Kế hoạch 164/KH-UBND về phòng, chống bệnh truyền nhiễm trên địa bàn Quận 11, thành phố Hồ Chí Minh năm 2022
Số hiệu | 164/KH-UBND |
Ngày ban hành | 07/07/2022 |
Ngày có hiệu lực | 07/07/2022 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Quận 11 |
Người ký | Nguyễn Trần Bình |
Lĩnh vực | Thể thao - Y tế |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 164/KH-UBND |
Quận 11, ngày 07 tháng 7 năm 2022 |
PHÒNG, CHỐNG BỆNH TRUYỀN NHIỄM TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 11 NĂM 2022
Căn cứ Kế hoạch số 1257/KH-UBND ngày 26 tháng 4 năm 2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố về phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2022;
Căn cứ Công văn 2814/SYT-NVY ngày 29 tháng 4 năm 2022 của Sở Y tế về việc chủ động triển khai kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2022.
Căn cứ tình hình dịch bệnh trên địa bàn, Ủy ban nhân dân quận xây dựng Kế hoạch phòng, chống bệnh truyền nhiễm trên địa bàn Quận 11 năm 2022 cụ thể như sau:
- Chủ động phòng, chống các dịch bệnh nguy hiểm, giảm tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm lưu hành hàng năm, không có ca tử vong do sốt xuất huyết, tay chân miệng; kiểm soát, phát hiện và khống chế kịp thời dịch bệnh khác không để dịch lớn xảy ra trên địa bàn, góp phần bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân. Kéo giảm từ 5-10% tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh truyền nhiễm so với trung bình hàng năm giai đoạn 2016-2020.
- Bảo đảm công tác điều trị, cấp cứu kịp thời các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm, hạn chế thấp nhất các trường hợp tử vong, biến chứng nặng.
- Tăng cường công tác truyền thông đối với các bệnh truyền nhiễm như: COVID-19, sốt xuất huyết, tay chân miệng... Nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân về công tác phòng chống dịch bệnh.
- Tăng cường hiệu quả công tác phối hợp liên ngành, kịp thời triển khai các Bộ tiêu chí đảm bảo an toàn phòng chống dịch bệnh COVID-19, các biện pháp phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm, công tác kiểm tra, giám sát tại địa phương.
- Đảm bảo an toàn phòng chống dịch tại đơn vị theo từng giai đoạn. Thường xuyên kiểm tra, giám sát các hoạt động thường quy qua các số liệu, thông tin về ca bệnh, điểm nguy cơ, côn trùng truyền bệnh, tránh lây lan dịch bệnh trên địa bàn Quận.
- Đảm bảo kinh phí, thuốc, vật tư, hóa chất, nguồn lực, sẵn sàng đáp ứng kịp thời với các tình huống về dịch bệnh. Chủ động triển khai chương trình tiêm chủng mở rộng, tiêm vắc xin phòng COVID-19 để duy trì tỷ lệ bao phủ vắc xin, đạt được miễn dịch cộng đồng.
- Tăng cường năng lực của lực lượng tham gia công tác phòng, chống dịch, đảm bảo trang bị đầy đủ các phương tiện, trang thiết bị và vật tư y tế, đảm bảo cho công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
- Báo cáo thông tin đầy đủ, kịp thời về diễn biến tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn theo quy định.
1. Chỉ tiêu chuyên môn:
- 100% bệnh, dịch bệnh mới phát sinh được phát hiện, điều tra và xử lý kịp thời.
- 100% các ban ngành, đoàn thể phối hợp ngành Y tế triển khai các giải pháp phòng chống dịch tại địa phương và trong hệ thống tổ chức ngành.
- 100% cán bộ làm công tác thống kê, báo cáo bệnh truyền nhiễm được tập huấn về giám sát, công tác thông tin, báo cáo bệnh truyền nhiễm, nâng cao chất lượng công tác báo cáo.
- 100% Phường duy trì Trạm Y tế lưu động, Đội phản ứng nhanh phòng chống dịch COVID-19 sẵn sàng đáp ứng tình hình dịch bệnh COVID-19; 100% khu phố có đội phòng chống dịch, Tổ COVID cộng đồng, mạng lưới cộng tác viên phòng chống dịch thường xuyên kiểm tra, giám sát phát hiện kịp thời ca bệnh, điểm nguy cơ sốt xuất huyết hộ gia đình và xử lý ổ dịch bệnh truyền nhiễm.
