Kế hoạch 1576/KH-UBND năm 2023 thực hiện Đề án truyền thông về quyền con người ở Việt Nam giai đoạn 2023-2028 trên địa bàn tỉnh Bến Tre

Số hiệu 1576/KH-UBND
Ngày ban hành 21/03/2023
Ngày có hiệu lực 21/03/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bến Tre
Người ký Nguyễn Thị Bé Mười
Lĩnh vực Quyền dân sự

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẾN TRE
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1576/KH-UBND

Bến Tre, ngày 21 tháng 03 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TRUYỀN THÔNG VỀ QUYỀN CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2023 - 2028 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE

Thực hiện Quyết định số 1079/QĐ-TTg ngày 14/9/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án truyền thông về quyền con người ở Việt Nam; Công văn số 5768/BTTTT-TTĐN ngày 28/11/2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 1079/QĐ-TTg ngày 14/9/2022 của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bến Tre xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án truyền thông về quyền con người ở Việt Nam giai đoạn 2023 - 2028 trên địa bàn tỉnh như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về quyền con người trên địa bàn tỉnh Bến Tre; tạo sự chuyển biến trong nhận thức, hiểu biết của toàn xã hội về các quyền con người; thông tin đầy đủ giúp quần chúng Nhân dân trên địa bàn tỉnh nắm được về quan điểm, chủ trương, nỗ lực và kết quả đạt được trong công tác bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam; nâng cao uy tín của Việt Nam trong lĩnh vực quyền con người ở phạm vi trong nước, khu vực và trên thế giới.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2028

Phấn đấu 100% cơ quan hành chính nhà nước thực hiện cơ chế phát ngôn, cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí về công tác quyền con người theo quy định hiện hành để thông tin về tình hình, kết quả công tác quyền con người kịp thời, tương xứng với các nỗ lực, thành tựu đảm bảo quyền con người của các cơ quan chức năng nói riêng và tỉnh Bến Tre nói chung.

Phấn đấu 100% cán bộ làm công tác quyền con người, 100% cán bộ làm công tác quản lý thông tin, truyền thông, 100% nhân sự tham gia công tác thông tin đối ngoại của các cơ quan báo chí, 70% cán bộ chủ chốt của các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp tỉnh và cấp huyện, thành phố được cập nhật thông tin tình hình công tác quyền con người ở Việt Nam, tập huấn kiến thức, kỹ năng truyền thông về quyền con người.

100% nguồn dữ liệu và sản phẩm truyền thông của Đề án được số hóa, kết nối sử dụng chung và phổ biến trên không gian mạng để lan tỏa thông tin tích cực và nhân văn. Giảm thông tin sai lệch, tin giả, tin xấu độc xâm hại quyền con người trên không gian mạng.

II. ĐỐI TƯỢNG TRUYỀN THÔNG

1. Cán bộ lãnh đạo chủ chốt các tổ chức chính trị - xã hội; cán bộ làm công tác quyền con người, truyền thông, thông tin đối ngoại, công tác vận động quần chúng tại các Sở, ngành, địa phương, các Hội, đoàn thể trên địa bàn tỉnh.

2. Các cơ quan báo chí, truyền thông, các tầng lớp Nhân dân, các chức sắc tôn giáo, thanh niên, sinh viên, học sinh trên địa bàn tỉnh.

III. NỘI DUNG TRUYỀN THÔNG

1. Luật pháp quốc tế về quyền con người, trong đó đặc biệt quan tâm tới 07 công ước quốc tế cơ bản về quyền con người mà Việt Nam là thành viên gồm: Công ước về các Quyền Dân sự và Chính trị; Công ước về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa; Công ước về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ; Công ước về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc; Công ước về Quyền Trẻ em; Công ước về Quyền của Người khuyết tật; Công ước Chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người; kinh nghiệm quốc tế về đảm bảo và thúc đẩy quyền con người.

2. Chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước Việt Nam về quyền con người; kết quả nội luật hóa và triển khai thực thi các cam kết quốc tế về quyền con người, các cam kết quốc tế song phương và đa phương mà Việt Nam là thành viên hoặc có kế hoạch gia nhập.

3. Tình hình, nỗ lực và thành tựu bảo đảm quyền con người trên các lĩnh vực, trong đó có công tác xóa đói, giảm nghèo, chăm lo đời sống của người dân, các đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương để không ai bị bỏ lại phía sau; những đánh giá, nhận định tích cực của dư luận, truyền thông quốc tế về kết quả công tác bảo đảm và phát triển quyền con người của Việt Nam. Các thông tin tích cực, đề cao các giá trị đạo đức, hướng thiện, lối sống nhân văn, tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, lòng yêu nước, tự hào dân tộc.

4. Các vụ việc, các đối tượng trong nước và nước ngoài, các hành vi lợi dụng các quyền tự do, dân chủ, quyền con người để vi phạm pháp luật, phương hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, hình ảnh, uy tín quốc tế của Việt Nam.

5. Ưu tiên trong đối ngoại về quyền con người của Việt Nam; về vị trí, vai trò, sáng kiến và đóng góp của Việt Nam trong các nỗ lực và thành tựu bảo đảm quyền con người ở cấp độ khu vực và quốc tế.

IV. GIẢI PHÁP VÀ NHIỆM VỤ

1. Tập huấn bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng truyền thông về quyền con người cho các lực lượng truyền thông

a) Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông trong công tác tổ chức các hội nghị tập huấn, hội thảo chuyên đề, tọa đàm nhằm nâng cao, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ truyền thông về quyền con người cho phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí, tuyên truyền viên, cán bộ huyện, xã, các lực lượng làm công tác thông tin đối ngoại khu vực biển, biên giới biển và 03 đồn Biên phòng.

Thời gian thực hiện: Thường xuyên;

Đơn vị chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông;

Đơn vị phối hợp: Các cơ quan, đơn vị có liên quan.

b) Tổ chức lồng ghép công tác cung cấp thông tin cho báo chí về công tác quyền con người và thông tin đối ngoại vào Hội nghị giao ban báo chí và định hướng thông tin báo chí định kỳ hàng tháng.

Thời gian thực hiện: Thường xuyên;

Đơn vị chủ trì: Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo tỉnh;

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