Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 1605/KH-UBND năm 2020 thực hiện Quyết định 1270/QĐ-TTg về kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 76/NQ-CP về công tác phòng, chống thiên tai do tỉnh Ninh Thuận ban hành

Số hiệu 1605/KH-UBND
Ngày ban hành 05/05/2020
Ngày có hiệu lực 05/05/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Thuận
Người ký Trần Quốc Nam
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

Số: 1605/KH-UBND

Ninh Thuận, ngày 05 tháng 5 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 1270/QĐ-TTG NGÀY 03/10/2019 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ BAN HÀNH KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 76/NQ-CP NGÀY 18/6/2018 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI

Thực hiện Quyết định số 1270/QĐ-TTg ngày 03/10/2019 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 của Chính phủ về công tác phòng, chống thiên tai; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Quyết định số 1270/QĐ-TTg với những nội dung chính như sau:

 1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Đảm bảo triển khai kịp thời và hiệu quả các nội dung đã được xác định trong Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 của Chính phủ về công tác phòng, chống thiên tai.

2. Xác định cụ thể nội dung công việc, thời gian, sản phẩm dự kiến hoàn thành và trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong việc tổ chức thực hiện Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 của Chính phủ.

3. Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện Nghị quyết.

4. Xác định nguồn lực để thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đề ra trong Nghị quyết theo từng giai đoạn, đảm bảo các nhiệm vụ cấp bách phòng, chống thiên tai phù hợp với khả năng cân đối, huy động nguồn lực.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Rà soát, điều chỉnh các văn bản quy định, hướng dẫn thi hành pháp luật, cơ chế, chính sách về phòng, chống thiên tai; quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn, tiêu chí kiểm soát việc đảm bảo an toàn trước thiên tai theo quy định hiện hành.

2. Kiện toàn cơ quan chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp, các ngành; phân công nhiệm vụ cụ thể các thành viên, gắn với trách nhiệm người đứng đầu các cấp.

3. Đầu tư hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị, công cụ hỗ trợ; đào tạo, tập huấn nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ nhằm nâng cao năng lực tham mưu trong công tác phòng, chống thiên tai.

4. Xây dựng, tu bổ, nâng cấp, nâng cao sức chống chịu của cơ sở hạ tầng phòng, chống thiên tai, công trình liên quan đến phòng, chống thiên tai.

5. Nâng cao năng lực giám sát khí tượng thủy văn, dự báo, cảnh báo, truyền tin thiên tai; xây dựng hệ thống quan trắc chuyên dùng phòng, chống thiên tai.

6. Nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền và cộng đồng trong phòng, chống thiên tai; thông tin, truyền thông và đào tạo kỹ năng phòng, chống thiên tai.

7. Kiểm soát an toàn trước thiên tai; lập và rà soát kế hoạch, quy hoạch đảm bảo yêu cầu phòng, chống thiên tai.

8. Ứng dụng khoa học công nghệ, hợp tác quốc tế trong quan trắc theo dõi, giám sát, chỉ đạo điều hành phòng, chống thiên tai.

9. Nâng cao năng lực ứng phó tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trong thiên tai.

(Chi tiết theo Phụ lục kèm theo)

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Nguồn kinh phí thực hiện Kế hoạch được bố trí từ ngân sách nhà nước trong dự toán chi thường xuyên hàng năm và các nguồn lực hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

1. Việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí triển khai Kế hoạch thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

2. Các Sở, ban, ngành, địa phương được phân công chủ trì thực hiện các nội dung, nhiệm vụ cụ thể có trách nhiệm chủ động bố trí kinh phí trong nguồn ngân sách hàng năm được phê duyệt, dự toán bổ sung kinh phí và huy động các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật để tổ chức thực hiện Kế hoạch.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thủ trưởng các Sở, ban, ngành và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động triển khai thực hiện Kế hoạch này; định kỳ hàng năm báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch, gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

2. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, địa phương và cơ quan liên quan căn cứ khả năng cân đối của ngân sách nhà nước bố trí kinh phí sự nghiệp trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm cho các nhiệm vụ tại Kế hoạch theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật có liên quan.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, địa phương và cơ quan liên quan căn cứ khả năng cân đối của ngân sách nhà nước rà soát, tổng hợp, đề xuất nguồn vốn đầu tư phù hợp để thực hiện các nhiệm vụ đầu tư cấp bách trong Kế hoạch theo quy định của pháp luật về đầu tư và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

4. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo dõi, đôn đốc, tổng hợp kết quả thực hiện Kế hoạch cho UBND tỉnh.

[...]