Kế hoạch 155/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Chỉ thị 35/CT-TTg về tăng cường công tác lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan, Lưu trữ lịch sử do tỉnh Hòa Bình ban hành
Số hiệu | 155/KH-UBND |
Ngày ban hành | 28/11/2017 |
Ngày có hiệu lực | 28/11/2017 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Hòa Bình |
Người ký | Nguyễn Văn Quang |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 155/KH-UBND |
Hòa Bình, ngày 28 tháng 11 năm 2017 |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 35/CT-TTG NGÀY 07 THÁNG 9 NĂM 2017 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC LẬP HỒ SƠ VÀ GIAO NỘP HỒ SƠ, TÀI LIỆU VÀO LƯU TRỮ CƠ QUAN, LƯU TRỮ LỊCH SỬ
Thực hiện văn bản số 5709/BNV-VTLTNN ngày 30/10/2017 của Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn triển khai thực hiện Chỉ thị số 35/CT-TTg ngày 07/9/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan, Lưu trữ lịch sử;
Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình xây dựng Kế hoạch thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến sâu rộng tăng cường công tác lập hồ sơ, tài liệu và giao nộp hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan, Lưu trữ lịch sử đến các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Nhằm nâng cao trách nhiệm trong công tác quản lý văn bản hồ sơ, tài liệu lưu trữ; Bảo quản hồ sơ tài liệu lưu trữ đáp ứng yêu cầu phục vụ khai thác sử dụng, góp phần vào phát triển chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh.
2. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, tư tưởng và hành động trong việc thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, nhằm khắc phục những tồn tại yếu kém, đồng thời phát huy kết quả đã đạt được trong những năm qua, nhanh chóng đưa công tác quản lý văn bản, lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ tài liệu vào Lưu trữ cơ quan, Lưu trữ lịch sử ở các cấp, các ngành trong toàn tỉnh đi vào nền nếp.
3. Thực hiện nghiêm các quy định tại Luật Lưu trữ năm 2011, Nghị định số 01/2013/NĐ-CP ngày 03/01/2013 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lưu trữ, Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 của Chính phủ và Nghị định số 09/2010/NĐ-CP ngày 08/02/2010 của Chính phủ về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 của Chính phủ về công tác văn thư; Thông tư số 07/2012/TT-BNV ngày 22/11/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn quản lý văn bản, lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan; nhằm khắc phục những tồn tại yếu kém, thực hiện nền nếp và ngày một tốt hơn trong công tác quản lý văn bản, lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan, Lưu trữ lịch sử theo quy định của pháp luật.
4. Nghiêm túc thực hiện chế độ thống kê, báo cáo định kỳ hàng năm, đột xuất theo quy định của Bộ Nội vụ và hướng dẫn của Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước về công tác văn thư, lưu trữ.
5. Nghiên cứu, ứng dụng những thành tựu khoa học mới, đặc biệt là công nghệ thông tin vào công tác quản lý văn bản, lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ vào Lưu trữ cơ quan, Lưu trữ lịch sử tỉnh, đáp ứng yêu cầu về quản lý tra tìm, sử dụng tài liệu lưu trữ tại các cơ quan, tổ chức trong tình hình mới.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân dân các huyện, thành phố
a) Tổ chức quán triệt Chỉ thị số 35/CT-TTg ngày 07/9/2017 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc tăng cường công tác lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan, Lưu trữ lịch sử tỉnh đến cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, tổ chức và đơn vị trực thuộc; Kết hợp tập huấn nghiệp vụ văn thư, lưu trữ tập trung vào các nội dung: Lập hồ sơ công việc, trình tự thủ tục giao nhận hồ sơ vào Lưu trữ cơ quan, Lưu trữ lịch sử; chỉnh lý, xác định giá trị tài liệu và thống kê hồ sơ, tài liệu lưu trữ theo quy định. Thực hiện xong trong quý II năm 2018.
b) Hàng năm, các cơ quan, tổ chức phải xây dựng và ban hành Danh mục hồ sơ của cơ quan, tổ chức; tăng cường kiểm tra đôn đốc, nâng cao trách nhiệm của người đúng đầu cơ quan tổ chức và công chức, viên chức đối với lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ cơ quan; xác định là tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao hàng năm của cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, tổ chức.
c) Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý văn bản, giải quyết công việc và lập hồ sơ điện tử trong công tác văn thư, lưu trữ.
d) Xây dựng kế hoạch và tổ chức chỉnh lý tài liệu còn tồn đọng, bó gói từ năm 2015 trở về trước, đến năm 2021 các cơ quan, tổ chức trên địa bàn tỉnh không còn tài liệu tồn đọng, bó gói trong kho lưu trữ của cơ quan, tổ chức. Đây là chỉ tiêu đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hàng năm và giai đoạn của cơ quan, tổ chức.
d) Bố trí đủ diện tích làm kho và các trang thiết bị cần thiết để thu thập và bảo quản an toàn tài liệu lưu trữ, theo quy định tại Văn bản số 422/UBND-NC ngày 09/5/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh quy định về bố trí kho lưu trữ tài liệu của cơ quan, tổ chức.
e) Bố trí công chức, viên chức đúng tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định làm công tác văn thư, lưu trữ.
g) Tiếp tục triển khai nghiêm túc, có hiệu quả nội dung chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tại Văn bản số 1377/UBND-NC, ngày 05/10/2017, về việc tăng cường công tác lập hồ sơ, giao nộp hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan, Lưu trữ lịch sử.
2. Sở Nội vụ
a) Đăng tải Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ lên Cổng thông tin điện tử của tỉnh, Trang thông tin điện tử của ngành; hướng dẫn các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện thành phố tổ chức triển khai quán triệt Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh về tăng cường công tác lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ và lưu trữ cơ quan, lưu trữ lịch sử đến cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan tổ chức.
b) Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, chỉ đạo về công tác văn thư, lưu trữ phù hợp với văn bản pháp luật hiện hành của cơ quan nhà nước cấp trên; Hướng dẫn các cơ quan tổ chức xây dựng bảng thời hạn bảo quản, thành phần hồ sơ, tài liệu nộp lưu vào lưu trữ, để thống nhất tổ chức thực hiện.
c) Tăng cường kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về văn thư, lưu trữ đối với các cơ quan, tổ chức và đơn vị địa phương thuộc tỉnh; Tập trung kiểm tra công tác quản lý văn bản, lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan, Lưu trữ lịch sử tỉnh.
d) Hàng năm, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ văn thư, lưu trữ cho Lãnh đạo Văn phòng, phòng Hành chính - Tổng hợp và công chức, viên chức làm công tác văn thư, lưu trữ của các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị trực thuộc.
đ) Tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Chỉ thị số 14/CT-UBND ngày 14/7/2015 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc giải quyết tài liệu tồn đọng tích đống của các cơ quan tổ chức trên địa bàn tỉnh, trong Quý III năm 2018.
e) Vào quý I hàng năm, xây dựng kế hoạch thu tài liệu đến hạn nộp lưu của các cơ quan tổ chức thuộc nguồn nộp lưu vào Lưu trữ lịch sử tỉnh theo Quyết định số 487/QĐ-UBND ngày 08/4/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh, bảo đảm quy định của pháp luật.
g) Định kỳ 02 năm một lần tổ chức kiểm tra chéo thi đua về công tác văn thư, lưu trữ giữa các huyện, thành phố và các Sở, ban, ngành của tỉnh.
3. Sở Tài chính