Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 224/KH-UBND năm 2021 tuyên truyền, nâng cao nhận thức và đào tạo nguồn nhân lực về an toàn thông tin giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Số hiệu 224/KH-UBND
Ngày ban hành 26/08/2021
Ngày có hiệu lực 26/08/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Vĩnh Phúc
Người ký Vũ Chí Giang
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Công nghệ thông tin

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 224/KH-UBND

Vĩnh Phúc, ngày 26 tháng 8 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TUYÊN TRUYỀN, NÂNG CAO NHẬN THỨC, PHỔ BIẾN KIẾN THỨC VÀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC VỀ AN TOÀN THÔNG TIN GIAI ĐOẠN 2021-2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC

Thực hiện Quyết định số 1907/QĐ-TTg ngày 23/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án "Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức về an toàn thông tin giai đoạn 2021-2025"; Quyết định số 21/QĐ-TTg ngày 06/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin giai đoạn 2021-2025”, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Tuyên truyền, phổ biến kiến thức, nâng cao nhận thức về an toàn thông tin (ATTT) cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân trên địa bàn tỉnh nhằm đảm bảo ATTT trên không gian mạng, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Người sử dụng Internet được trang bị kiến thức, nhận thức và các kỹ năng cơ bản về bảo đảm ATTT để sử dụng mạng Internet, mạng xã hội, thực hiện các thủ tục hành chính, giao dịch điện tử, các hoạt động chuyển đổi số, tham gia Chính quyền điện tử, Chính quyền số trên không gian mạng an toàn, tích cực, hiệu quả.

Người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhận thức đầy đủ về vai trò, trách nhiệm bảo đảm ATTT khi triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động tại cơ quan, đơn vị.

Học sinh, sinh viên được đào tạo, trang bị kiến thức, nhận thức và kỹ năng cơ bản để khai thác an toàn, hiệu quả, lành mạnh trên không gian mạng phục vụ cho học tập, giải trí, thực hiện các giao dịch điện tử.

Đào tạo, nâng cao kiến thức, kỹ năng về ATTT cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan Nhà nước; Phát triển đội ngũ nhân lực về ATTT để bảo vệ cho các hệ thống thông tin của cơ quan Đảng và Nhà nước trên địa bàn tỉnh.

2. Yêu cầu

Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức, kỹ năng về ATTT cho người sử dụng và đào tạo nguồn nhân lực bảo đảm ATTT là trách nhiệm của các sở, ban, ngành, địa phương, các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Đổi mới hình thức tuyên truyền, kết hợp giữa hình thức truyền thống với hình thức trực tuyến, linh hoạt, tận dụng ưu thế của mạng xã hội, phương tiện truyền thông đại chúng để các nội dung tuyên truyền có sức lan tỏa rộng rãi và hiệu quả.

Phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ban, ngành, địa phương, doanh nghiệp nhằm phát huy tổng hợp các lực lượng tham gia vào công tác tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và kỹ năng bảo đảm ATTT.

II. MỤC TIÊU

1. Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và kỹ năng bảo đảm ATTT

Phấn đấu 100% các sở, ban, ngành, địa phương xây dựng và triển khai kế hoạch tuyên truyền, phổ biến về thói quen, trách nhiệm và kỹ năng cơ bản bảo đảm ATTT khi ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, xây dựng chính quyền điện tử, chuyển đổi số, đô thị thông minh tới cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.

Phấn đấu 100% các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông hàng năm có các chương trình tuyên truyền, phổ biến về các nguy cơ và kỹ năng cần thiết để tương tác lành mạnh, an toàn trên không gian mạng; 50% các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông hàng năm có các chương trình tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn khả năng đọc tin, tư duy phê phán, phản biện về các thông tin sai lệch trên mạng nhằm tạo dựng một thế hệ mới có tư duy và sử dụng hiệu quả, tích cực trên không gian mạng.

Trên 80% người sử dụng nói chung và 100% sinh viên được tuyên truyền, phổ biến về các nguy cơ mất ATTT và các kỹ năng cơ bản bảo đảm ATTT trên không gian mạng; các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của nhà nước về ATTT.

100% các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin thực hiện tuyên truyền, phổ biến nguy cơ, quy trình điều phối ứng cứu, xử lý sự cố mất ATTT; Gắn trách nhiệm và quy tắc nghề nghiệp trong lĩnh vực ATTT.

100% người đứng đầu các cơ quan, tổ chức nhà nước được tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trách nhiệm về bảo đảm ATTT trong hoạt động của cơ quan, tổ chức; Ý thức được hậu quả cũng như trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra sự cố mất ATTT.

2. Đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực ATTT

Bồi dưỡng hoặc cử đi đào tạo ngắn hạn về kiến thức, kỹ năng, kỹ thuật ATTT cho 200 lượt cán bộ kỹ thuật chuyên trách hoặc kiêm nhiệm về công nghệ thông tin của các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và các thành viên Đội ứng cứu sự cố ATTT của tỉnh theo chuẩn khung chương trình và yêu cầu về kỹ năng ATTT do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành.

Lựa chọn và tổ chức đào tạo hoặc cử đi đào tạo được ít nhất 10 chuyên gia ATTT để bảo vệ cho các hệ thống thông tin của tỉnh.

Hàng năm, tổ chức từ 3-5 lớp bồi dưỡng về quản lý, nghiệp vụ và kỹ năng ATTT cho đội ngũ lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động các cơ quan nhà nước trong tỉnh.

Đào tạo kiến thức, kỹ năng ATTT cho các tổ chức, cá nhân và đào tạo ATTT theo cơ chế xã hội hóa.

III. NỘI DUNG

1. Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức, trách nhiệm và các kỹ năng cơ bản bảo đảm ATTT trên không gian mạng qua các phương tiện thông tin đại chúng, truyền thông xã hội và các phương thức khác

[...]