Kế hoạch 176/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
Số hiệu | 176/KH-UBND |
Ngày ban hành | 01/07/2022 |
Ngày có hiệu lực | 01/07/2022 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Thanh Hóa |
Người ký | Lê Đức Giang |
Lĩnh vực | Tài nguyên - Môi trường |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 176/KH-UBND |
Thanh Hóa, ngày 01 tháng 7 năm 2022 |
Thực hiện Quyết định số 450/QĐ-TTg ngày 13/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; trên cơ sở báo cáo và đề xuất tại Công văn số 4516/STNMT-BVMT ngày 31/5/2022 của Sở Tài nguyên và Môi trường; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, với các nội dung cụ thể như sau:
1. Quán triệt, cụ thể hóa mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp để triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 450/QĐ-TTg ngày 13/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
2. Quá trình tổ chức thực hiện phải bám sát các nội dung cơ bản của Chính phủ về phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; có trọng tâm, trọng điểm, đảm bảo tính khả thi, hiệu quả; đồng thời, thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát, bổ sung, cập nhật những chủ trương, nhiệm vụ mới để đáp ứng với yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn.
3. Phân công nhiệm vụ cụ thể để các ngành, địa phương, đơn vị chủ động xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện, hoàn thành các mục tiêu đề ra.
4. Chủ động lồng ghép các nội dung bảo vệ môi trường vào các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các chương trình, dự án có liên quan.
1. Mục tiêu đến năm 2030
1.1. Mục tiêu chung
Ngăn chặn xu hướng gia tăng ô nhiễm, suy thoái môi trường; giải quyết các vấn đề môi trường cấp bách; từng bước cải thiện, phục hồi chất lượng môi trường; ngăn chặn sự suy giảm đa dạng sinh học; góp phần nâng cao năng lực chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; bảo đảm an ninh môi trường, xây dựng và phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, các-bon thấp, phấn đấu đạt được các mục tiêu phát triển bền vững của tỉnh.
1.2. Mục tiêu cụ thể
- Chủ động phòng ngừa, kiểm soát các tác động xấu gây ô nhiễm, suy thoái môi trường, các sự cố môi trường.
- Cơ bản giải quyết các vấn đề môi trường trọng điểm, cấp bách; từng bước cải thiện, phục hồi chất lượng môi trường.
- Tăng cường bảo vệ các di sản thiên nhiên, phục hồi các hệ sinh thái; ngăn chặn xu hướng suy giảm đa dạng sinh học.
- Góp phần nâng cao năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu và đẩy mạnh giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.
- Hoàn thành các chỉ tiêu theo lộ trình đến năm 2025 và đến năm 2030 tại Phụ lục 1.
2. Tầm nhìn đến năm 2050
Phấn đấu xây dựng môi trường tỉnh Thanh Hóa có chất lượng tốt, bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành và an toàn của nhân dân trên địa bàn tỉnh; đa dạng sinh học được gìn giữ, bảo tồn, bảo đảm cân bằng sinh thái; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; xã hội hài hòa với thiên nhiên, kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, các-bon thấp được tiếp cận, hình thành và phát triển, hướng tới mục tiêu trung hòa các-bon vào năm 2050; góp phần đưa “Thanh Hóa trở thành tỉnh giàu đẹp, văn minh và hiện đại; tỉnh phát triển toàn diện và kiểu mẫu của cả nước” theo Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 05/8/2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1.1. Phổ biến, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về quan điểm coi “môi trường là điều kiện, nền tảng, là yếu tố tiên quyết cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững” theo Kết luận số 56-KL/TW ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 Khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
- Đơn vị thực hiện: Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, UBND cấp huyện.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên, hằng năm.
1.2. Quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị về bảo vệ môi trường; đưa tiêu chí bảo vệ môi trường vào đánh giá kết quả công tác của người đứng đầu. Tổ chức thực hiện đánh giá, xếp hạng kết quả bảo vệ môi trường các Sở, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã.
- Đơn vị thực hiện: Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, UBND cấp huyện.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên, hằng năm.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 176/KH-UBND |
Thanh Hóa, ngày 01 tháng 7 năm 2022 |
Thực hiện Quyết định số 450/QĐ-TTg ngày 13/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; trên cơ sở báo cáo và đề xuất tại Công văn số 4516/STNMT-BVMT ngày 31/5/2022 của Sở Tài nguyên và Môi trường; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, với các nội dung cụ thể như sau:
1. Quán triệt, cụ thể hóa mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp để triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 450/QĐ-TTg ngày 13/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
2. Quá trình tổ chức thực hiện phải bám sát các nội dung cơ bản của Chính phủ về phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; có trọng tâm, trọng điểm, đảm bảo tính khả thi, hiệu quả; đồng thời, thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát, bổ sung, cập nhật những chủ trương, nhiệm vụ mới để đáp ứng với yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn.
