cho người nghèo, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng cao; tiếp tục hoàn thiện, thực hiện hiệu quả cơ chế, chính sách giảm nghèo, nâng cao thu nhập; thi đua đồng thuận hợp tác, trách nhiệm vì người nghèo và góp phần giảm nghèo.

2. Cấp huyện, cấp xã thi đua đề ra nội dung, giải pháp giảm nghèo đặc thù của địa phương mình, bố trí và huy động đa dạng nguồn lực cho địa bàn nghèo nhằm giảm hộ nghèo, tăng hộ khá, giàu; xây dựng, nhân rộng các mô hình tốt, sáng kiến hay về giảm nghèo bền vững. Gắn phong trào thi đua với phong trào “Chung sức xây dựng nông thôn mới tỉnh Hà Giang”.

3. Thôn, bản, thi đua đoàn kết giúp nhau giảm nghèo và từng bước làm giàu, hỗ trợ người nghèo phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống và cùng nhau vươn lên thoát nghèo.

4. Các hộ gia đình thi đua chủ động vượt khó vươn lên thoát nghèo và giúp đỡ các cá nhân, hộ gia đình khác phát triển kinh tế và cùng nhau vươn lên thoát nghèo.

5. Cán bộ, công chức, viên chức và người làm công tác giảm nghèo các cấp thi đua, gương mẫu, trách nhiệm, đồng hành cùng với người nghèo, hướng đến mỗi đơn vị, địa phương không để người nghèo bị bỏ lại phía sau. Kêu gọi, vận động các tập thể, cá nhân, doanh nghiệp, có những việc làm thiết thực, tham gia đóng góp công sức, trí tuệ, của cải vật chất để hỗ trợ, động viên, giúp đỡ đơn vị, địa phương, người nghèo và các hộ gia đình thực hiện giảm nghèo, thoát nghèo bền vững.

6. Các doanh nghiệp thi đua đầu tư, hỗ trợ, giúp đỡ các huyện nghèo, xã nghèo phát triển kinh tế xã hội.

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Các Sở, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các khối thi đua căn cứ vào đặc điểm tình hình, yêu cầu, nhiệm vụ và đối tượng cụ thể để xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện, có các hình thức tuyên truyền phù hợp, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức; tạo sự đồng thuận của toàn xã hội và phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong tổ chức thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua.

2. Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Nội vụ (Ban Thi đua - Khen thưởng) và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh chỉ đạo các cơ quan truyền thông, các Sở, ban, ngành liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền, mở các chuyên trang chuyên mục, tăng cường thời lượng nhằm phát hiện, biểu dương và nhân rộng những mô hình hay, cách làm mới, các điển hình tiên tiến trong thực hiện phong trào thi đua.

3. Các Sở, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc tỉnh, tổ chức chính trị-xã hội, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các doanh nghiệp tiếp tục triển khai sâu rộng phong trào thi đua với nội dung, tiêu chí cụ thể, hình thức phù hợp, tránh hình thức; chủ động tiến hành đánh giá, rút kinh nghiệm và tiến hành tổng kết phong trào thi đua vào năm 2025.

4. Hằng năm, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh tổ chức các đoàn kiểm tra tình hình triển khai thực hiện phong trào thi đua ở một số địa phương, đơn vị và tiến hành tổng kết phong trào thi đua vào năm 2025.

IV. TIÊU CHÍ THI ĐUA VÀ HÌNH THỨC TIÊU CHUẨN KHEN THƯỞNG

[...]