Thứ 6, Ngày 25/10/2024

Kế hoạch 22/KH-UBND năm 2018 thực hiện Đề án củng cố, phát triển mạng lưới cơ sở bảo trợ xã hội giai đoạn 2018-2025 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Số hiệu 22/KH-UBND
Ngày ban hành 14/03/2018
Ngày có hiệu lực 14/03/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Bình
Người ký Tống Quang Thìn
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 22/KH-UBND

Ninh Bình, ngày 14 tháng 3m 2018 

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN CỦNG CỐ, PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI CƠ SỞ BẢO TRỢ XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 2018 - 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH.

Thực hiện Quyết định số 524/QĐ-TTg ngày 20/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án củng cố, phát triển mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội giai đoạn 2016 - 2025, UBND tỉnh Ninh Bình ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án củng cố, phát triển mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội giai đoạn 2018 - 2025 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (gọi tắt là Đề án), với nội dung chủ yếu sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mc đích

- Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước, năng lực quản lý nhà nước đối với công tác trợ giúp xã hội;

- Huy động các nguồn lực cho trợ giúp xã hội; phát huy sự quan tâm của xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội;

- Nâng cao chất lượng dịch vụ trợ giúp xã hội, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu trợ giúp xã hội của đối tượng.

2. Yêu cầu

- Đảm bảo phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội của cả nước giai đoạn 2016 - 2025.

- Đảm bảo phù hợp về số lượng, quy mô, cơ cấu, loại hình cơ sở; tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận và thụ hưởng dịch vụ trợ giúp xã hội, nhất là người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người tâm thần, người nhiễm HIV/AIDS và đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp.

- Đa dạng hóa các hình thức đầu tư, quản lý cơ sở trợ giúp xã hội, đẩy mạnh xã hội hóa, tăng cường thu hút các nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước tham gia đầu tư, phát triển mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội theo quy định của pháp luật.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Phát triển mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nâng cao chất lượng dịch vụ trợ giúp xã hội, đáp ứng nhu cầu trợ giúp của người dân, hướng tới mục tiêu phát triển xã hội công bằng và hiệu quả.

2. Mục tiêu c thể

- Củng cố, nâng cấp 03 cơ sở trợ giúp xã hội công lập hiện có, gồm: Trung tâm Bảo trợ và Công tác xã hội, Trung tâm Phục hồi chức năng tâm thần, Trung tâm Điều dưỡng thương binh Nho Quan;

- Khuyến khích các tổ chức cá nhân xây dựng và thành lập cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập; Phấn đấu đến năm 2025 thành lập mới và đưa vào hoạt động ít nhất thêm 02 cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập;

- Đến năm 2020 có 60% đối tượng cần trợ giúp được tư vấn, hỗ trợ, quản lý trường hợp; đến năm 2025 có 80% đối tượng cần trợ giúp được tư vấn, hỗ trợ và quản lý trường hợp, trong đó, ưu tiên trợ giúp người cao tuổi, người tâm thần, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, nạn nhân bạo lực gia đình, nạn nhân bị buôn bán, người chưa thành niên không có nơi cư trú ổn định bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, trẻ em lang thang...

- Tổ chức bồi dưỡng và đào tạo cho 320 cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội.

- Đến năm 2025, tất cả các cơ sở trợ giúp xã hội bảo đảm các điều kiện tối thiểu tiếp cận đối với người khuyết tật.

III. NỘI DUNG QUY HOẠCH

1. Quy mô phục vụ của các cơ sở trợ giúp xã hội

- Đến năm 2020 toàn tỉnh có 03 cơ sở trợ giúp xã hội công lập với quy mô phục vụ 560 đối tượng, gồm: Trung tâm Bảo trợ và Công tác xã hội: 130 đối tượng; Trung tâm Phục hồi chức năng tâm thần 275 đối tượng, Trung tâm Điều dưỡng thương binh Nho Quan: 155 đối tượng.

- Đến năm 2025 toàn tỉnh phấn đấu có thêm ít nhất 02 cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập; phấn đấu nâng quy mô phục vụ lên 600 đối tượng.

2. Phân bố mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội

- Đến năm 2020, toàn tỉnh có 03 cơ sở trợ giúp xã hội hiện có, gồm: Thành phố Ninh Bình: 01 cơ sở; huyện Nho Quan: 01 cơ sở; huyện Yên Mô: 01 cơ sở.

- Đến năm 2025, toàn tỉnh phấn đấu có 05 cơ sở trợ giúp xã hội, gồm 03 cơ sở công lập hiện có; xây dựng và thành lập mới 02 cơ sở ngoài công lập, gồm: huyện Yên Mô: 01 cơ sở và huyện Kim Sơn 01 cơ sở hoặc ở những địa phương khác có nhu cầu.

[...]