Kế hoạch 238/KH-UBND năm 2019 về phòng, chống dịch bệnh động vật và tiêm phòng vắc xin gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2020

Số hiệu 238/KH-UBND
Ngày ban hành 20/11/2019
Ngày có hiệu lực 20/11/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thanh Hóa
Người ký Nguyễn Đức Quyền
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 238/KH-UBND

Thanh Hóa, ngày 20 tháng 11 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT VÀ TIÊM PHÒNG VẮC XIN GIA SÚC, GIA CẦM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA NĂM 2020

Thực hiện Công văn số 7725/BNN-TY ngày 15/10/2019 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc chỉ đạo xây dựng, phê duyệt và bố trí kinh phí phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2020. Căn cứ tình hình thực tế và yêu cầu công tác phòng, chống dịch bệnh động vật, nhất là công tác khống chế, đẩy lùi bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật và tiêm phòng vắc xin gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2020 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1.1. Mục đích: Chủ động ngăn chặn, phòng, chống hiệu quả các loại dịch bệnh động vật trên địa bàn tỉnh, giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm các loại dịch bệnh mới, đảm bảo chăn nuôi phát triển bền vững, bảo vệ sức khỏe người dân và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

1.2. Yêu cầu

- Thực hiện nghiêm túc các quy định của Luật Thú y và văn bản hướng dẫn thi hành luật, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn Bộ Nông nghiệp và PTNT về công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.

- Tổ chức thực hiện phải có sự chỉ đạo, phối hợp chặt ch, đồng bộ gia các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở và huy động được toàn dân tích cực tham gia thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

- Chuẩn bị đầy đủ nhân lực, trang thiết bị cần thiết cho công tác phòng, chng dịch bệnh; tổ chức giám sát, phát hiện sớm, chính xác, kịp thời tình hình dịch bệnh, sẵn sàng ứng phó khi dịch bệnh xảy ra. Thực hiện tiêm vắc xin phòng bệnh cho 100% gia súc, gia cầm thuộc diện tiêm phòng theo quy định.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

2.1. Công tác thông tin tuyên truyền

- Tổ chức thông tin, tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức, nội dung phù hợp với từng đối tượng về nguy cơ, tác hại và các giải pháp phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, nhất là bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.

- Thực hiện tuyên truyền thường xuyên trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Thanh Hóa, Báo văn hóa đời sống, Hệ thống Đài phát thanh xã, phường, thị trấn để nâng cao nhận thức trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên, người dân trong công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và công tác kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y.

2.2. Công tác đào tạo, tập huấn

Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ thú y từ tỉnh đến cơ sở, lực lượng tham gia công tác phòng, chống dịch đặc biệt là tuyến cơ sở, chủ cơ sở chăn nuôi, chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản về công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, động vật thủy sn, đảm bảo đáp ứng được yêu cầu công tác phòng, chống dịch.

2.3. Công tác tiêm phòng vắc xin

Tổ chức tiêm phòng các loại vắc xin cho gia súc, gia cầm trên địa bàn toàn tỉnh theo Thông tư số 07/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn, hướng dẫn của Cục Thú y và các quy định hiện hành, đảm bảo 100% gia súc, gia cầm thuộc diện tiêm được tiêm vắc xin phòng bệnh.

a) Thời gian tiêm phòng

Tổ chức tiêm đồng loạt các loại vắc xin phòng bệnh bắt buộc cho gia súc, gia cầm trên địa bàn toàn tỉnh theo 02 đợt chính:

- Tiêm phòng đợt 1 vào tháng 3, tháng 4 năm 2020.

- Tiêm phòng đợt 2 vào tháng 8, tháng 9 năm 2020.

Ngoài các đợt tiêm phòng chính, thực hiện tiêm phòng bổ sung liên tục cho gia súc, gia cầm chưa được tiêm phòng trong đợt tiêm phòng chính và số gia súc, gia cầm thuộc diện tiêm mới phát sinh, đến tui tiêm phòng.

b) Đi tượng tiêm, các bệnh bắt buộc tiêm phòng

- Đối với đàn trâu, bò, dê:

+ Tiêm vắc xin phòng bệnh lở mồm long móng trên địa bàn toàn tỉnh.

+ Tiêm vắc xin tụ huyết trùng trâu, bò trên địa bàn toàn tỉnh.

- Đi với lợn:

+ Tiêm vắc xin phòng bệnh dịch tả lợn, tụ huyết trùng lợn trên địa bàn toàn tỉnh.

[...]