Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Kế hoạch 1544/KH-UBND thực hiện công tác pháp chế trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng năm 2021

Số hiệu 1544/KH-UBND
Ngày ban hành 16/03/2021
Ngày có hiệu lực 16/03/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lâm Đồng
Người ký Trần Văn Hiệp
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1544/KH-UBND

Lâm Đng, ngày 16 tháng 3 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHÁP CHẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG NĂM 2021

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mc đích:

a) Thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế; Thông tư số 01/2015/TT-BTP ngày 15/01/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn về nghiệp vụ thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức pháp chế một cách hiệu quả, phù hợp với tình hình của địa phương, nhằm củng cố, kiện toàn, nâng cao năng lực, chất lượng, tích cực, hiệu quả hoạt động pháp chế của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh; thực hiện tốt vai trò quản lý nhà nước bằng pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.

b) Nâng cao tính chủ động của tổ chức pháp chế của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, doanh nghiệp nhà nước do UBND tỉnh quản lý trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ công tác pháp chế theo quy định tại Nghị định số 55/2011/NĐ-CP và Thông tư số 01/2015/TT-BTP.

2. Yêu cầu:

a) Triển khai thực hiện đồng bộ giữa Nghị định số 55/2011/NĐ-CP, Thông tư số 01/2015/TT-BTP với chương trình, kế hoạch của Bộ Tư pháp, các Bộ, ngành và các chương trình, kế hoạch của tỉnh.

b) Nâng cao nhận thức trách nhiệm của Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, doanh nghiệp nhà nước đối với công tác pháp chế; kiện toàn tổ chức pháp chế theo hướng thành lập tổ pháp chế; thực hiện bồi dưỡng kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ về công tác pháp chế nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức pháp chế.

c) Xác định cụ thể nội dung công việc, tiến độ, thời hạn hoàn thành và trách nhiệm của các cơ quan có liên quan trong việc triển khai thực hiện công tác pháp chế trên địa bàn tỉnh.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Tiếp tục sắp xếp, kiện toàn tổ chức đội ngũ làm công tác pháp chế:

a) Các Sở: Nội vụ; Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Công Thương; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Giao thông vận tải; Xây dựng; Tài nguyên và Môi trường; Thông tin và Truyền thông; Lao động - Thương binh và Xã hội; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Khoa học và Công nghệ; Giáo dục và Đào tạo; Y tế chủ động thành lập tổ pháp chế, tổ trưởng tổ pháp chế là lãnh đạo sở; các sở còn lại bố trí từ 02 đến 03 công chức kiêm nhiệm làm công tác pháp chế đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 Nghị định số 55/2011/NĐ-CP.

Cơ quan chủ trì: Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh.

Cơ quan phối hợp: Sở Nội vụ, Sở Tư pháp.

Thời gian thực hiện: Quý I, II năm 2021.

b) Doanh nghiệp nhà nước ở địa phương kiện toàn nhân viên làm công tác pháp chế và thực hiện việc đăng tải trên Cổng thông tin điện tử để các cơ quan, đơn vị được biết.

Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Giám đốc doanh nghiệp nhà nước ở địa phương vận dụng tiêu chuẩn quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 Nghị định số 55/2011/NĐ-CP để phân công nhân viên làm công tác pháp chế.

Cơ quan chủ trì: các Doanh nghiệp Nhà nước ở địa phương

Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp.

Thời gian thực hiện: Quý I, II năm 2021.

2. Thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn theo quy định:

2.1. Đối với các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh:

a) Về công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật:

- Phối hợp Sở Tư pháp lập danh mục văn bản quy định chi tiết theo quy định tại khoản 3 Điều 28 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 1 Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và tổ chức thực hiện.

- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh xây dựng nghị quyết theo quy định tại Điều 111 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 32 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng quyết định quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh quy định những vấn đề được giao quy định chi tiết tại Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư của Bộ trưởng các bộ, ngành Trung ương và các trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 28 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.

- Tham gia xây dựng, soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật: góp ý dự thảo văn bản QPPL do các cơ quan chuyên môn khác thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì soạn thảo; góp ý dự thảo văn bản QPPL theo yêu cầu của các Bộ, ngành Trung ương.

Cơ quan chủ trì: Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh.

[...]