2. Chỉ tiêu cụ thể đối với một số bệnh truyền nhiễm:
- Bệnh COVID-19: 100% người mắc COVID-19 được điều trị, chăm sóc theo đúng quy định, không để dịch bệnh lây lan trong cộng đồng.
- Bệnh sốt xuất huyết: không để dịch bệnh lớn xảy ra; tỷ lệ mắc ≤ 205/100.000 dân, không có ca tử vong.
- Bệnh tay chân miệng: tỷ lệ mắc ≤ 100 ca/100.000 dân, không có ca tử vong.
- Bệnh cúm A(H5N1), cúm A(H5N6), tả, lỵ trực trùng: 100% ổ dịch được phát hiện, xử lý kịp thời, không để lây lan trong cộng đồng.
- Không xuất hiện ca bệnh xâm nhập (Ebola, MERS-CoV, cúm A(H7N9), bệnh sốt rét, bệnh dại.
- Khống chế số bệnh sởi < 5 ca/100.000 dân, cụ thể ≤ 10 ca.
- Không có ca bại liệt, uốn ván sơ sinh, bạch hầu, ho gà.
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 164/KH-UBND |
Quận 11, ngày 07 tháng 7 năm 2022 |
PHÒNG, CHỐNG BỆNH TRUYỀN NHIỄM TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 11 NĂM 2022
Căn cứ Kế hoạch số 1257/KH-UBND ngày 26 tháng 4 năm 2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố về phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2022;
Căn cứ Công văn 2814/SYT-NVY ngày 29 tháng 4 năm 2022 của Sở Y tế về việc chủ động triển khai kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2022.
Căn cứ tình hình dịch bệnh trên địa bàn, Ủy ban nhân dân quận xây dựng Kế hoạch phòng, chống bệnh truyền nhiễm trên địa bàn Quận 11 năm 2022 cụ thể như sau:
- Chủ động phòng, chống các dịch bệnh nguy hiểm, giảm tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm lưu hành hàng năm, không có ca tử vong do sốt xuất huyết, tay chân miệng; kiểm soát, phát hiện và khống chế kịp thời dịch bệnh khác không để dịch lớn xảy ra trên địa bàn, góp phần bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân. Kéo giảm từ 5-10% tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh truyền nhiễm so với trung bình hàng năm giai đoạn 2016-2020.
- Bảo đảm công tác điều trị, cấp cứu kịp thời các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm, hạn chế thấp nhất các trường hợp tử vong, biến chứng nặng.
- Tăng cường công tác truyền thông đối với các bệnh truyền nhiễm như: COVID-19, sốt xuất huyết, tay chân miệng... Nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân về công tác phòng chống dịch bệnh.
- Tăng cường hiệu quả công tác phối hợp liên ngành, kịp thời triển khai các Bộ tiêu chí đảm bảo an toàn phòng chống dịch bệnh COVID-19, các biện pháp phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm, công tác kiểm tra, giám sát tại địa phương.
- Đảm bảo an toàn phòng chống dịch tại đơn vị theo từng giai đoạn. Thường xuyên kiểm tra, giám sát các hoạt động thường quy qua các số liệu, thông tin về ca bệnh, điểm nguy cơ, côn trùng truyền bệnh, tránh lây lan dịch bệnh trên địa bàn Quận.
- Đảm bảo kinh phí, thuốc, vật tư, hóa chất, nguồn lực, sẵn sàng đáp ứng kịp thời với các tình huống về dịch bệnh. Chủ động triển khai chương trình tiêm chủng mở rộng, tiêm vắc xin phòng COVID-19 để duy trì tỷ lệ bao phủ vắc xin, đạt được miễn dịch cộng đồng.
- Tăng cường năng lực của lực lượng tham gia công tác phòng, chống dịch, đảm bảo trang bị đầy đủ các phương tiện, trang thiết bị và vật tư y tế, đảm bảo cho công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
- Báo cáo thông tin đầy đủ, kịp thời về diễn biến tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn theo quy định.
1. Chỉ tiêu chuyên môn:
- 100% bệnh, dịch bệnh mới phát sinh được phát hiện, điều tra và xử lý kịp thời.
