Kế hoạch 169/KH-UBND năm 2019 về phòng, chống bệnh cúm gia cầm tỉnh Lào Cai giai đoạn 2019-2025

Số hiệu 169/KH-UBND
Ngày ban hành 24/04/2019
Ngày có hiệu lực 24/04/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lào Cai
Người ký Đặng Xuân Phong
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 169/KH-UBND

Lào Cai, ngày 24 tháng 04 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG, CHỐNG BỆNH CÚM GIA CẦM TỈNH LÀO CAI GIAI ĐOẠN 2019 - 2025

Phần thứ nhất

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG DỊCH CÚM GIA CẦM TỈNH LÀO CAI, GIAI ĐOẠN 2014-2018

I. Khái quát về bệnh Cúm gia cầm

Bệnh Cúm gia cầm (sau đây viết tắt là CGC) là một bệnh truyền nhiễm ở loài gia cầm, chim (kể cả chim hoang dã) và động vật có vú (bao gồm cả người); do vi rút cúm A gây ra, trong đó có hai loại kháng nguyên H và N. Ở Việt Nam hiện nay đã xác định chủng vi rút gây bệnh Cúm gia cầm thể độc lực cao là H5N1 và H5N6. Trong chăn nuôi, gà thường bị mắc bệnh rất nặng, vịt thường mang mầm bệnh nhưng ít khi có biểu hiện triệu chứng lâm sàng và là nguồn chủ yếu gieo rắc mầm bệnh ra môi trường. Một số chủng vi rút cúm gia cầm không gây bệnh cho gia cầm nhưng có thể lây truyền bệnh cho người và gây tử vong ở người (vi rút cúm A/H7N9).

Động vật mắc bệnh cúm gia cầm là các loài gia cầm như: Gà, gà tây, vịt, ngan, ngỗng, chim cút, bồ câu, đà điu, chim hoang dã và động vật có vú thuộc mọi lứa tuổi. Đặc biệt vi rút có thể lây nhiễm và gây bệnh cho người.

Tại Việt Nam từ năm 2014-2018 dịch CGC xuất hiện tại 323 xã, phường, thị trấn; trung bình mỗi năm phải tiêu hủy khoảng 80 nghìn con gia cầm. Đầu năm 2014 vi rút cúm A/H5N1 đã lây nhiễm cho 02 người và cả 02 người này đã tử vong. Từ tháng 4/2014 đến nay không phát hiện thêm ca bệnh trên người.

II. Tình hình dịch bệnh và công tác phòng chống dịch CGC trên địa bàn tỉnh Lao Cai

1. Tình hình dch bnh

Trên địa bàn tỉnh Lào Cai, từ năm 2014-2018 bệnh CGC đã xuất hiện tại 10 xã, thị trấn thuộc các huyện Bảo Thắng, Bảo Yên, Bát Xát và Mường Khương làm 40.759 con gia cầm mắc bệnh và phải tiêu hủy, cụ thể:

- Năm 2014: Dịch cúm A/H5N1, H5N6 xảy ra trên đàn gia cầm tại 28 hộ của 10 thôn thuộc 05 xã, thị trấn của huyện Bảo Thắng làm 11.834 con gia cầm và 60 con chim trĩ mắc bệnh, chết và phải tiêu hủy.

- Năm 2015: Dịch cúm A/H5N6 xảy ra tại 09 hộ/05 thôn của 03 xã thuộc huyện Bảo Thắng và huyện Mường Khương làm 7.961 con gia cầm mắc bệnh, chết phải tiêu hủy.

- Năm 2016: Dịch cúm A/H5N6 xảy ra tại 07 hộ/04 thôn của 02 xã thuộc 02 huyện Bảo Thắng và huyện Bảo Yên đã làm 6.404 con gia cầm mắc bệnh, ốm, chết và phải tiêu hủy.

- Năm 2017: Dịch cúm A/H5N6 xảy ra trên đàn gia cầm của 05 hộ/04 xã thuộc 02 huyện Bát Xát và huyện Bảo Thắng làm tổng số 10.260 con gia cầm mắc bệnh, ốm, chết và phải tiêu hủy.

- Năm 2018: Từ ngày 10-11/8/2018 dịch Cúm A/H5N6 xảy ra trên đàn gia cầm của 02 hộ thuộc xã Gia Phú, huyện Bảo Thắng đã làm 4.300 con gia cầm mắc bệnh, chết và phải tiêu hủy.

(Có Phụ biểu số 01 các xã, phường thị trấn có dịch cúm gia cầm kèm theo)

2. Công tác phòng chống dịch bệnh

Hàng năm, UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Kế hoạch chủ động phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm ở gia súc, gia cầm; các văn bản chỉ đạo công tác phòng, chống dịch CGC. Chỉ đạo UBND các huyện, thành phố, các đơn vị chức năng tăng cường kiểm tra, giám sát dịch bệnh trên đàn gia cầm, tổ chức tiêm phòng vắc xin CGC, kiểm tra, kiểm soát việc vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm ra, vào địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:

2.1. Công tác xử lý ổ dịch

Sau khi nhận tiếp nhận thông tin về dịch bệnh, cán bộ thú y nhà nước đã thực hiện ngay việc kiểm tra, xác minh, lấy mẫu bệnh phẩm đồng thời phối hợp huy động, tập trung lực lượng triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch CGC theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Thông tư số 69/2005/TT-BNNPTNT ngày 07/11/2005 về việc hướng dẫn thực hiện một số biện pháp cấp bách phòng chống dịch cúm (H5N1) ở gia cầm và Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn:

- Xử lý tiêu hủy gia cầm ốm, chết; phun hoá chất khử trùng, tiêu độc ổ dịch và xung quanh dịch; tổ chức kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên đàn gia cầm; tập trung vào các địa bàn chăn nuôi tập trung có nguy cơ cao, khu vực giáp biên giới, địa bàn có hoạt động vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu, khu vực dịch cũ nhằm phát hiện và xử lý ngay dịch khi còn ở diện hẹp, không để dịch bệnh lây lan ra diện rộng;

- Thống kê, rà soát tổng đàn, triển khai ngay công tác tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm và các loại vắc xin khác theo kế hoạch tỉnh giao;

- Tăng cường công tác phối hợp giữa các lực lượng trên địa bàn (Biên phòng, Công an, Quản lý thị trường, Thú y, chính quyền cơ sở...) kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ tại các tụ điểm tập kết, buôn bán gia cầm, sản phẩm gia cầm, nghiêm cấm việc buôn bán, giết mổ, tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu qua biên giới; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định;

- Tổ chức tuyên truyền sâu rộng về bệnh CGC, mức độ nguy hiểm của bệnh và các biện pháp phòng chống dịch bệnh trong cộng đồng dân cư, đặc biệt là cư dân khu vực biên giới để người dân chủ động các biện pháp phòng, chống dịch và không tiếp tay cho các hoạt động buôn bán, vận chuyển giết mổ gia cầm, sản phẩm gia cm nhập lậu;

- Phối hợp với ngành Y tế trong việc phòng, chống bệnh CGC; chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị, vật tư, sẵn sàng ứng phó khi có dịch xảy ra trên người, báo cáo kịp thời về UBND tỉnh khi phát sinh trường hợp nghi bệnh CGC trên người;

- Tổ chức lấy mẫu giám sát cúm gia cầm cả bị động và chủ động tại các ổ dịch và một số chợ buôn bán gia cầm trên địa bàn tỉnh.

2.2. Công tác tiêm phòng

[...]