3. Phân công nhiệm vụ cụ thể để các ngành, địa phương, đơn vị chủ động xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện, hoàn thành các mục tiêu đề ra.
4. Chủ động lồng ghép các nội dung bảo vệ môi trường vào các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các chương trình, dự án có liên quan.
1. Mục tiêu đến năm 2030
1.1. Mục tiêu chung
Ngăn chặn xu hướng gia tăng ô nhiễm, suy thoái môi trường; giải quyết các vấn đề môi trường cấp bách; từng bước cải thiện, phục hồi chất lượng môi trường; ngăn chặn sự suy giảm đa dạng sinh học; góp phần nâng cao năng lực chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; bảo đảm an ninh môi trường, xây dựng và phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, các-bon thấp, phấn đấu đạt được các mục tiêu phát triển bền vững của tỉnh.
1.2. Mục tiêu cụ thể
- Chủ động phòng ngừa, kiểm soát các tác động xấu gây ô nhiễm, suy thoái môi trường, các sự cố môi trường.
- Cơ bản giải quyết các vấn đề môi trường trọng điểm, cấp bách; từng bước cải thiện, phục hồi chất lượng môi trường.
- Tăng cường bảo vệ các di sản thiên nhiên, phục hồi các hệ sinh thái; ngăn chặn xu hướng suy giảm đa dạng sinh học.
- Góp phần nâng cao năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu và đẩy mạnh giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.
- Hoàn thành các chỉ tiêu theo lộ trình đến năm 2025 và đến năm 2030 tại Phụ lục 1.
2. Tầm nhìn đến năm 2050
Phấn đấu xây dựng môi trường tỉnh Thanh Hóa có chất lượng tốt, bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành và an toàn của nhân dân trên địa bàn tỉnh; đa dạng sinh học được gìn giữ, bảo tồn, bảo đảm cân bằng sinh thái; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; xã hội hài hòa với thiên nhiên, kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, các-bon thấp được tiếp cận, hình thành và phát triển, hướng tới mục tiêu trung hòa các-bon vào năm 2050; góp phần đưa “Thanh Hóa trở thành tỉnh giàu đẹp, văn minh và hiện đại; tỉnh phát triển toàn diện và kiểu mẫu của cả nước” theo Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 05/8/2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1.1. Phổ biến, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về quan điểm coi “môi trường là điều kiện, nền tảng, là yếu tố tiên quyết cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững” theo Kết luận số 56-KL/TW ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 Khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
- Đơn vị thực hiện: Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, UBND cấp huyện.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên, hằng năm.
1.2. Quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị về bảo vệ môi trường; đưa tiêu chí bảo vệ môi trường vào đánh giá kết quả công tác của người đứng đầu. Tổ chức thực hiện đánh giá, xếp hạng kết quả bảo vệ môi trường các Sở, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã.
- Đơn vị thực hiện: Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, UBND cấp huyện.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên, hằng năm.
1.3. Tăng cường giáo dục đạo đức môi trường, tình yêu thiên nhiên, xây dựng văn hóa bảo vệ môi trường. Đưa bảo vệ môi trường vào các chương trình giáo dục các cấp và trình độ đào tạo. Đẩy mạnh đào tạo các chuyên ngành về môi trường; xây dựng các mô hình tiên tiến, điển hình về bảo vệ môi trường trong các cơ sở giáo dục.
- Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Giáo dục và Đào tạo, Trường Đại học Hồng Đức, các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh.
- Đơn vị phối hợp: Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, UBND cấp huyện.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên, hằng năm.
1.4. Phát huy ý thức tuân thủ pháp luật, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội về môi trường của các doanh nghiệp. Nâng cao nhận thức, hiểu biết về kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, kinh tế các-bon thấp; khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện các tiêu chuẩn, cam kết tự nguyện về môi trường. Thực hiện đánh giá, xếp hạng hàng năm các doanh nghiệp phát triển bền vững.
- Đơn vị thực hiện: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh Thanh Hóa, các hiệp hội doanh nghiệp, doanh nhân trên địa bàn tỉnh.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên, hằng năm.