- 100% các ban ngành, đoàn thể phối hợp ngành Y tế triển khai các giải pháp phòng chống dịch tại địa phương và trong hệ thống tổ chức ngành.
- 100% cán bộ làm công tác thống kê, báo cáo bệnh truyền nhiễm được tập huấn về giám sát, công tác thông tin, báo cáo bệnh truyền nhiễm, nâng cao chất lượng công tác báo cáo.
- 100% Phường duy trì Trạm Y tế lưu động, Đội phản ứng nhanh phòng chống dịch COVID-19 sẵn sàng đáp ứng tình hình dịch bệnh COVID-19; 100% khu phố có đội phòng chống dịch, Tổ COVID cộng đồng, mạng lưới cộng tác viên phòng chống dịch thường xuyên kiểm tra, giám sát phát hiện kịp thời ca bệnh, điểm nguy cơ sốt xuất huyết hộ gia đình và xử lý ổ dịch bệnh truyền nhiễm.
2. Chỉ tiêu cụ thể đối với một số bệnh truyền nhiễm:
- Bệnh COVID-19: 100% người mắc COVID-19 được điều trị, chăm sóc theo đúng quy định, không để dịch bệnh lây lan trong cộng đồng.
- Bệnh sốt xuất huyết: không để dịch bệnh lớn xảy ra; tỷ lệ mắc ≤ 205/100.000 dân, không có ca tử vong.
- Bệnh tay chân miệng: tỷ lệ mắc ≤ 100 ca/100.000 dân, không có ca tử vong.
- Bệnh cúm A(H5N1), cúm A(H5N6), tả, lỵ trực trùng: 100% ổ dịch được phát hiện, xử lý kịp thời, không để lây lan trong cộng đồng.
- Không xuất hiện ca bệnh xâm nhập (Ebola, MERS-CoV, cúm A(H7N9), bệnh sốt rét, bệnh dại.
- Khống chế số bệnh sởi < 5 ca/100.000 dân, cụ thể ≤ 10 ca.
- Không có ca bại liệt, uốn ván sơ sinh, bạch hầu, ho gà.
1. Công tác tổ chức, chỉ đạo triển khai thực hiện:
- Chủ động phòng, chống bệnh truyền nhiễm hiệu quả khi chưa xảy ra dịch bệnh; kiểm soát các bệnh xâm nhập, bệnh mới nổi nguy hiểm.
- Kiện toàn Ban chỉ đạo Chăm sóc sức khỏe nhân dân, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 và phục hồi kinh tế Quận và 16 Phường; tăng cường công tác chỉ đạo phòng chống dịch bệnh; phát huy vai trò của Ban chỉ đạo trong phân công thực hiện giám sát điểm nguy cơ, giám sát cộng đồng theo ngành, lĩnh vực chuyên môn.
- Tăng cường vai trò, trách nhiệm của Ủy ban nhân dân 16 Phường trong công tác chống dịch trên địa bàn, xem đây là nhiệm vụ thường xuyên của các cấp Đảng ủy, chính quyền, ban ngành đoàn thể, địa bàn khu phố, tổ dân phố.
- Thực hiện nghiêm công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 theo chỉ đạo của Chính phủ, Ủy ban nhân dân Thành phố và ngành Y tế.
2. Công tác kiểm soát bệnh truyền nhiễm:
2.1. Đối với dịch bệnh COVID-19: Tập trung triển khai chiến lược y tế trong giai đoạn thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trên địa bàn Quận:
- Quản lý, chăm sóc F0 tại nhà và bao phủ vắc xin phòng COVID-19 đến từng người dân trên địa bàn Quận:
+ Triển khai Chiến dịch Bảo vệ người có nguy cơ; hài hòa giữa cách ly điều trị tại nhà và cách ly điều trị tập trung: xây dựng kịch bản thu dung điều trị và phân tích tình hình điều trị mỗi ngày; xây dựng hồ sơ bệnh án điện tử cho mỗi F0 điều trị tại nhà.
+ Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý F0; tiếp tục huy động mọi nguồn lực tham gia công tác quản lý và chăm sóc F0 tại nhà; cập nhật hướng dẫn chăm sóc F0 tại nhà phù hợp quy định của Bộ Y tế.
