Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 19/KH-UBND về đảm bảo trật tự an toàn giao thông năm 2019 do tỉnh Hòa Bình ban hành

Số hiệu 19/KH-UBND
Ngày ban hành 13/02/2019
Ngày có hiệu lực 13/02/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hòa Bình
Người ký Nguyễn Văn Quang
Lĩnh vực Giao thông - Vận tải

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÒA BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 19/KH-UBND

Hòa Bình, ngày 13 tháng 02 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

ĐẢM BẢO TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG NĂM 2019

Căn cứ Kế hoạch số 48/KH-UBATGTQG ngày 31/01/2019 của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia về năm An toàn giao thông 2019;

Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 24/8/2011 của Chính phủ về tăng cường một số giải pháp trọng tâm nhằm kiềm chế và đẩy lùi tai nạn giao thông; hưởng ứng Chương trình “Thập kỷ hành động vì an toàn giao thông đường bộ 2011-2020ˮ của Liên hiệp quốc; Chương trình hành động số 18-CT/TU ngày 13/5/2013 của Tỉnh ủy Hòa Bình về thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông.

Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai kế hoạch Năm 2019 với chủ đề “An toàn giao thông cho hành khách và người đi mô tô, xe gắn máyˮ cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông; Nâng cao vai trò, trách nhiệm của người thực thi công vụ trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

- Nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông, tạo môi trường văn hóa giao thông thân thiện, an toàn và xây dựng văn hóa giao thông trong cộng đồng đặc biệt là thanh, thiếu niên.

- Tiếp tục phấn đấu kiềm chế, giảm tai nạn giao thông từ 5 đến 10% cả ba tiêu chí so với năm 2018.

2. Yêu cầu

- Tổ chức triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp trên địa bàn tỉnh ngay từ những ngày đầu năm 2019 từ tỉnh, huyện đến các xã, phường.

- Phổ biến, quán triệt cán bộ công chức, viên chức, người lao động; gắn trách nhiệm người đứng đầu trong công tác triển khai thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

- Xây dựng kế hoạch cụ thể theo chủ đề, chuyên đề theo từng nhiệm vụ, phù hợp theo từng thời điểm.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM

1. Nhiệm vụ

a) Tăng cường sự chỉ đạo, lãnh đạo thường xuyên của các cấp ủy đảng, chính quyền, các sở, ban, ngành, tổ chức đoàn thể và địa phương trong việc triển khai các giải pháp kiềm chế, giảm tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông.

b) Đẩy mạnh hoạt động tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông, nhất là các lỗi có nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông cao. Các hành vi vi phạm của xe vận tải khách, xe chở quá tải trọng.

c) Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị; kiên trì xây dựng văn hóa giao thông an toàn và thân thiện môi trường cho mọi tầng lớp nhân dân.

d) Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo đảm trật tự an toàn giao thông, trong đó tập trung vào quản lý kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải, quản lý việc đào tạo, sát hạch lái xe, lái tàu.

đ) Đẩy nhanh tiến độ nâng cao chất lượng công tác đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông gắn với duy tu, bảo đảm an toàn giao thông và khai thác có hiệu quả các công trình hạ tầng hiện hữu; nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa.

e) Tiếp tục phát huy, nhân rộng các giải pháp hiệu quả trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao năm 2019, đồng thời tìm ra các giải pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông có hiệu quả.

f) Phát triển hệ thống vận tải công cộng, hạn chế sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân. Nâng cao chất lượng xe buýt, xe khách liên tỉnh, xe đưa đón học sinh để thu hút khách, đặc biệt trẻ em đi lại bằng dịch vụ công cộng.

g) Ứng dụng khoa học công nghệ nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, điều hành giao thông vận tải và tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm TTATGT. Đồng thời kiểm tra, giám sát hành vi nhũng nhiễu của lực lượng thực thi công vụ trong khi làm nhiệm vụ. Đầu tư xây dựng các thiết bị ngoại vi để giám sát, điều hành hoạt động giao thông, điều khiển hệ thống tín hiệu, hỗ trợ xử lý vi phạm; kết nối và chia sẻ dữ liệu giữa quản lý giao thông vận tải với lực lượng tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm về TTATGT.

2. Giải pháp trọng tâm

a) Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04/9/2012 của Ban Chấp hành Trung ương; Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 01/3/2013 của Chính phủ; Chương trình hành động số 18-CTr/TU ngày 13/5/2013 của Tỉnh ủy Hòa Bình; Kế hoạch số 41/KH-UBND ngày 19/7/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình; triển khai thực hiện có hiệu quả theo Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 23/8/2018 về tăng cường thực hiện các giải pháp cấp bách bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong hoạt động vận tải đường bộ; Chỉ thị số 23/CT-TTg về tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa; Chỉ thị số 29/CT-TTg về xử lý phương tiện hết niên hạn sử dụng, quá hạn kiểm định; Chỉ thị số 32/CT-TTg về tăng cường công tác kiểm soát tải trọng phương tiện giao thông và Chỉ thị số 33/CT-TTg về tăng cường quản lý, lập lại trật tự hành lang ATGT đường bộ, đường sắt; Thông báo kết luận số 25/TB-VPCP ngày 19/01/2019 của Văn phòng Chính phủ về Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình - Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tại buổi họp triển khai giải pháp cấp bách bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong thời gian tới. Gắn trách nhiệm người đứng đầu của các cấp ủy đảng, chính quyền, các sở, ban ngành và tổ chức chính trị - xã hội từ tỉnh đến địa phương cơ sở trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông.

b) Tăng cường giáo dục, quán triệt cho cán bộ, công chức, chiến sỹ và thanh tra chuyên ngành nâng cao tinh thần trách nhiệm, tính chuyên nghiệp trong thực thi nhiệm vụ. Tổ chức mở các lớp tập huấn nâng cao nghiệp vụ cho lực lượng bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

c) Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo đảm trật tự an toàn giao thông

[...]