Kế hoạch 225/KH-UBND năm 2023 thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt cho đối tượng hưởng chính sách an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Số hiệu 225/KH-UBND
Ngày ban hành 15/06/2023
Ngày có hiệu lực 15/06/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Tĩnh
Người ký Lê Ngọc Châu
Lĩnh vực Tiền tệ - Ngân hàng,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 225/KH-UBND

Hà Tĩnh, ngày 15 tháng 6 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT CHO ĐỐI TƯỢNG HƯỞNG CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH

Thực hiện các quy định, hướng dẫn của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết chính sách an sinh xã hội, thúc đẩy chuyển đổi số trong chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt đến các đối tượng hưởng chính sách an sinh xã hội[1]; Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt cho đối tượng hưởng chính sách an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt trong chi trả chế độ cho đối tượng hưởng chính sách an sinh xã hội theo nhiều phương thức hiện đại, tiện lợi, góp phần xây dựng Chính phủ điện tử, nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ thanh toán hiện đại của nền kinh tế.

- Góp phần triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào chi trả chế độ cho đối tượng hưởng chính sách an sinh xã hội, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đổi mới về tổ chức và đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực an sinh xã hội.

- Từng bước cải cách thủ tục hành chính trong chi trả chế độ cho đối tượng hưởng chính sách an sinh xã hội bảo đảm kịp thời, nhanh chóng, công khai, minh bạch và tiết kiệm chi phí hành chính.

- Nâng cao năng lực cho cán bộ, hiểu biết của người dân về Chính phủ điện tử, quy trình nghiệp vụ giải quyết chính sách và thanh toán chế độ chính sách không dùng tiền mặt.

- Tăng cường việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ thanh toán, chi trả cho người dân, nhất là tại khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

2. Yêu cầu

- Việc triển khai thanh toán không dùng tiền mặt đến các đối tượng không phát sinh thêm thủ tục hành chính, không làm thay đổi quy trình xử lý đối với công tác chi trả cho đối tượng hưởng chính sách an sinh xã hội.

- Quá trình thanh toán đảm bảo đơn giản, thuận lợi, dễ tiếp cận, dễ sử dụng, phù hợp với các nhóm đối tượng chính sách và điều kiện ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

- Đảm bảo trang thiết bị, cơ sở vật chất, công nghệ phục vụ cho việc chi trả không dùng tiền mặt.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Phạm vi, đối tượng thực hiện

a) Phạm vi: triển khai thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt cho đối tượng hưởng chính sách an sinh xã hội trên địa toàn tỉnh.

b) Đối tượng: người hưởng chính sách an sinh xã hội đang nhận trợ cấp ưu đãi hàng tháng gồm: người có công với cách mạng, thân nhân người có công với cách mạng, người hưởng chính sách bảo trợ xã hội, các đối tượng hưởng chính sách an sinh xã hội khác do địa phương ban hành và các đối tượng khác do ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý, chi trả hàng tháng (sau đây gọi tắt là đối tượng).

2. Công tác chuẩn bị, trách nhiệm triển khai

Các sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã nghiên cứu hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tại Văn bản số 5234/LĐTBXH-TTTT ngày 23/12/2022; theo chức năng, nhiệm vụ của mình, phối hợp với ngành Lao động - Thương binh và Xã hội triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ liên quan để việc triển khai chi trả không dùng tiền mặt đến đối tượng đạt yêu cầu, kế hoạch đề ra; trong đó:

a) Công tác thông tin tuyên truyền: các cơ quan truyền thông trên địa bàn tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã chỉ đạo các phòng, đơn vị cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã tuyên truyền về lợi ích khi thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt cho đối tượng.

b) Chuẩn bị hồ sơ mở tài khoản thanh toán cho đối tượng

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ đạo công chức phụ trách lĩnh vực Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Công an cấp xã thu thập, cập nhật thông tin về tài khoản của đối tượng trên địa bàn để phục vụ công tác xác thực thông tin tài khoản trên Hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Công tác thu thập, cập nhật, xác thực thông tin về tài khoản ban đầu của đối tượng phấn đấu hoàn thành trong Quý III năm 2023, sau đó được thực hiện thường xuyên hàng tháng trước mỗi kǶ chi trả. Kết quả xác thực thông tin đối tượng của cấp xã kịp thời gửi cho Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Bưu điện tỉnh và Bưu điện cấp huyện phối hợp cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội cùng cấp cập nhật thông tin đối tượng để phục vụ chi trả không dùng tiền mặt cho đối tượng đảm bảo kịp thời theo lộ trình, không để xảy ra sai sót, phiền hà cho đối tượng.

- Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo các chi nhánh ngân hàng thương mại bố trí cán bộ tiếp nhận nhu cầu từ các cơ quan Bưu điện, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân cấp xã và hướng dẫn mở, sử dụng tài khoản cho các đối tượng hưởng chính sách an sinh xã hội đảm bảo thuận tiện, an toàn và bảo mật. Nội dung thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 1 Văn bản số 5234/LĐTBXH-TTTT ngày 23/12/2022 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

c) Chuẩn bị điều kiện về cơ sở hạ tầng: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn thực hiện triển khai các giải pháp phát triển đa dạng các sản phẩm, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt; chuẩn bị đầy đủ các nguồn lực để đáp ứng nhu cầu giao dịch thanh toán, rút tiền mặt của người dân tại các quầy giao dịch, cây ATM và sẵn sàng hỗ trợ các vướng mắc khi có yêu cầu.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

[...]