Kế hoạch 2267/KH-UBND năm 2021 triển khai “Chương trình chuyển đổi số ngành Thư viện tỉnh Bình Thuận đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”

Số hiệu 2267/KH-UBND
Ngày ban hành 23/06/2021
Ngày có hiệu lực 23/06/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Thuận
Người ký Nguyễn Đức Hòa
Lĩnh vực Công nghệ thông tin,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2267/KH-UBND

Bình Thuận, ngày 23 tháng 6 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI “CHƯƠNG TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ NGÀNH THƯ VIỆN TỈNH BÌNH THUẬN ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030”

Thực hiện Quyết định số 206/QĐ-TTg ngày 11/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số ngành Thư viện đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”;

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành Kế hoạch triển khai “Chương trình chuyển đổi số ngành Thư viện tỉnh Bình Thuận đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

a) Nâng cao nhận thức của hệ thống chính trị và toàn xã hội về Chương trình chuyển đổi số ngành Thư viện là một trong những nội dung quan trọng trong sự nghiệp phát triển văn hóa, giáo dục của đất nước.

b) Chuyển đổi số ngành Thư viện trên cơ sở ứng dụng khai thác có hiệu quả công nghệ số, xây dựng thư viện hiện đại, thư viện số, phát triển nguồn lực thông tin và tài nguyên số, phát triển nguồn vốn tri thức góp phần nâng cao dân trí, xây dựng xã hội học tập.

c) Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về chuyển đổi số ngành Thư viện đồng bộ với chuyển đổi số ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch (bảo tàng, di sản, du lịch...) nhằm xây dựng hệ sinh thái số đáp ứng nhu cầu của mọi người dân trong nền kinh tế số, xã hội số.

2. Yêu cầu

Triển khai đầy đủ, đồng bộ các giải pháp hạ tầng kỹ thuật, dữ liệu, nhân lực, công nghệ thông tin, an toàn thông tin, phù hợp với sự phát triển của khoa học và công nghệ; bảo đảm kết nối đồng bộ với hạ tầng số trong chương trình chuyển đổi số quốc gia phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Ứng dụng mạnh mẽ, toàn diện công nghệ thông tin, nhất là công nghệ số nhằm nâng cao năng lực hoạt động của các thư viện và hình thành mạng lưới thư viện hiện đại; bảo đảm cung ứng dịch vụ thư viện đáp ứng nhu cầu của người sử dụng; thu hút đông đảo người dân quan tâm, sử dụng dịch vụ thư viện, nâng cao dân trí, xây dựng xã hội học tập góp phần tạo động lực để tỉnh phát triển nhanh và bền vững theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Thuận lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

2. Mục tiêu chủ yếu và định hướng

a) Mục tiêu chủ yếu đến năm 2025

- 100% thư viện, bao gồm: Thư viện tỉnh, thư viện thuộc các trường đại học, cao đẳng, cơ sở đào tạo, thư viện trực thuộc các cơ quan, đơn vị được xây dựng và phát triển thư viện số, dữ liệu số làm cơ sở cho chuyển đổi số trong thư viện.

- 100% thư viện, bao gồm: Thư viện tỉnh, thư viện huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi là thư viện cấp huyện), thư viện thuộc các trường đại học, cao đẳng, cơ sở đào tạo, thư viện trực thuộc các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh được hoàn thiện và phát triển hạ tầng số (thiết bị, kết nối, dữ liệu, hạ tầng ứng dụng, pháp lý và nhân lực), dữ liệu số, triển khai liên thông, chia sẻ tài nguyên và sản phẩm thông tin thư viện theo chức năng, nhiệm vụ, văn bản hợp tác.

- 100% thư viện, bao gồm: Thư viện tỉnh, thư viện cấp huyện, thư viện thuộc các trường đại học, cao đẳng, cơ sở đào tạo có trang thông tin điện tử cung cấp dịch vụ trực tuyến, tích hợp với thành phần dữ liệu mở của Hệ tri thức Việt số hóa; có 60% thư viện cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có trang thông tin điện tử có khả năng tích hợp với thành phần dữ liệu mở của Hệ tri thức Việt số hóa và cung cấp dịch vụ trực tuyến trên nhiều phương tiện truy cập (trừ các dịch vụ thuộc phạm vi bí mật Nhà nước và dịch vụ đọc hạn chế).

- 70% tài liệu cổ, quý hiếm và bộ sưu tập tài liệu có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học và 40% tài liệu khác do Thư viện tỉnh, thư viện thuộc các cơ quan, đơn vị được số hóa; 70% tài liệu nội sinh, các công trình nghiên cứu khoa học do các thư viện trường đại học, cao đẳng, cơ sở đào tạo thu thập và quản lý được số hóa.

- 100% người làm công tác thư viện được đào tạo và đào tạo lại, cập nhật các kiến thức, kỹ năng vận hành thư viện hiện đại.

- 100% các loại hình thư viện: Thư viện công cộng (Thư viện tỉnh, thư viện cấp huyện), thư viện thuộc các trường đại học, cao đẳng, cơ sở đào tạo, thư viện thuộc các cơ sở giáo dục phổ thông (sau đây gọi là thư viện trường học) trong tỉnh được kiểm tra, quản lý thông qua hệ thống quản lý thông tin của cơ quan quản lý.

b) Định hướng đến năm 2030

- Tiếp tục đẩy mạnh phát triển thư viện số, chuyển đổi số trở thành một bộ phận của hệ sinh thái số của tỉnh; Thư viện tỉnh, thư viện các trường đại học, cao đẳng xây dựng hoàn chỉnh thư viện số, thực hiện kết nối liên thông dữ liệu người dùng, dữ liệu tài liệu số khai thác thông tin giữa các loại hình thư viện trong và ngoài phạm vi của tỉnh, bảo đảm cung ứng hiệu quả dịch vụ cho người sử dụng thư viện mọi nơi, mọi lúc.

- 100% tài liệu cổ, quý hiếm và bộ sưu tập tài liệu có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học và 70% tài liệu khác do Thư viện tỉnh, thư viện thuộc các cơ quan, đơn vị được số hóa; 100% tài liệu nội sinh, các công trình nghiên cứu khoa học do các thư viện trường học thu thập và quản lý được số hóa.

- Thư viện tỉnh tạo điểm truy cập liên thông khai thác tài liệu số và mượn, trả tài liệu khác của Thư viện tỉnh tại thư viện cấp huyện.

- 100% các dịch vụ thư viện của Thư viện tỉnh, thư viện thuộc các cơ quan, đơn vị, thư viện thuộc học được ứng dụng thiết bị thông minh và trí tuệ nhân tạo.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