Kế hoạch 195/KH-UBND về kiểm tra công tác đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2016

Số hiệu 195/KH-UBND
Ngày ban hành 07/04/2016
Ngày có hiệu lực 07/04/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Nghệ An
Người ký Lê Xuân Đại
Lĩnh vực Bất động sản

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
NGHỆ AN

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 195/KH-UBND

Nghệ An, ngày 07 tháng 04 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

KIỂM TRA CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ GIAO DỊCH BẢO ĐẢM BẰNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT TẠI CÁC VĂN PHÒNG ĐĂNG KÝ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN NĂM 2016

Thực hiện chức năng qun lý nhà nước về đăng ký giao dịch bảo đảm trong năm 2016, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành Kế hoạch kiểm tra công tác đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất tại một số Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh năm 2016. Kế hoạch bao gồm một số nội dung cơ bn sau đây:

I. MỤC ĐÍCH KIỂM TRA

Thông qua việc kiểm tra các Văn phòng đăng ký quyền sử dụng nhằm nắm bắt được thực tiễn áp dụng pháp luật, phát hiện những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm, những bất cập ca pháp luật hiện hành từ đó kịp thời đề ra những biện pháp khắc phục, tháo gỡ cũng như đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật, từng bước đưa công tác đăng ký giao dịch bảo đảm vào nnếp, góp phần phục vụ tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

II. NỘI DUNG KIỂM TRA

1. Công tác tổ chức thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm tại các Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất theo Thông tư liên tịch số 20/2011/TTLT-BTP-BTNMT

1.1. Việc sắp xếp, bố trí số lượng, trình độ, năng lực cán bộ thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm; cơ svật chất, trang thiết bphục vụ cho công việc của các Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất; việc công bố, niêm yết công khai các thủ tục, hồ sơ, quy trình đăng ký, phí, lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm tại nơi tiếp nhận hồ sơ; những khó khăn, vướng mắc.

1.2. Kiểm tra quy trình giải quyết của cán bộ đăng ký (từ khâu tiếp nhận hồ sơ, xem xét đến giải quyết hồ sơ, trả kết quả đăng ký) gồm:

- Hồ sơ đăng ký;

- Thời hạn giải quyết;

- Tính pháp lý của việc chứng nhận vào Đơn yêu cầu đăng ký và việc ghi thông tin đăng ký giao dịch bảo đảm vào hồ sơ địa chính;

- Tính pháp lý của việc chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền shữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

- Việc lưu hồ sơ đăng ký;

- Các trường hợp từ chối đăng ký và việc thực hiện hướng dẫn người yêu cầu đăng ký của cơ quan đăng ký.

1.3. Việc cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm tại cơ quan đăng ký:

a) Số lượng đơn yêu cu cung cấp thông tin;

b) Thời hạn giải quyết việc cung cấp thông tin;

c) Đánh giá nhu cầu tìm hiểu thông tin của tổ chức, cá nhân trên thực tế;

d) Nguyên nhân.

1.4. Công tác thu lệ phí đăng ký, phí cung cấp thông tin giao dịch bảo đảm (mức thu, các trường hợp được miễn lệ phí, phí theo quy định của pháp luật).

1.5. Thông qua kiểm tra, phát hiện những thiếu sót, vi phạm trong việc thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm:

a) Việc giải quyết hồ sơ đăng ký (thời hạn giải quyết, kiểm tra hồ sơ, lưu trữ hồ sơ, từ chối đăng ký, phí, lệ phí.. ),

b) Cách hiểu và áp dụng quy đnh của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm.

1.6. Những khó khăn, vưng mắc trong quá trình thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đm, qua đó, đánh giá nhu cầu hoàn thiện pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm bằng bất động sản:

a) Quy định của pháp luật hiện hành (quy định không khả thi, khó áp dụng hoặc gặp vướng mắc, chưa phù hợp cần sửa đổi hoặc bãi bỏ).

b) Những vấn đề phát sinh trong thực tiễn mà chưa được pháp luật điều chỉnh cần quy định mới.

c) Về sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chc, cá nhân có liên quan...

[...]