Kế hoạch 156/KH-UBND năm 2022 triển khai nhân rộng mô hình Chợ 4.0 - Chợ thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Số hiệu | 156/KH-UBND |
Ngày ban hành | 20/10/2022 |
Ngày có hiệu lực | 20/10/2022 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Thái Nguyên |
Người ký | Lê Quang Tiến |
Lĩnh vực | Thương mại,Tiền tệ - Ngân hàng |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 156/KH-UBND |
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 10 năm 2022 |
Thực hiện Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 31/12/2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về Chương trình chuyển đổi số tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2021-2025, định hướng tới năm 2030; Kế hoạch số 55/KH-UBND ngày 30/3/2021 của UBND tỉnh về việc thực hiện thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công thuế, điện, nước, học phí, viện phí và chi trả các chương trình an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; Kế hoạch số 28/KH-UBND ngày 10/02/2022 của UBND tỉnh về phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2022 - 2025; xét đề nghị của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 68/TTr-STTTT ngày 13/10/2022, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai mô hình Chợ 4.0 - Chợ thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (sau đây gọi tắt là Chợ 4.0), cụ thể như sau:
1. Mục đích
- Triển khai nhân rộng mô hình chợ 4.0 hình thành thói quen và góp phần xây dựng các công dân số, góp phần thực hiện hoàn thành mục tiêu đã được đề ra tại Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 31/12/2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về Chương trình chuyển đổi số tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2021-2025, định hướng tới năm 2030.
- Đưa thanh toán số trở thành công cụ thanh toán chủ yếu đến với người dân từ thành thị đến nông thôn, từ giao dịch trị giá lớn đến những giao dịch trị giá nhỏ trong đời sống hàng ngày.
- Phấn đấu hết năm 2022, 100% tiểu thương được trang bị và sử dụng thành thạo, thường xuyên công cụ thanh toán không dùng tiền mặt tại các Chợ đăng ký mô hình Chợ 4.0.
2. Yêu cầu
- Các địa phương cần xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch chuyển đổi số. Các hoạt động chuyển đổi số tại Chợ 4.0 tập trung các nội dung: Thanh toán không dùng tiền mặt; đưa các sản phẩm địa phương tại Chợ lên sàn thương mại điện tử; sử dụng các loại hóa đơn, biên lai tại Chợ 4.0 bằng phương thức điện tử. Từ mô hình Chợ 4.0 tại trung tâm huyện Đại Từ, các địa phương chủ động thực hiện lựa chọn đơn vị cung cấp đảm bảo tiến độ yêu cầu. Quan tâm, đảm bảo công cụ, cơ sở vật chất, công nghệ và các điều kiện cần thiết phục vụ cho việc xây dựng Chợ 4.0.
- Các sở, ngành, địa phương phải có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, thống nhất trong tổ chức triển khai thực hiện, đảm bảo phù hợp với tình hình thực tiễn.
1. Lựa chọn danh sách Chợ 4.0 tại các huyện, thành phố
Trên cơ sở đăng ký danh sách Chợ 4.0 ưu tiên triển khai trong năm 2022 do UBND các huyện, thành phố lựa chọn và đề xuất, Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì lựa chọn các chợ đủ điều kiện để triển khai.
2. Tập huấn, tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ và người dân về phương thức thanh toán không dùng tiền mặt tại địa phương
- Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền làm thay đổi nhận thức của các tổ chức, công ty quản lý Chợ, tiểu thương kinh doanh tại Chợ và người dân về việc thực hiện xây dựng mô hình Chợ 4.0 tại địa phương.
- Thông qua các Tổ Công nghệ số cộng đồng tổ chức các ngày hội tuyên truyền tại địa phương, ngày hội thanh toán không dùng tiền mặt tại Chợ.
- Thực hiện tuyên truyền bằng hình thức trang bị băng rôn, biển hiệu có gắn khẩu hiệu thanh toán số tại Chợ dưới hình thức lâu dài.
- Thực hiện tuyên truyền qua các bảng tin, tuyên truyền rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng: Loa truyền thanh, báo, đài, truyền hình...
3. Lộ trình triển khai thực hiện
- Đến hết tháng 10/2022, tối thiểu có 50% các tiểu thương/ hộ kinh doanh tại Chợ được trang bị quét mã QR Code thanh toán không dùng tiền mặt, 100% các Chợ trong danh sách đăng ký thực hiện sử dụng các loại hóa đơn, biên lai tại Chợ bằng hình thức điện tử. Mỗi Chợ đưa tối thiểu 01 sản phẩm đặc trưng lên sàn thương mại điện tử.
- Đến tháng 11/2022, đạt 80% các Chợ theo danh sách đăng ký thực hiện thu các khoản thu (phí điện, thuê vị trí...) và chi trả lương cho cán bộ, nhân viên hưởng lương tại Chợ bằng hình thức không dùng tiền mặt. Tháng 12/2022, đạt 100%.
- Đến hết tháng 11/2022, tối thiểu có 90% các tiểu thương/ hộ kinh doanh tại Chợ được trang bị quét mã QR Code thanh toán không dùng tiền mặt.
1. Sở Thông tin và Truyền thông
- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai mô hình Chợ 4.0 đảm bảo đúng tiến độ, hiệu quả. Thực hiện vai trò đơn vị đầu mối, thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc; chủ động tham mưu, đề xuất giải quyết các vấn đề phát sinh, vướng mắc và triển khai các nhiệm vụ, giải pháp góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả việc triển khai nhân rộng Chợ 4.0 trên địa bàn tỉnh.
- Thống nhất với các địa phương về việc giao chỉ tiêu đảm bảo triển khai có hiệu quả đối với các Chợ 4.0 được lựa chọn đủ điều kiện để triển khai.
- Chỉ đạo, hướng dẫn công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thanh toán không dùng tiền mặt tại Chợ 4.0.