1.5. Tiếp tục đẩy mạnh truyền thông về môi trường trên các phương tiện thông tin đại chúng; đổi mới phương thức tuyên truyền, ứng dụng công nghệ truyền thông mới, mạng xã hội, diễn đàn trực tuyến... từ đó nâng cao nhận thức, biến ý thức thành hành động về bảo vệ môi trường trong cộng đồng dân cư; hình thành và phát triển lối sống xanh; xây dựng ý thức, thói quen thực hiện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, chấp hành các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, đặc biệt trong quản lý chất thải và vệ sinh môi trường.
- Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các KCN, UBND cấp huyện.
- Đơn vị phối hợp: Các Sở, ban, ngành, đoàn thể.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên, hằng năm.
1.6. Lồng ghép các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án về bảo vệ môi trường.Thu hút các dự án đầu tư, khu công nghiệp, đổi mới công nghệ sản xuất theo hướng sử dụng nhiên liệu tái tạo, giảm thiểu phát thải khí nhà kính,... ; đầu tư các KCN sinh thái, KCN cộng sinh.
- Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các KCN, UBND cấp huyện.
- Đơn vị phối hợp: Các Sở, ban, ngành, đoàn thể.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên, hằng năm.
1.7. Phát hiện, nêu gương, khen thưởng kịp thời, tạo dựng các phong trào, nhân rộng các điển hình, mô hình tốt về bảo vệ môi trường; triển khai thực hiện Giải thưởng Môi trường cấp tỉnh.
- Đơn vị thực hiện: Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, UBND cấp huyện
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên, hằng năm.
1.8. Nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, quyền trẻ em trong lĩnh vực môi trường; tăng cường vai trò, vị thế của phụ nữ trong bảo vệ môi trường.
- Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Tài nguyên và Môi trường, Hội Liên Hiệp Phụ nữ tỉnh Thanh Hóa, UBND cấp huyện.
- Đơn vị phối hợp: Các Sở, ban, ngành, đoàn thể.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên, hằng năm.
2.1. Tham gia phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ và cơ quan ngang Bộ trong quá trình rà soát, sửa đổi Luật Đa dạng sinh học năm 2008, Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015 và các luật có liên quan; hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường không khí, nước, đất, quản lý chất thải rắn, sử dụng hiệu quả tài nguyên và ứng phó với biến đổi khí hậu; nghiên cứu, thử nghiệm các chính sách mới. Xây dựng các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 thuộc thẩm quyền ban hành của UBND cấp tỉnh.
- Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Đơn vị phối hợp: Các Sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND cấp huyện
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên hoặc khi có yêu cầu.
2.2. Triển khai thực hiện các loại thuế, phí, giá dịch vụ môi trường; tham mưu hoàn thiện các cơ chế về ký quỹ môi trường, chi trả dịch vụ hệ sinh thái, bồi hoàn đa dạng sinh học...
- Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Đơn vị phối hợp: Các Sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND cấp huyện
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên, hằng năm.
2.3. Triển khai các cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thân thiện với môi trường, các sản phẩm sinh thái; hỗ trợ các hoạt động xử lý, cải tạo ô nhiễm môi trường. Thực hiện các quy định về mua sắm xanh.
- Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công Thương.
- Đơn vị phối hợp: Các Sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND cấp huyện
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên, hằng năm.
2.4. Phối hợp xây dựng và thực hiện Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia. Xây dựng các hợp phần bảo vệ môi trường trong quy hoạch tỉnh.
- Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Tài nguyên và Môi trường
- Đơn vị phối hợp: Các Sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND cấp huyện
- Thời gian thực hiện: Khi có yêu cầu
2.5. Phối hợp xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường thuộc thẩm quyền ban hành của UBND cấp tỉnh phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và theo hướng tiếp cận với các nước phát triển.
- Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Đơn vị phối hợp: Các Sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND cấp huyện
- Thời gian thực hiện: Khi có yêu cầu và theo quy định của Luật BVMT năm 2020.
3.1. Rà soát chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị trong hệ thống quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường từ tỉnh đến cơ sở phù hợp với định hướng của Luật Bảo vệ môi trường.
- Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các KCN, UBND cấp huyện.
- Đơn vị phối hợp: Các Sở, ban, ngành, đoàn thể.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên, hằng năm.
3.2. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong bảo vệ môi trường
- Đổi mới và nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của các hệ thống dịch vụ công về bảo vệ môi trường trên cơ sở tăng cường xã hội hóa.
- Đẩy mạnh cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính về môi trường theo hướng nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đồng thời giảm thiểu rủi ro pháp lý và chi phí tuân thủ cho người dân và doanh nghiệp. Từng bước chuyển đổi phương thức quản lý theo hướng giảm “tiền kiểm”, tăng “hậu kiểm”, nâng cao tính chủ động, tự chịu trách nhiệm về bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp.
