Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 192/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2022-2025

Số hiệu 192/KH-UBND
Ngày ban hành 07/11/2022
Ngày có hiệu lực 07/11/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Đà Nẵng
Người ký Ngô Thị Kim Yến
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 192/KH-UBND

Đà Nẵng, ngày 07 tháng 11 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ GIAI ĐOẠN 2022-2025

Căn cứ Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 16/02/2022 của Chính phủ ban hành Chương trình quốc gia về an toàn vệ sinh lao động giai đoạn 2021 - 2025; UBND thành phố Đà Nng ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trên địa bàn thành phố Đà Nng giai đoạn 2022 - 2025 (gọi tắt là Chương trình), cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

a) Chăm lo cải thiện điều kiện làm việc; phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khoẻ người lao động; bảo đảm an toàn tính mạng cho người lao động, tài sản của Nhà nước, tài sản của doanh nghiệp, của tổ chức, góp phần tăng năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vào sự phát triển bền vững của thành phố;

b) Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, huấn luyện ATVSLĐ cho người sử dụng lao động và người lao động.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025

a) Trung bình hằng năm, giảm 4 % tần suất tai nạn lao động chết người;

b) Trung bình hằng năm tăng thêm 5% số người lao động được khám bệnh nghề nghiệp và 5% số cơ sở được quan trắc môi trường lao động;

c) 100% người làm công tác quản lý, chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác ATVSLĐ quận, huyện, xã, phường và Ban Quản lý Khu công nghệ cao và các Khu công nghiệp được tập huấn nâng cao năng lực về ATVSLĐ và tập huấn chuyên sâu về công tác ATVSLĐ;

d) Trên 80% số người lao động làm các nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ được huấn luyện ATVSLĐ; 80% số người làm công tác ATVSLĐ được huấn luyện về ATVSLĐ;

đ) Trên 80% số người làm công tác y tế cơ sở được huấn luyện về ATVSLĐ;

e) Trên 90% số làng nghề, hợp tác xã có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được tiếp cận thông tin phù hợp về ATVSLĐ;

g) 100% người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ bồi thường, trợ cấp theo quy định của pháp luật;

h) 100% số vụ tai nạn lao động chết người được khai báo, điều tra, xử lý theo quy định pháp luật.

II. THỜI GIAN, PHẠM VI THỰC HIỆN

1. Thời gian thực hiện: từ năm 2022 - 2025.

2. Phạm vi thực hiện: trên phạm vi toàn thành phố. Trong đó:

a) Lĩnh vực ưu tiên: một số ngành, nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như: Xây dựng; khai khoáng; dệt may; da giày; cao su; điện; điện tử; hóa chất; cơ khí; chế biến các sản phẩm từ gỗ; chế biến và bảo quản thủy sản; sản xuất vật liệu xây dựng...

b) Loại hình cơ sở, khu vực ưu tiên: doanh nghiệp nhỏ và vừa (Công ty TNHH, cổ phần).

c) Làng nghề, Hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh hoạt động kinh doanh lĩnh vực có nguy cơ cao về tai nạn lao động: khai khoáng; làm đá; cơ khí; thu mua và tái chế phế liệu; sản xuất vật liệu xây dựng và khai thác đá; dệt nhuộm, may mặc; thủ công mỹ nghệ...

III. NỘI DUNG CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM THỰC HIỆN

1. Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật và nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về ATVSLĐ

a) Thường xuyên rà soát các văn bản quy phạm pháp luật về ATVSLĐ, các chế độ, chính sách đối với người làm nghề nặng nhọc độc hại, nguy him, các quy chuẩn kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động, danh mục bệnh bệnh nghề nghiệp trong tình hình mới kịp thời kiến nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung phù hợp với thực tế;

b) Tổ chức tập huấn, hội nghị, hội thảo... nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý Nhà nước về ATVSLĐ của các cấp; phối hợp nghiên cứu, đxuất chính sách phát trin đối tượng tham gia BHXH về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quản lý về an toàn lao động trong sử dụng thang máy;

c) Nâng cao năng lực hoạt động Thanh tra ATVSLĐ; đầu tư trang bị máy móc, thiết bị đphục vụ công tác kim tra, thanh tra, giám sát; quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa đặc thù an toàn lao động; quản lý và theo dõi các máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ...;

d) Tổ chức điều tra đúng thời hạn quy định đối với các vụ tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động làm bị thương nặng từ 2 người trở lên; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân để xảy ra tai nạn lao động;

[...]