+ Tổ chức tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho người từ 5 tuổi trở lên đủ liệu cơ bản, liều bổ sung, liều nhắc lại theo hướng dẫn của Bộ Y tế, đặc biệt những người thuộc nhóm nguy cơ, người có hệ miễn dịch suy giảm.
+ Triển khai tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho các độ tuổi còn lại ngay khi được Bộ Y tế cho phép.
- Liên tục cập nhật tình hình dịch bệnh, xử lý ổ dịch, hạn chế lây lan, giám sát lưu hành và sự xuất hiện các biến chủng mới của vi rút SARS-CoV-2 nhằm kiểm soát dịch bệnh COVID-19 trong giai đoạn bình thường mới.
- Bệnh viện Quận đảm bảo thực hiện 2 chức năng thu dung điều trị COVID-19 và khám chữa bệnh thông thường; sẵn sàng kích hoạt Bệnh viện thu dung, điều trị COVID-19 Quận đáp ứng tình hình dịch bệnh trên địa bàn.
- Đẩy mạnh truyền thông nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân và cộng đồng trong công tác phòng, chống dịch COVID-19. Đa dạng hóa các loại hình, nội dung, nguồn lực trong công tác truyền thông; truyền thông phù hợp cho từng nhóm đối tượng.
2.2. Đối với các bệnh truyền nhiễm khác:
- Chủ động theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh và kịp thời thông báo, chỉ đạo các đơn vị, địa phương triển khai các biện pháp chủ động ứng phó, không để các dịch bệnh bùng phát, hạn chế tỷ lệ mắc, tử vong do bệnh dịch.
- Kiểm soát bệnh truyền nhiễm lưu hành (sốt xuất huyết, Zika, tay chân miệng) nhằm cung cấp chính xác, kịp thời, đầy đủ thông tin để chủ động khống chế dịch bệnh.
- Xét nghiệm phát hiện sớm tác nhân gây bệnh, triển khai hiệu quả các biện pháp phòng ngừa chủ động khi chưa có dịch xảy ra.
- Tăng cường giám sát việc triển khai thực hiện giám sát dựa vào sự kiện (EBS) trên địa bàn lồng ghép với hoạt động kiểm tra, giám sát thường xuyên công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
- Duy trì Đội đáp ứng nhanh các bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Y tế Quận và 16 Phường, đảm bảo đủ năng lực và trang thiết bị sẵn sàng thực hiện xử lý ổ dịch khi có dịch bệnh xảy ra.
- Đẩy mạnh công tác chủ động đáp ứng bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm theo Thông tư số 17/2019/TT-BYT ngày 17 tháng 7 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế về hướng dẫn giám sát và đáp ứng với bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm; công tác báo cáo bệnh truyền nhiễm theo 54/2015/TT-BYT ngày 28 tháng 12 năm 2015 của Bộ Y tế.
- Thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng đảm bảo theo kế hoạch của Bộ Y tế; thường xuyên rà soát đối tượng và tổ chức tiêm vét các loại vắc xin trong tiêm chủng mở rộng, bảo đảm tỷ lệ tiêm các loại vắc xin trong tiêm chủng mở rộng đạt ít nhất 95%.
- Thực hiện tiêm chủng phòng bệnh COVID-19 theo chỉ đạo của Thành phố; đảm bảo trên 98% người dân tiêm đủ liều cơ bản; trên 90% người dân tiêm liều nhắc lại theo hướng dẫn của ngành Y tế.
4. Công tác truyền thông, tập huấn:
- Tiếp tục tuyên truyền, hướng dẫn cộng đồng thực hiện đầy đủ các khuyến cáo phòng, chống dịch trong tình hình mới, thực hiện tốt thông điệp 5K.
- Tăng cường công tác truyền thông, phổ biến kiến thức về các biện pháp phòng bệnh truyền nhiễm, lợi ích tiêm chủng để vận động người dân chủ động đưa trẻ em trong độ tuổi đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch; tổ chức các chiến dịch tuyên truyền rửa tay bằng xà phòng, chiến dịch vệ sinh môi trường.
- Đẩy mạnh công tác truyền thông nguy cơ đối với tất cả bệnh truyền nhiễm để nâng cao ý thức phòng bệnh cho cộng đồng. Nội dung truyền thông nguy cơ bám sát với thực tiễn, thường xuyên cập nhật điều chỉnh giúp cho mọi người, mọi nhà có đáp ứng phù hợp và hiệu quả.