- Đơn vị chủ trì thực hiện: Văn phòng UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các KCN, UBND cấp huyện.
- Đơn vị phối hợp: Các Sở, ban, ngành, đoàn thể
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên, hằng năm.
4. Tăng cường thực thi chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường
4.1. Tăng cường kiểm tra, giám sát đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, áp dụng cơ chế thanh tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm. Đẩy mạnh phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan thanh tra và lực lượng cảnh sát môi trường.
- Đơn vị chủ trì thực hiện: Thanh tra tỉnh, Công an tỉnh, Ban quản lý KKT Nghi Sơn và các KCN, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND cấp huyện
- Đơn vị phối hợp: Các Sở, ban, ngành, đoàn thể.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên, hằng năm
4.2. Tăng cường cung cấp, công khai, minh bạch thông tin trong quản lý môi trường đến cộng đồng, đồng thời nâng cao trách nhiệm giải trình của cán bộ quản lý môi trường các cấp.
- Đơn vị chủ trì thực hiện: Văn phòng UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các KCN, UBND cấp huyện.
- Đơn vị phối hợp: Các Sở, ban, ngành, đoàn thể.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên, hằng năm
4.3. Tăng cường sự giám sát của cộng đồng, của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức, cá nhân và các cơ quan truyền thông đối với bảo vệ môi trường; phát triển và ứng dụng các nền tảng số, mạng xã hội, các đường dây nóng... để đẩy mạnh giám sát về môi trường.
- Đơn vị chủ trì thực hiện: Các Sở ban ngành đoàn thể cấp tỉnh, UBND cấp huyện.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên, hằng năm
4.4. Tăng cường năng lực quản trị môi trường trong các doanh nghiệp và các khu, cụm công nghiệp.
- Đơn vị chủ trì thực hiện: Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các KCN, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh Thanh Hóa, Trung tâm Xúc tiến Đầu Tư, Thương Mại & Du Lịch Thanh Hóa, các hiệp hội doanh nghiệp, doanh nhân trên địa bàn tỉnh.
- Đơn vị phối hợp: Các Sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND cấp huyện
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên, hằng năm
5.1. Triển khai mạnh mẽ các hình thức đối tác công tư (PPP), đẩy mạnh sự tham gia của các doanh nghiệp tư nhân trong hoạt động bảo vệ môi trường.
- Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Đơn vị phối hợp: Các Sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND cấp huyện
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên, hằng năm
5.2. Đảm bảo nguồn chi ngân sách cho bảo vệ môi trường, tăng dần theo tốc độ tăng trưởng kinh tế - xã hội nhằm đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn; rà soát các nội dung chi sự nghiệp môi trường, ưu tiên cho tăng cường năng lực quản lý, giải quyết các vấn đề môi trường trọng điểm, cấp bách.
- Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Tài chính
- Đơn vị phối hợp: Các Sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND cấp huyện
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên, hằng năm
5.3. Phát huy vai trò của Quỹ bảo vệ môi trường, khuyến khích thành lập các quỹ tư nhân tài trợ cho các sáng kiến bảo vệ môi trường của cộng đồng.
- Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Tài nguyên và Môi trường
- Đơn vị phối hợp: Các Sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND cấp huyện
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên, hằng năm
5.4. Thúc đẩy phát triển lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ môi trường; chú trọng phát triển năng lực cung ứng dịch vụ môi trường, đặc biệt là tái chế, xử lý chất thải, xử lý ô nhiễm môi trường.
- Đơn vị chủ trì thực hiện:, Sở Tài nguyên và Môi trường, BQL KKT Nghi sơn và các KCN.
- Đơn vị phối hợp: Các Sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND cấp huyện
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên, hằng năm
5.5. Tích cực, chủ động đề xuất các dự án về bảo vệ môi trường để thu hút nguồn lực đầu tư từ các quỹ tài chính, các tổ chức quốc tế, các nước trên thế giới.
- Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Ngoại vụ
- Đơn vị phối hợp: Các Sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND cấp huyện
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên, hằng năm
6.1. Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; cải tiến, chuyển đổi công nghệ, áp dụng kỹ thuật hiện có tốt nhất, công nghệ cao trong các ngành, lĩnh vực.
- Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Thông tin và Truyền thông
- Đơn vị phối hợp: Các Sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND cấp huyện
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên, hằng năm
6.2. Ứng dụng có hiệu quả các thành tựu của khoa học công nghệ, cách mạng công nghiệp 4.0, công nghệ thông tin, viễn thám và các công nghệ hiện đại trong quản lý, theo dõi, kiểm tra, giám sát, quan trắc và cảnh báo về môi trường; đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến đối với thủ tục hành chính về môi trường.
- Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Thông tin và Truyền thông
- Đơn vị phối hợp: Các Sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND cấp huyện
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên, hằng năm
6.3. Phát triển hạ tầng kỹ thuật về thu gom, xử lý nước thải; thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại đồng bộ, hiệu quả, không gây ô nhiễm môi trường.
- Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường
- Đơn vị phối hợp: Các Sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND cấp huyện
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên, hằng năm
6.4. Lập và thực hiện hợp phần về bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và ứng phó với biến đổi khí hậu trong Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045; phát triển mạng lưới quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh theo hướng hiện đại, đồng bộ, chú trọng ở các vùng kinh tế trọng điểm, khu vực tập trung nhiều nguồn thải, các khu vực nhạy cảm về môi trường.
- Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Tài nguyên và Môi trường
- Đơn vị phối hợp: Các Sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND cấp huyện
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên, hằng năm
6.5. Tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong bảo vệ và phục hồi môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; đẩy mạnh phát triển và ứng dụng năng lượng tái tạo, năng lượng sạch trên địa bàn tỉnh.
- Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Công Thương
- Đơn vị phối hợp: Các Sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND cấp huyện
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên, hằng năm
7. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường trong bối cảnh hội nhập sâu rộng của nền kinh tế
- Tận dụng các cơ hội của quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng, thực hiện các cam kết trong các hiệp định thương mại tự do (FTA) để thúc đẩy bảo vệ môi trường. Áp dụng các rào cản kỹ thuật để ngăn ngừa các tác động tiêu cực về môi trường từ quá trình hội nhập.
- Chú trọng hợp tác với các quốc gia láng giềng và trong khu vực về các vấn đề môi trường xuyên biên giới như bảo vệ môi trường nước, môi trường biển, môi trường không khí, quản lý chất thải nhựa đại dương, an toàn phóng xạ, hạt nhân, kiểm soát săn bắt, buôn bán động thực vật hoang dã trái phép và sinh vật ngoại lai xâm hại.
- Củng cố, mở rộng, tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác với các tổ chức Phi chính phủ nước ngoài, các tổ chức quốc tế và kêu gọi các đối tác đến khảo sát, triển khai các chương trình, dự án viện trợ tại địa phương tập trung vào lĩnh vực bảo vệ môi trường
- Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Ngoại vụ
- Đơn vị phối hợp: Các Sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND cấp huyện
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên, hằng năm.
IV. CÁC CHƯƠNG TRÌNH, ĐỀ ÁN TRỌNG TÂM, ƯU TIÊN
(Chi tiết tại Phụ lục 2 kèm theo)
1. Nguồn ngân sách nhà nước cấp hằng năm theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.
2. Kinh phí lồng ghép trong các chương trình, dự án đầu tư công giai đoạn 2021 - 2030.
3. Kinh phí vận động, huy động từ các nhà tài trợ nước ngoài, các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân trong, ngoài nước.
4. Nguồn tài chính khác theo quy định của pháp luật.
1. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này; theo dõi, đôn đốc tình hình thực hiện, tổng hợp kết quả lồng ghép vào Báo cáo công tác bảo vệ môi trường hằng năm, báo cáo UBND tỉnh và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2. Các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các đơn vị được giao chủ trì các nhiệm vụ tại Kế hoạch chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan, lồng ghép với các chương trình, đề án của ngành, đơn vị, địa phương và ưu tiên bố trí kinh phí, huy động các nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ được giao; báo cáo kết quả thực hiện về Sở Tài nguyên và Môi trường định kỳ hàng năm và đột xuất theo yêu cầu.
3. Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh Thanh Hóa, các hiệp hội doanh nghiệp, doanh nhân, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các cơ quan truyền thông, các doanh nghiệp và người dân có trách nhiệm tham gia bảo vệ môi trường, tổ chức phản biện chính sách và giám sát hoạt động bảo vệ môi trường và vận động thành viên, hội viên, quần chúng nhân dân tham gia công tác bảo vệ môi trường, duy trì lối sống xanh, sạch, đẹp.
4. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc hoặc những vấn đề mới, phát sinh cần bổ sung, điều chỉnh, các đơn vị báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Tài nguyên và Môi trường) để được xem xét, quyết định./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CÁC CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH ĐỀ RA
THEO LỘ TRÌNH GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2025 VÀ GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Kế hoạch số 176/KH-UBND ngày 01/7/2022 của
UBND tỉnh)
STT |
Chỉ tiêu |
Cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện |
Lộ trình thực hiện |
|
2025 |
2030 |
|||
I |
Các tác động xấu gây ô nhiễm, suy thoái môi trường, các sự cố môi trường được chủ động phòng ngừa, kiểm soát |
|||
1 |
Tỷ lệ diện tích nhóm đất nông nghiệp sản xuất hữu cơ trên tổng diện tích nhóm đất nông nghiệp (%) |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
1,5 - 2 |
2,5 - 3 |
2 |
Tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới (%) |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
≥80 |
100 |
3 |
Tỷ lệ giảm mức tiêu hao nguyên, nhiên, vật liệu so với năm 2020 của các ngành dệt may, thép, nhựa, hóa chất, rượu bia nước giải khát và giấy (%) |
Sở Công Thương |
5 - 8 |
7 - 10 |
4 |
Tỷ lệ các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục, truyền số liệu trực tiếp cho Sở Tài nguyên và Môi trường (%) |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
100 |
100 |
5 |
Tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý (%) |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
100 |
100 |
II |
Các vấn đề môi trường trọng điểm, cấp bách cơ bản được giải quyết, chất lượng môi trường từng bước được cải thiện, phục hồi |
|||
6 |
Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô thị được thu gom, xử lý theo quy định (%) |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
95 |
98 |
7 |
Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt nông thôn được thu gom, xử lý theo quy định (%) |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
85 |
90 |
8 |
Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô thị được xử lý bằng công nghệ chôn lấp trực tiếp trên tổng lượng chất thải được thu gom (%) |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
30 |
10 |
9 |
Tỷ lệ chất thải nguy hại được thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định (%) |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
85 |
90 |
10 |
Tỷ lệ nước thải đô thị được xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định (%) |
Sở Xây dựng |
>30 đối với đô thị loại II trở lên; 10 đối với đô thị còn lại |
>50 đối với đô thị loại II trở lên; 20 đối với đô thị còn lại |
11 |
Tỷ lệ cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung vận hành đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường (%) |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
60 |
100 |
12 |
Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường (%) |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
92 |
100 |
13 |
Tỷ lệ trung tâm thương mại, siêu thị, khách sạn, khu du lịch không sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông khó phân hủy sinh học (%) |
Sở Công Thương, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch |
100 |
100 |
14 |
Tỷ lệ diện tích các khu vực ô nhiễm môi trường đất đặc biệt nghiêm trọng được xử lý, cải tạo và phục hồi (%) |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
30 |
100 |
15 |
Tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung (%) |
Sở Xây dựng |
95 |
100 |
16 |
Tỷ lệ hộ gia đình nông thôn được sử dụng nước sạch từ các nguồn theo quy chuẩn (%) |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
65 |
80 |
17 |
Tỷ lệ hộ gia đình nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh (%) |
Sở Y tế |
85 |
100 |
III |
Tăng cường bảo vệ các di sản thiên nhiên, phục hồi các hệ sinh thái; ngăn chặn xu hướng suy giảm đa dạng sinh học |
|||
18 |
Diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên (ha) |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
88.823,44 |
88.823,44 |
IV |
Góp phần nâng cao năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu và đẩy mạnh giảm nhẹ phát thải khí nhà kính |
|||
19 |
Tỷ lệ che phủ rừng (%) |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
54,2 |
54,2 |
CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH, ĐỀ ÁN
ƯU TIÊN THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH 450/QĐ-TTG
