Kế hoạch 1692/KH-UBND năm 2022 thực hiện Quyết định 2074/QĐ-TTg Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị 06-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới (giai đoạn 2021-2030) trên địa bàn tỉnh Hải Dương

Số hiệu 1692/KH-UBND
Ngày ban hành 14/06/2022
Ngày có hiệu lực 14/06/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hải Dương
Người ký Nguyễn Minh Hùng
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HẢI DƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1692/KH-UBND

Hải Dương, ngày 14 tháng 06 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 2074/QĐ-TTG NGÀY 10/12/2021 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 06-CT/TW NGÀY 24/6/2021 CỦA BAN BÍ THƯ VỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC XÂY DỰNG GIA ĐÌNH TRONG TÌNH HÌNH MỚI (GIAI ĐOẠN 2021 - 2030) TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG

Thực hiện Quyết định số 2074/QĐ-TTg ngày 10/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 24/6/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới (giai đoạn 2021-2030) (sau đây viết tắt là Quyết định số 2074/QĐ-TTg); Quyết định số 389/QĐ-BVHTTDL ngày 28/2/2022 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch ban hành Kế hoạch thực hiện Quyết định số 2074/QĐ-TTg ngày 10 tháng 12 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TW (giai đoạn 2021 - 2030);

Theo đề nghị của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 907/TTr- SVHTTDL ngày 25/5/2022;

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Quyết định số 2074/QĐ-TTg ngày 10/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 24/6/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới (giai đoạn 2021 - 2030) trên địa bàn tỉnh Hải Dương với các nội dung sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Quán triệt đầy đủ, sâu sắc Chỉ thị số 06-CT/TW, Quyết định số 2074/QĐ-TTg và các văn bản hướng dẫn, triển khai thực hiện nhằm nâng cao nhận thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, công chức, người lao động và toàn thể Nhân dân trên địa bàn tỉnh về vị trí, vai trò của công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới, góp phần quan trọng xây dựng xã hội hạnh phúc, tạo động lực cho sự phát triển bền vững của đất nước.

- Xác định giải pháp cụ thể để thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao cho các địa phương.

- Kế hoạch này là căn cứ để các sở, ban, ngành, đoàn thể và Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện.

2. Yêu cầu

- Các sở, ban, ngành, đoàn thể và Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã xây dựng kế hoạch hằng năm cụ thể triển khai thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch này, đảm bảo phù hợp với yêu cầu thực tiễn tại cơ quan, đơn vị, địa phương.

- Nội dung kế hoạch thực hiện phải thiết thực, gắn trách nhiệm và phát huy vai trò chủ động, tích cực của cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp ở các cấp, đảm bảo sự phối hợp được thường xuyên, nghiêm túc, thiết thực, đúng tiến độ, hiệu quả giữa các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền và người dân về xây dựng gia đình trong tình hình mới

a) Tổ chức nghiên cứu, quán triệt, tuyên truyền, phổ biến nội dung Chỉ thị số 06-CT/TW, Quyết định số 2074/QĐ-TTg và các văn bản hướng dẫn, triển khai.

b) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, người đứng đầu trong công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới; truyền thông, vận động, hướng dẫn các hộ gia đình kiến thức, kỹ năng xây dựng gia đình hạnh phúc, phát triển bền vững.

c) Đa dạng hoá nội dung và đổi mới hình thức tuyên truyền, giáo dục chính sách, pháp luật về gia đình, các chuẩn mực, giá trị văn hoá gia đình; kiến thức, kỹ năng xây dựng gia đình hạnh phúc; phòng ngừa rủi ro, ảnh hưởng tiêu cực đến gia đình thông qua các đề án, chương trình, dự án truyền thông sáng tạo, truyền thông số, sản phẩm văn hoá nghệ thuật ca ngợi, tôn vinh giá trị tốt đẹp của gia đình; giới thiệu mô hình mới, kinh nghiệm hay, tấm gương điển hình, tiêu biểu trong xây dựng gia đình hạnh phúc, thí điểm các mô hình hỗ trợ cung cấp dịch vụ gia đình nhằm đáp ứng kịp thời những vấn đề phát sinh của đời sống.

d) Phát huy hiệu quả, tính thiết thực, tránh bệnh hình thức, thành tích trong xây dựng gia đình văn hoá, thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” và cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.

2. Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới

a) Cấp ủy, chính quyền các cấp thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo, ban hành văn bản về công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới; xác định gia đình là một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự phát triển bền vững đất nước.

b) Đưa mục tiêu xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc và văn minh lồng ghép vào chương trình, kế hoạch, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội hằng năm của các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị bảo đảm phù hợp với từng giai đoạn phát triển; huy động xã hội hóa trong lĩnh vực gia đình nhằm tối ưu hoá các nguồn lực xây dựng gia đình hạnh phúc, phát triển bền vững.

3. Tiếp tục đề nghị hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về gia đình

a) Tiếp tục rà soát, kiến nghị các cấp có thẩm quyền hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về gia đình và công tác gia đình.

b) Tham mưu xây dựng, trình ban hành và tổ chức thực hiện hiệu quả chiến lược, đề án, chương trình, dự án hỗ trợ xây dựng gia đình hạnh phúc (chương trình giáo dục đạo đức, lối sống, phòng, chống bạo lực gia đình, dữ liệu số về gia đình).

c) Nghiên cứu, xây dựng hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới đảm bảo kế thừa, tiếp thu hài hoà các giá trị tốt đẹp của gia đình truyền thống và gia đình hiện đại.

d) Tăng cường công tác phối hợp liên ngành nhằm phát huy hiệu quả, đồng bộ trong hỗ trợ, cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản cho gia đình; trong đó ưu tiên hộ gia đình chính sách, hộ nghèo và cận nghèo, gia đình có hoàn cảnh khó khăn, gia đình dân tộc thiểu số được tiếp cận, thụ hưởng dịch vụ xã hội thuận lợi, bình đẳng.

4. Nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về công tác gia đình

[...]