- Thường xuyên tổ chức tập huấn cho các nhân viên phụ trách công tác phòng, chống dịch bệnh tuyến quận và phường.
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chủ động ứng phó, xử lý các tình huống thông tin y tế kịp thời cung cấp thông tin bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân.
- Duy trì đội phản ứng nhanh phòng, chống dịch bệnh, đảm bảo nguồn nhân lực luôn sẵn sàng khi có dịch bệnh xảy ra.
- Thực hiện đầy đủ và kịp thời các chế độ, phụ cấp ưu đãi nghề, phụ cấp chống dịch, trực dịch cho cán bộ tham gia chống dịch bệnh.
- Đảm bảo hậu cần phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh, đảm bảo kinh phí, hóa chất, trang thiết bị cho các đơn vị và địa phương trên địa bàn Quận.
6. Tiếp tục thực hiện tốt việc ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm, quy trình tiếp nhận, xử lý thông tin ca bệnh truyền nhiễm từ hệ thống báo cáo trực tuyến, kết nối với phần mềm GIS (đối với sốt xuất huyết) và điều tra dịch tễ tại cộng đồng.
7. Tổ chức các đoàn công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống dịch bệnh, công tác tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng dịch vụ, công tác y tế trường học từ nay đến cuối năm. Tăng cường xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm về phòng, chống dịch bệnh theo Nghị định 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
1. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Quận và Chủ tịch Ủy ban nhân dân 16 phường: Tăng cường công tác truyền thông về phòng, chống các bệnh truyền nhiễm trong đơn vị; tự thực hiện vệ sinh môi trường, không để ứ đọng nước phát sinh muỗi, lăng quăng truyền bệnh tại trụ sở làm việc, của đơn vị.
- Tăng cường công tác chỉ đạo phòng, chống các bệnh truyền nhiễm, bệnh COVID-19, củng cố hoạt động các Ban chỉ đạo Quận và 16 Phường, tăng cường trách nhiệm và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên.
- Thành viên Ban chỉ đạo thường xuyên giám sát, đôn đốc hoạt động phòng, chống dịch bệnh đối với Phường được phân công phụ trách; tăng cường phối hợp liên ngành trong hoạt động phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn; tham gia các đoàn kiểm tra, giám sát công tác phòng chống dịch bệnh theo kế hoạch của Ủy ban nhân dân quận.
- Tham mưu Ủy ban nhân dân Quận xây dựng phương án và triển khai các chiến lược y tế trong giai đoạn thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trên địa bàn Quận.
- Tham mưu Ủy ban nhân dân quận xây dựng kế hoạch, tổ chức kiểm tra giám sát công tác phòng, chống dịch bệnh của và Ủy ban nhân dân 16 Phường, trong hệ thống trường học và cộng đồng, tập trung các bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng, sởi, Covid-19.
- Phối hợp Trung tâm Y tế thực hiện giám sát, hỗ trợ các đơn vị, Ủy ban nhân dân 16 Phường triển khai thực hiện tốt kế hoạch phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2022.
- Nắm bắt tình hình dịch bệnh, kịp thời phối hợp Trung tâm Y tế tham mưu Ủy ban nhân dân quận chỉ đạo thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn.
- Phối hợp với các ban ngành, đoàn thể, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai tốt, hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn quận theo chức năng nhiệm vụ của đơn vị.
- Chỉ đạo Trạm Y tế phường tham mưu cho Ủy ban nhân dân Phường xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện tốt công tác chủ động phòng chống dịch bệnh năm 2022 trên địa bàn phường.
- Trạm Y tế có kế hoạch giám sát điểm nguy cơ định kỳ theo hướng dẫn của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố (HCDC); Trong đó có giám sát các điểm nguy cơ đã được phân công cho các cá nhân, tổ chức, ban ngành... Để đánh giá thực hiện và tham mưu kịp thời cho lãnh đạo Ủy ban nhân dân Phường.
