Kế hoạch 2273/KH-UBND năm 2019 về đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Số hiệu | 2273/KH-UBND |
Ngày ban hành | 24/05/2019 |
Ngày có hiệu lực | 24/05/2019 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Quảng Trị |
Người ký | Nguyễn Quân Chính |
Lĩnh vực | Giao thông - Vận tải |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2273/KH-UBND |
Quảng Trị, ngày 24 tháng 05 năm 2019 |
Thực hiện Quyết định số 418/QĐ-TTg ngày 16/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Các giải pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa trong tình hình mới”; UBND tỉnh Quảng Trị ban hành Kế hoạch đảm bảo trật tự an toàn giao thông (ATGT) đường thủy nội địa trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Quảng Trị với những nội dung như sau:
Tổ chức thực hiện có hiệu quả các giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về trật tự ATGT đường thủy nội địa; nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về trật tự ATGT cho người tham gia giao thông và người dân sống dọc các tuyến đường thủy nội địa; tăng cường điều kiện an toàn của kết cấu hạ tầng, phương tiện đường thủy nội địa nhằm đảm bảo trật tự ATGT, giảm thiểu tai nạn giao thông (TNGT) đường thủy nội địa.
1. Tham gia hoàn thiện hệ thống Văn bản quy phạm pháp luật đường thủy nội địa do Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương ban hành; Rà soát, xây dựng các Văn bản quy phạm pháp luật đường thủy nội địa thuộc thẩm quyền ban hành của chính quyền địa phương; Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự ATGT đường thủy nội địa.
2. Hoàn thiện quy hoạch đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh.
3. Cải tạo các điểm đen và các điểm tiềm ẩn TNGT trên các tuyến đường thủy nội địa chính; Cải tạo, nâng cấp các luồng, tuyến, cầu vượt sông; Rà soát, hoàn thiện hệ thống báo hiệu và tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ cho hệ thống báo hiệu; Rà soát và công bố các tuyến đường thủy nội địa địa phương làm cơ sở cho công tác quản lý và bảo đảm các điều kiện ATGT theo quy định hiện hành; Rà soát, bổ sung mốc chỉ giới hành lang bảo vệ đường thủy nội địa, nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ hành lang ATGT đường thủy nội địa.
4. Cải tạo điều kiện ATGT cho các bến khách ngang sông, bến thủy nội địa, cầu phao dân sinh trên hệ thống đường bộ giao thông địa phương.
5. Ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác tuần tra, kiểm soát xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa; Tăng cường thanh tra, kiểm tra, điều kiện an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với các phương tiện thủy nội địa và điều kiện hoạt động của các cảng, bến thủy nội địa; Đẩy mạnh công tác thanh tra, tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm pháp luật về trật tự ATGT đường thủy nội địa.
6. Huy động nguồn vốn xã hội hóa đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa theo quy định pháp luật; phát triển hệ thống cảng, cơ sở công nghiệp đóng mới và sửa chữa phương tiện.
7. Nghiên cứu, tổ chức giao thông khoa học, hợp lý, phù hợp với cơ sở hạ tầng giao thông đường thủy.
1. Sở Giao thông vận tải:
- Chủ trì, phối hợp các Sở, ngành, địa phương tổ chức rà soát, đề xuất nội dung để hoàn thiện hệ thống các Văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến ATGT đường thủy nội địa; lập quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa theo quy định;
- Chủ trì, phối hợp các Sở, ngành, địa phương kiểm tra các điểm đen, điểm tiềm ẩn TNGT; Nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ hành lang ATGT đường thủy nội địa; Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch triển khai, quản lý hoạt động bến khách ngang sông; họp chợ, làng chài, nuôi trồng thủy hải sản, đăng, đáy cá, xây dựng công trình và các hoạt động khác trên hành lang bảo vệ luồng;
- Xây dựng danh mục các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa; Rà soát, đề xuất đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị cho lực lượng Thanh tra giao thông đường thủy;
- Chủ trì, phối hợp các Sở, ngành và địa phương tổ chức đăng ký, quản lý phương tiện; Xây dựng các quy định về quản lý phương tiện thủy thô sơ, phương tiện được miễn đăng ký theo quy định của pháp luật;
- Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn, thuyền viên, người lái; Nghiên cứu đề xuất bổ sung các hình thức đào tạo, thi, cấp chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ cho các đối tượng người dân ở vùng sâu, vùng xa, người có trình độ học vấn thấp và đồng bào thiểu số.
2. Ban An toàn giao thông tỉnh:
- Phối hợp các Sở, ngành, địa phương và các đơn vị tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự ATGT đường thủy nội địa; tiếp tục thực hiện kế hoạch tuyên truyền và xử lý các phương tiện không thực hiện đúng quy định của pháp luật;
- Tổ chức các đoàn kiểm tra, đôn đốc công tác bảo đảm trật tự ATGT đường thủy nội theo định kỳ hàng Quý, 6 tháng tại các địa phương có TNGT thủy tăng, tình hình giao thông phức tạp.
3. Công an tỉnh.
- Chỉ đạo lực lượng Công an thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự ATGT đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông”; Chỉ thị số 02/CT-BCA ngày 03/4/2015 của Bộ Công an về “Tăng cường công tác bảo đảm trật tự ATGT của lực lượng Công an trong tình hình mới”;
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự, ATGT gắn với hoạt động tuần tra kiểm soát; Triển khai cuộc vận động xây dựng phong trào “Văn hóa giao thông với bình yên sông nước” gắn với thực hiện Chỉ thị 23/CT-TTg ngày 5/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ;
- Chủ trì phối hợp các Sở, ngành, địa phương thực hiện các biện pháp bảo vệ trật tự ATGT đường thủy nội địa; tổ chức lực lượng tuần tra, kiểm soát, xử lý hành vi vi phạm pháp luật đối với người, phương tiện tham gia giao thông đường thủy nội địa theo quy định của pháp luật;
- Chủ trì rà soát, đề xuất đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang thiết bị, phương tiện, công cụ hỗ trợ cho lực lượng Cảnh sát giao thông đường thủy;