(Kèm theo Kế hoạch số 176/KH-UBND ngày 01/7/2022 của
UBND tỉnh)
TT |
Chương trình, đề án, dự án |
Cơ quan chủ trì |
Cơ quan phối hợp |
Thời gian thực hiện |
I |
Lĩnh vực tài nguyên, môi trường |
|
|
|
1 |
Điều tra, thống kê, xây dựng CSDL nguồn thải, xác định phân loại cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa |
Sở TN&MT |
Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, các đơn vị liên quan |
2022 |
2 |
Lập, ban hành Danh mục nguồn nước nội tỉnh trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa |
Sở TN&MT |
Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, các đơn vị liên quan |
2022-2023 |
3 |
Lập, phê duyệt, thông báo vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của công trình khai thác nước trên địa bàn tỉnh |
Sở TN&MT |
Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, các đơn vị liên quan |
2022-2023 |
4 |
Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với sông, hồ nội tỉnh có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường theo thời kỳ 05 năm |
Sở TN&MT |
Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, các đơn vị liên quan |
2022 - 2025 |
5 |
Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh |
Sở TN&MT |
Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, các đơn vị liên quan |
2022 - 2025 |
6 |
Kiểm kê nguồn khí thải công nghiệp các ngành nhiệt điện, dịch vụ hơi công nghiệp, sản xuất thép, xi măng, hóa chất cơ bản, phân bón hóa học, đốt chất thải thông thường và chất thải nguy hại; đánh giá ô nhiễm bụi (PM10) trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa |
Sở TN&MT |
Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, các đơn vị liên quan |
2022 |
7 |
Đánh giá sức chịu tải và hạn ngạch xả thải vào 03 sông nội tỉnh thuộc lưu vực sông Mã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa |
Sở TN&MT |
Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, các đơn vị liên quan |
2022 - 2023 |
8 |
Đề án di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường trong khu đô thị, khu dân cư vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu sản xuất tập trung trên địa bàn tỉnh |
Sở TN&MT |
Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, các đơn vị liên quan |
2022 |
9 |
Xử lý ô nhiễm môi trường tại các điểm tồn lưu hóa chất BVTV trên địa bàn tỉnh |
Sở TN&MT |
Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, các đơn vị liên quan |
|
10 |
Thực hiện xây dựng hệ số phát thải phục vụ kiểm kê khí nhà kính trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa |
Sở TN&MT |
Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, các đơn vị liên quan |
2022 - 2025 |
11 |
Điều tra, đánh giá, xác định và khoanh vùng các khu vực có nguy cơ ô nhiễm môi trường đất, khu vực ô nhiễm môi trường đất trên địa bàn tỉnh |
Sở TN&MT |
Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, các đơn vị liên quan |
2022 - 2025 |
12 |
Dự án phục hồi môi trường của di sản thiên nhiên bị ô nhiễm, suy thoái môi trường theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. |
Sở TN&MT |
Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, các đơn vị liên quan |
2022 - 2025 |
13 |
Chương trình quan trắc tổng hợp môi trường biển tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2025 |
Sở TN&MT |
Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, các đơn vị liên quan |
2021 - 2025 |
14 |
Quan trắc hiện trạng rác thải nhựa trên biển tại 6 cửa sông: Lạch Bạng, Lạch Trường, Lạch Hới, Lạch Sung, Lạch Ghép và Lạch Càn |
Sở TN&MT |
Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, các đơn vị liên quan |
2022 - 2030 |
II |
Lĩnh vực nông nghiệp, phát triển nông thôn |
|
|
|
1 |
Dự án: “Rà soát, trồng bổ sung các loài cây bản địa quý hiếm đã và đang bị suy giảm tại các khu vực có chất lượng rừng thấp trên diện tích phân khu phục hồi sinh thái Khu BTTN Pù Luông, nhằm nâng cao độ che phủ rừng và cải thiện môi trường” |
BQL Khu BTTN Pù Luông |
Trường Đại học Lâm nghiệp; chính quyền địa phương 02 huyện Quan Hóa và Bá Thước |
2023 - 2026 |
2 |
Đề xuất xây dựng Khu BTTN Pù Luông cùng với Khu BTTN Ngọc Sơn - Ngổ Luông tỉnh Hòa Bình, VQG Cúc Phương thành khu dự trữ sinh quyển thế giới |
BQL Khu BTTN Pù Luông |
Khu Bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn - Ngổ Luông tỉnh Hòa Bình, Vườn Quốc gia Cúc Phương và các đơn vị có liên quan |
2022 - 2030 |
3 |
Xây dựng vườn thực vật tại Khu BTTN Xuân Liên, VQG Bến En |
Khu BTTN Xuân Liên, Vườn Quốc gia Bến En |