- Phối hợp Ủy ban nhân dân 16 Phường rà soát, thống kê quản lý chặt chẽ các khu vực trọng điểm, lập danh sách các điểm nguy cơ sốt xuất huyết, tay chân miệng, nguy cơ phát sinh dịch bệnh cao để có phương án ngăn ngừa và xử lý kịp thời theo đúng quy trình của Bộ Y tế, giám sát trước, trong và sau khi xử lý ổ dịch. Tăng cường giám sát, phát hiện sớm ca bệnh, xử lý triệt để các ổ dịch nhỏ không để sót điểm nguy cơ sốt xuất huyết, tay chân miệng, theo quy định.
- Đẩy mạnh và cải tiến công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe:
+ Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch truyền thông về phòng chống các loại dịch bệnh cụ thể, hiệu quả; nội dung truyền thông có trọng tâm trọng điểm phù hợp tình hình dịch bệnh, phổ biến sâu rộng xuống từng hộ dân trong cộng đồng; tăng cường hoạt động truyền thông tập trung đối với các đối tượng nguy cơ.
+ Phối hợp Phòng Giáo dục và Đào tạo tăng cường tuyên truyền tại trường học tạo sự đồng thuận phụ huynh học sinh trong thực hiện giải pháp phòng bệnh.
+ Cung cấp nội dung, phương tiện và điều phối cán bộ truyền thông cho các đơn vị phối hợp và Ủy ban nhân dân 16 Phường khi có yêu cầu.
- Thực hiện chế độ thông tin báo cáo, đảm bảo số liệu cập nhật thông tin từ phường đến Thành phố và ngược lại đúng theo quy định. Thu thập đầy đủ số liệu về dịch bệnh, dự báo về diễn biến dịch tễ để Ủy ban nhân dân quận có biện pháp phòng chống thích hợp, kịp thời.
- Thường xuyên tổ chức tập huấn kỹ thuật phun hóa chất, quy trình xử lý ổ dịch nhỏ, chủ trì chấn chỉnh hoạt động của đội xử lý ổ dịch 16 Phường.
- Đảm bảo đầy đủ trang thiết bị, vật tư, hóa chất, đảm bảo cho công tác phòng chống dịch bệnh.
- Báo cáo định kỳ, tổng kết công tác phòng, chống dịch bệnh cho Sở Y tế và Ủy ban nhân dân quận thông qua Phòng Y tế.
- Kiểm tra, rà soát khu cách ly của Bệnh viện; chủ động triển khai kịp thời khi tình huống có ca bệnh theo đúng hướng dẫn, đảm bảo thuốc điều trị đúng theo phát đồ của Bộ Y tế.
- Nâng cao năng lực điều trị tại Bệnh viện; định kỳ tổ chức tập huấn chuyên môn điều trị, xử lý kịp thời; theo dõi chặt chẽ và hạn chế tối đa trường hợp tử vong do bệnh truyền nhiễm.
- Phối hợp với Trung tâm Y tế thực hiện đầy đủ việc phun thuốc diệt muỗi định kỳ tại Bệnh viện.
- Thực hiện đúng quy trình báo cáo bệnh truyền nhiễm về Trung tâm Y tế.
- Chủ động xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch bệnh trong hệ thống trường học, chú trọng công tác vệ sinh môi trường phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt là bệnh dịch có nguy cơ lan nhanh trong trường học như: các bệnh lây qua đường hô hấp, bệnh tay chân miệng, COVID-19 và các dịch bệnh khác.
- Thực hiện tốt công tác y tế học đường (quản lý, chăm sóc sức khỏe học sinh), công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trong trường học.
- Chỉ đạo Hiệu trưởng tất cả các trường công lập và tư thục trên địa bàn xây dựng kế hoạch tăng cường thực hiện biện pháp phòng bệnh trong trường học, đảm bảo quy định điều kiện vệ sinh trường học.
- Phối hợp Ủy ban nhân dân 16 Phường lập danh sách, tăng cường tổ chức điều tra và kiểm tra tất cả các trường, lớp mầm non và nhóm trẻ gia đình trên địa bàn phường. Kiên quyết không để tồn tại các cơ sở hoạt động không đảm bảo điều kiện, chất lượng theo quy định hiện hành.
- Thông báo kịp thời cho Trung tâm Y tế, Trạm Y tế ngay khi có thông tin về học sinh mắc bệnh truyền nhiễm để tiến hành các biện pháp xử lý và phòng ngừa thích hợp.
