Kế hoạch 1671/KH-UBND năm 2021 về phòng, chống dịch COVID-19 tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An

Số hiệu 1671/KH-UBND
Ngày ban hành 31/05/2021
Ngày có hiệu lực 31/05/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Long An
Người ký Nguyễn Văn Út
Lĩnh vực Doanh nghiệp,Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LONG AN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1671/KH-UBND

Long An, ngày 31 tháng 5 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 TẠI CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN

Thực hiện Quyết định số 2194/QĐ-BCĐQG ngày 27/5/2020 về việc ban hành “Hướng dẫn phòng, chống và đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19 tại nơi làm việc và ký túc xá cho người lao động”; Công văn số 3836/CV-BCĐ ngày 10/5/2021 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống COVID-19 về việc tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 tại cơ sở sản xuất kinh doanh, khu công nghiệp; Công văn số 4352/BYT-MT ngày 28/5/2021 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn cách ly, xét nghiệm trong các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch phòng, chống dịch COVID-19 tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mc đích

Chủ động phòng, chống dịch COVID-19 tại các doanh nghiệp theo các nguyên tắc phòng, chống dịch: ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch và làm tốt công tác điều trị, hạn chế thấp nhất người tử vong và số người lây nhiễm.

Đảm bảo thực hiện mục tiêu kép: vừa phòng, chống dịch vừa hoạt động sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp nghiệp trên địa bàn tỉnh.

2. Yêu cầu

Xác định nhiệm vụ phòng chống COVID-19 là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách và thường xuyên. Yêu cầu các doanh nghiệp, người lao động chấp hành nghiêm chỉ đạo của Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế, các Bộ, ngành Trung ương và của Tỉnh ủy, UBND tỉnh.

Triển khai đồng bộ các giải pháp quyết liệt, hiệu quả với phương châm “4 tại chỗ”: Chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ và chủ động phòng tránh; đối phó kịp thời; khắc phục khẩn trương và hiệu quả.

Gắn trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị, doanh nghiệp trong công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Chủ động phương án hậu cần, đáp ứng yêu cầu cách ly, thời gian cách ly phòng, chống dịch trong doanh nghiệp.

Hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục khó khăn, duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh.

3. Phân loi tình huống dch bnh

a) Tình huống chưa có ca bệnh tại doanh nghiệp

b) Tình huống có ca bệnh dương tính tại doanh nghiệp.

II. CÁC TÌNH HUỐNG CỤ THỂ

1. Tình huống cho trường hợp chưa có ca bệnh tại doanh nghiệp

a) Công tác chỉ đạo điều hành:

Ban Quản lý khu kinh tế thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tại các khu công nghiệp, khu kinh tế; Sở Công Thương thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tại các cụm công nghiệp; Sở Kế hoạch và Đầu tư thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tại các doanh nghiệp ngoài khu, cụm công nghiệp (gọi tắt là Ban Chỉ đạo). Phân công nhiệm vụ cụ thể từng thành viên trong Ban Chỉ đạo.

Thiết lập kênh liên lạc qua đường dây nóng với Trung tâm Y tế Trung tâm các huyện thị, thành phố; Kiểm soát bệnh tật tỉnh hoặc thông qua đường dây nóng của Sở Y tế hoặc Bộ Y tế (1900 9095) hoặc cơ quan y tế theo quy định của địa phương.

Công khai thông tin liên lạc (tên, số điện thoại) của cán bộ, đơn vị đầu mối phụ trách về công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại các doanh nghiệp.

Ban Chỉ đạo tập trung chỉ đạo các doanh nghiệp tổ chức đánh giá nguy cơ lây nhim bệnh COVID-19 đối với cơ sở sản xuất theo hướng dẫn tại Quyết định 2194/QĐ-BCĐQG ngày 27/5/2020 của Ban Chỉ đạo Quốc gia.

b) Công tác kiểm soát dịch bệnh:

* Thông tin truyền thông

Tổ chức thông tin, truyền thông về phòng, chống dịch COVID-19 cho các doanh nghiệp và người lao động. Treo, dán các áp phích, qua Zalo, Viber... thông báo hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 nhất là tại các khu vực công cộng (khu vực dùng chung tại nơi làm việc, căn tin, khu vệ sinh, cây ATM), trên phương tiện vận chuyển để người lao động/khách hàng có thể đọc và làm theo. Yêu cầu các doanh nghiệp ban hành các quy định về phòng, chống dịch của đơn vị và có chế tài xử lý các vi phạm nếu người lao động không tuân thủ. Thông tin kịp thời, đầy đủ và chính xác cho người lao động để tránh lo lắng không cần thiết.

* Tổ chức tp hun

Tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho người lao động thực hiện nghiêm túc 5K chú ý các biện pháp vệ sinh cá nhân và giữ gìn vệ sinh môi trường nơi làm việc, hạn chế tiếp xúc các bề mặt nếu không cần thiết, thực hiện nghiêm các quy định của Bộ Y tế và các cơ quan có liên quan trong phòng, chống dịch COVID-19. Tổ chức cho người lao động thực hiện khai báo y tế điện tử (qua các ứng dụng NCOVI, Bluezone hoặc các giải pháp cập nhật) theo quy định của Bộ Y tế.

[...]