Các trường, viện, trung tâm nghiên cứu; các tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ |
2023 - 2030 |
4 |
Xây dựng trung tâm cứu hộ động vật tại VQG Bến En |
Vườn Quốc gia Bến En |
Các trường, viện, trung tâm nghiên cứu; các tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ |
2023 - 2030 |
5 |
Xây dựng các công trình phục vụ cho công tác bảo vệ rừng và PCCCR |
BQL Khu BTTN Pù Hu |
Các tổ chức, cá nhân đóng vai trò tư vấn, xây lắp |
2021 - 2030 |
6 |
Theo dõi diễn biến rừng, đa dạng sinh học; điều tra, kiểm kê tài nguyên rừng |
BQL Khu BTTN Pù Hu |
Các trường, viện, trung tâm nghiên cứu; các tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ |
2021 - 2030 |
7 |
Khoán bảo vệ rừng đặc dụng |
BQL Khu BTTN Pù Hu |
Chính quyền các xã vùng đệm |
2021 - 2030 |
8 |
Cải tạo, nâng cấp vườn ươm tại Khu Khằm, thị trấn Hồi Xuân đủ khả năng để sản xuất cây giống chất lượng cao phục vụ cho việc trồng rừng |
BQL Khu BTTN Pù Hu |
Các trường, viện, trung tâm nghiên cứu; các tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ |
2021 - 2030 |
9 |
Làm giàu rừng |
BQL Khu BTTN Pù Hu |
Các trường, viện, trung tâm nghiên cứu; các tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ |
2021 - 2030 |
10 |
Xây dựng chương trình giám sát một số loài động vật, thực vật quý hiếm trong khu bảo tồn. Giám sát hệ sinh thái rừng núi đất |
BQL Khu BTTN Pù Hu |
Các trường, viện, trung tâm nghiên cứu; các tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ |
2021 - 2030 |
11 |
Điều tra bảo tồn và phát triển một số loài cây thuốc dưới tán rừng tại Khu BTTN Pù Hu |
BQL Khu BTTN Pù Hu |
Các trường, viện, trung tâm nghiên cứu; các tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ |
2021 - 2030 |
12 |
Điều tra, bổ sung danh lục động thực vật Khu BTTN Pù Hu |
BQL Khu BTTN Pù Hu |
Các trường, viện, trung tâm nghiên cứu; các tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ |
2026 - 2030 |
13 |
Xây dựng một số mô hình phát triển LSNG gắn bảo tồn với phát triển kinh tế cộng đồng |
BQL Khu BTTN Pù Hu |
Các trường, viện, trung tâm nghiên cứu; các tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ |
2021 - 2030 |
14 |
Thí điểm kinh doanh tín chỉ các bon rừng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa |
BQL Quỹ bảo vệ phát triển rừng và phòng chống thiên tai tỉnh Thanh Hóa |
Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa, UBND các huyện, xã có rừng trên địa bàn tỉnh; Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam; Trường Đại học Lâm nghiệp; Các chuyên gia trong và ngoài nước; Doanh nghiệp trong và ngoài nước liên quan đến hoạt động giảm phát thải từ rừng. |
2022 - 2030 |
15 |
Phục hồi các hệ sinh thái rừng tự nhiên nghèo, nghèo kiệt trên địa bàn đơn vị đang quản lý, sử dụng thuộc quy hoạch rừng phòng hộ |
BQL RPH Như Thanh |
Chi cục Kiểm lâm thanh Hoá, chính quyền địa phương và các cơ quan đơn vị có liên quan |
2022 - 2030 |
16 |
Đánh giá tác động của BĐKH và nước biển dâng tới nguồn lợi thủy sản vùng ven biển, cửa sông tỉnh Thanh Hóa |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Các Sở ban ngành, UBND các huyện, thành phố ven biển |
2022 - 2025 |
17 |
Đánh giá hiện trạng và xây dựng các giải pháp phục hồi rạn san hô, thảm cỏ biển khu vực quần đảo Hòn Mê, xây dựng Khu BTTN Hòn Mê |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Các Sở ban ngành, UBND các huyện, thành phố ven biển |
2022 - 2025 |
18 |
Điều tra, đánh giá nguồn lợi và môi trường sống của các loài thủy sản vùng lộng, vùng biển ven bờ tỉnh Thanh Hóa |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Các Sở ban ngành, UBND các huyện, thành phố ven biển |
2023 - 2024 |
III |
Lĩnh vực y tế |
|
|
|
1 |
Cải tạo, nâng cấp hệ thống thu gom và trạm xử lý nước thải bệnh viện đa khoa TP Sầm Sơn, bệnh viện đa khoa huyện Thiệu Hóa, bệnh viện đa khoa huyện Quảng Xương, bệnh viện đa khoa huyện Quan Sơn, bệnh viện đa khoa huyện Như Thanh, bệnh viện đa khoa huyện Yên Định, bệnh viện đa khoa huyện Nông Cống, bệnh viện đa khoa khu vực Tĩnh Gia, bệnh viện đa khoa khu vực Ngọc Lặc, Bệnh viện Nhi, Bệnh viện Tâm thần, Bệnh viện Nội tiết |
Sở Y tế |
Các sở, ban, ngành, đơn vị, UBND cấp huyện có liên quan |
2022 - 2025 |
2 |
Đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải y tế tại bệnh viện Nhi, bệnh viện đa khoa huyện Quan Sơn, bệnh viện đa khoa huyện Mường Lát |
Sở Y tế |
Các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan |
2022 - 2025 |