7. Phòng Quản lý đô thị: Phối hợp Phòng Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân 16 Phường tăng cường công tác truyền thông, quản lý công tác phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm tại các công trình xây dựng, chung cư, công viên, mảng xanh trên địa bàn, tập trung phòng chống sốt xuất huyết, tay chân miệng, COVID-19....
8. Phòng Tài nguyên và Môi trường: Tăng cường phối hợp với các ban ngành đoàn thể, các đơn vị có liên quan, Ủy ban nhân dân 16 phường triển khai kế hoạch tổ chức tổng vệ sinh, phát hoang các khu vực nhiều cây, bụi rậm, dọn dẹp các bãi rác, bãi phế liệu, khai thông cống rãnh, kênh rạch; vận động nhân dân lấp bỏ ao tù, nước đọng định kỳ hàng tuần.
9. Phòng Tài chính và Kế hoạch: Tham mưu Ủy ban nhân dân Quận giải quyết kịp thời, đầy đủ kinh phí thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn Quận theo hướng dẫn của Thành phố.
10. Phòng Văn hóa và Thông tin, Trung tâm Văn hóa - Thể thao Quận: Phối hợp Trung tâm Y tế khai thác, sử dụng các phương tiện thông tin trên địa bàn để đẩy mạnh công tác thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống bệnh truyền nhiễm với nội dung đa dạng phong phú nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả trong công tác tuyên truyền. Nội dung tuyên truyền chú trọng biện pháp phòng bệnh, không để phát sinh lăng quăng và các mối nguy gây bệnh truyền nhiễm khác (các côn trùng, động vật là trung gian truyền bệnh như ruồi, chó, chuột...); vận động nhân dân tham gia thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh.
11. Ban chỉ huy Quân sự Quận: Chỉ đạo Ban chỉ huy Quân sự các Phường phân công hệ thống dân quân tham gia vào đội phun hóa chất y tế xử lý dịch bệnh tại địa phương, lập danh sách tham gia cụ thể để tập huấn và huy động khi có xử lý dịch bệnh.
- Chỉ đạo Công an Phường hỗ trợ ngành y tế Quận, Phường trong công tác điều tra dịch tễ, xác minh ca bệnh, ca nghi ngờ, giám sát, xử lý, thanh khiết môi trường phòng chống dịch bệnh nguy hiểm trên địa bàn Quận.
- Theo chức năng nhiệm vụ, thực hiện công tác kiểm tra, xử lý tình trạng tình trạng đầu cơ, tích trữ, tăng giá các mặt hàng vật tư y tế phòng, chống dịch bệnh, kinh doanh hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ xảy ra trên địa bàn.
- Giữ vững an ninh trật tự trong trường hợp có xảy ra ca bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên địa bàn; xác minh và xử lý nghiêm các trường hợp tung tin không đúng về dịch bệnh gây hoang mang trong cộng đồng.
- Đảm bảo an ninh cho việc cách ly y tế bắt buộc các trường hợp mắc bệnh, nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm Covid-19. Tăng cường giám sát tình hình người dân cư trú trên địa bàn, các trường hợp đến, về từ vùng dịch, từ nước ngoài.
13. Đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể Quận: Chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp trong công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm theo đặc điểm của từng đơn vị. Tích cực và chủ động tham gia cùng chính quyền từ Quận đến phường và ngành Y tế thực hiện có hiệu quả các hoạt động phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng, sởi, cúm A, COVID-19...; hỗ trợ việc tuyên truyền vận động theo đối tượng thuộc hệ thống tổ chức hội, đoàn thể, các cơ sở Tôn giáo để cùng tham gia, tự giác làm vệ sinh môi trường, vệ sinh hoàn cảnh nơi cư trú sinh hoạt nhằm hạn chế mọi điều kiện phát sinh mầm bệnh, dịch bệnh.
14. Ủy ban nhân dân 16 Phường:
- Tăng cường tổ chức thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh và chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân Quận nếu để dịch bệnh lớn xảy ra trên địa bàn. Xây dựng kế hoạch chủ động phòng chống dịch bệnh; củng cố hoạt động của Ban chỉ đạo chăm sóc sức khoẻ nhân dân, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 và phục hồi kinh tế Phường; xây dựng bảng phân công thành viên Ban chỉ đạo phường thực hiện công tác kiểm tra giám sát công tác phòng chống dịch bệnh.
