Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Kế hoạch 1766/KH-UBND thực hiện Chỉ thị 1474/CT-TTg về “Thực hiện giải pháp cấp bách để chấn chỉnh việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai” trên địa bàn tỉnh Hà Nam do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam ban hành

Số hiệu 1766/KH-UBND
Ngày ban hành 08/12/2011
Ngày có hiệu lực 08/12/2011
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Nam
Người ký Nguyễn Xuân Đông
Lĩnh vực Bất động sản

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ NAM
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 1766/KH-UBND

Hà Nam, ngày 08 tháng 12 năm 2011

 

THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 1474/CT-TTG NGÀY 24 THÁNG 8 NĂM 2011 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ “THỰC HIỆN MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẤP BÁCH ĐỂ CHẤN CHỈNH VIỆC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT VÀ XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐẤT ĐAI” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM

Căn cứ Chỉ thị số 1474/CT-TTg ngày 24 tháng 8 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về “Thực hiện một số giải pháp cấp bách để chấn chỉnh việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai”;

Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Văn bản số 3987/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 28 tháng 10 năm 2011 về việc xây dựng kế hoạch thực hiện Chỉ thị 1474/CT-TTg, Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Nam xây dựng kế hoạch như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

1. Mục đích:

Xây dựng hệ thống quản lý đất đai có nề nếp, ổn định, hiện đại, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm công bằng minh bạch trong các quan hệ sở hữu đất đai và sở hữu tài sản gắn liền với đất đáp ứng yêu cầu công tác quản lý đất đai trong giai đoạn tới.

2. Yêu cầu:

- Cấp ủy, chính quyền, các cấp, các ngành liên quan cụ thể hóa Chỉ thị 1474/CT-TTg ngày 24/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ bằng việc xây dựng chương trình, kế hoạch của địa phương, đơn vị, tổ chức thực hiện để hoàn thành việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCN), đăng ký biến động đất đai và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai trên địa bàn tỉnh.

- Tập trung đẩy mạnh việc cấp GCN (đặc biệt là đối với loại đất chuyên dùng và đất ở). Rà soát, đánh giá tình hình cấp GCN; xác định, làm rõ nguyên nhân tồn tại, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong việc cấp GCN trên địa bàn tỉnh đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của người sử dụng đất.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN:

1. Rà soát, đánh giá việc thực hiện công tác đo đạc, lập hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai:

Hoàn thiện việc đo đạc, lập hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh theo rà soát của dự án “Xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu tỉnh Hà Nam” giai đoạn 2008 - 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Trong đó khối lượng công việc cần thực hiện như sau:

a) Về đo đạc chỉnh lý:

Xây dựng lưới địa chính 641 điểm

Đo đạc thành lập bản đồ số khu dân cư ở 34 xã thuộc 2 huyện Lý Nhân, Bình Lục và TP Phủ Lý (Tỷ lệ 1/500: 112,79 ha, tỷ lệ 1/1000: 11.213,12 ha).

Đo đạc thành lập bản đồ đất nông nghiệp sau khi dồn đổi ruộng đất theo chương trình xây dựng nông thôn mới với diện tích khoảng 52.140,17 ha.

Chỉnh lý biến động 6.171 thửa đất trên 546 tờ bản đồ.

b) Đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận và thu hồi Giấy chứng nhận:

Tổng số hộ sử dụng đất chưa xử lý cấp Giấy chứng nhận do tranh chấp, vướng quy hoạch, vắng chủ và các hộ phát sinh do giao đất, đấu giá quyền sử dụng đất cần phải cấp mới 18.545 thửa.

Số Giấy chứng nhận còn tồn đọng tại Uỷ ban nhân dân xã chưa giao cho hộ gia đình, cá nhân là 8.881 Giấy chứng nhận, do chưa thực hiện xong nghĩa vụ tài chính.

Chuẩn hóa cơ sở dữ liệu đất đai theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường, cập nhật đủ thông tin về quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất. Thành lập bản đồ số đối với 34 xã còn lại đảm bảo chất lượng cơ sở dữ liệu đất đai.

2. Rà soát các văn bản đã ban hành quy định về đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:

Các cấp, các ngành cần tiến hành rà soát các văn bản đã quy định về đăng ký, cấp giấy chứng nhận trên địa bàn tỉnh để sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ các nội dung không phù hợp với pháp luật hiện hành, trong đó chú trọng các quy định hồ sơ thủ tục, trình tự thẩm quyền giải quyết thủ tục, thời gian thực hiện từng loại thủ tục ở từng cơ quan, cơ chế một cửa liên thông, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong việc thực hiện cấp Giấy chứng nhận. Đồng thời, công khai trên phương tiện thông tin đại chúng để người dân thực hiện giám sát.

3. Hoạt động thanh tra, kiểm tra:

Tổ chức kiểm tra việc chấp hành các quy định về thủ tục cấp Giấy chứng nhận, đăng ký biến động về đất đai ở các cơ quan có thẩm quyền từng cấp; phát hiện và xử lý nghiêm đối với các trường hợp chậm trễ, không thực hiện đúng thủ tục cấp Giấy chứng nhận hoặc không chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu địa chính theo quy định.

Thường xuyên kiểm tra, xử phạt đối với trường hợp đang sử dụng đất mà không kê khai đăng ký quyền sử dụng đất lần đầu hoặc không đăng ký biến động đất đai theo đúng quy định, nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của người sử dụng đất và bảo đảm việc đăng ký đất đai được tuân thủ, nề nếp.

Những vi phạm pháp luật trên địa bàn xã, phường, thị trấn nào, chính quyền địa phương cấp đó có trách nhiệm phát hiện, lập biên bản, xử lý theo thẩm quyền, trường hợp vượt thẩm quyền báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp trên để có biện pháp xử lý.

4. Kiểm tra việc cấp Giấy chứng nhận tại các dự án hoặc các phần hạng mục của dự án:

[...]