- Rà soát, thống kê danh sách các điểm nguy cơ sốt xuất huyết, tổ chức kiểm tra 100% điểm nguy cơ từ nay đến hết năm 2022 hướng dẫn của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố; không để sót điểm nguy cơ sốt xuất huyết theo quy định. Báo cáo danh sách các điểm nguy cơ, kết quả thực hiện công tác giám sát cụ thể trong báo cáo tháng.
- Tổ chức phát động toàn dân tham gia chiến dịch vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng, diệt muỗi dọn sạch nơi sinh sản của muỗi; tổ chức tổng vệ sinh các khu vực như chùa, công viên, ký túc xá..., bãi phế liệu, khai thông cống rãnh, kênh rạch, vận động nhân dân lấp bỏ ao tù, nước đọng định kỳ vào tuần đầu tiên mỗi tháng.
- Tổ chức, vận động người dân, người thuộc nhóm nguy cơ đi tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19, đưa trẻ đi tiêm ngừa vắc xin phòng bệnh đầy đủ, đảm bảo số trẻ được tiêm ngừa sởi trên 95%, tiêm chủng đầy đủ trên 90%.
- Duy trì hoạt động của các đội phòng chống dịch khu phố, giám sát chủ động ca bệnh mới trong địa bàn phụ trách nhằm kịp thời thực hiện xử lý y tế theo quy định.
- Công tác truyền thông:
+ Đẩy mạnh truyền thông tại các điểm nguy cơ, vùng nguy cơ. Kịp thời thông tin tình hình dịch bệnh trong khu dân cư, từng hộ gia đình nhằm tăng cường nhận thức của người dân về sự nguy hiểm của các dịch bệnh.
+ Tăng cường tuyên truyền vận động, hướng dẫn người dân giữ gìn vệ sinh chung, tổng vệ sinh, làm sạch môi trường và nơi cư trú, đặc biệt là đối với gia đình có trẻ dưới 5 tuổi. Vận động hướng dẫn người dân tham gia thực hiện các biện pháp vệ sinh tiêu diệt mầm bệnh, bảo vệ môi trường sống an toàn theo hướng dẫn ngành Y tế; duy trì thực hiện công tác vệ sinh vào ngày chủ nhật hàng tuần. Hướng dẫn người dân trên địa bàn khi phát hiện ca bệnh hoặc có dấu hiệu nghi ngờ có trách nhiệm chủ động thông báo đến Trung tâm Y tế quận, Trạm Y tế.
- Phối hợp Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức rà soát tình hình hoạt động các trường mầm non, nhóm trẻ gia đình. Kịp thời phát hiện, kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nuôi dạy trẻ sai quy định, không đảm bảo đủ điều kiện vệ sinh, an toàn cho trẻ.
- Kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về lĩnh vực y tế, môi trường đối với cơ quan, tổ chức cá nhân vi phạm các quy định vệ sinh môi trường có khả năng phát sinh dịch bệnh trên địa bàn quản lý.
1. Các đơn vị có liên quan, Ủy ban nhân dân 16 phường xây dựng kế hoạch và gửi về Ủy ban nhân dân Quận (thông qua Phòng Y tế ) trước ngày 15/7/2022.
2. Chế độ báo cáo: các đơn vị và Ủy ban nhân dân 16 Phường báo cáo tình hình thực hiện gửi về Ủy ban nhân dân quận (Phòng Y tế tổng hợp) như sau:
- Báo cáo tháng: Trung tâm Y tế, Ủy ban nhân dân 16 Phường thực hiện vào ngày 05 hàng tháng.
- Báo cáo quý, 9 tháng, năm: các đơn vị và Ủy ban nhân dân 16 Phường thực hiện vào ngày 25 tháng cuối quý.
3. Dự kiến tháng 12/2022, Phòng Y tế tổng hợp báo cáo, tham mưu Ủy ban nhân dân Quận tổ chức họp sơ kết đánh giá tình hình thực hiện của năm 2022.
Trên đây là Kế hoạch phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2022 trên địa bàn Quận 11, Ủy ban nhân dân Quận yêu cầu các đơn vị và Ủy ban nhân dân 16 Phường xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện tốt theo kế hoạch đề ra./.
|
KT.
CHỦ TỊCH |