Kế hoạch 15157/KH-UBND năm 2019 về ứng phó sự cố cháy nổ đường ống dẫn dầu, khí trên địa bàn đến năm 2020 do tỉnh Đồng Nai ban hành

Số hiệu 15157/KH-UBND
Ngày ban hành 30/12/2019
Ngày có hiệu lực 30/12/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Đồng Nai
Người ký Võ Văn Chánh
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 15157/KH-UBND

Đồng Nai, ngày 30 tháng 12 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

ỨNG PHÓ SỰ CỐ CHÁY NỔ ĐƯỜNG ỐNG DẪN DẦU, KHÍ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI ĐẾN NĂM 2020

Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai số 33/2013/QH13 ngày 19/6/2013;

Căn cứ Nghị định số 66/2014/NĐ-CP ngày 04/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai

Căn cứ Quyết định số 1041/QĐ-TTg ngày 24/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đ án Quy hoạch tổng thể lĩnh vực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nn đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 224/QĐ-TTg ngày 12/02/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án Quy hoạch tổng thể lĩnh vực ng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đến năm 2020;

Căn cứ Kế hoạch số 4491/KH-UBND ngày 15/6/2015 của UBND tỉnh Đồng Nai thực hiện Ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

UBND tỉnh Đồng Nai ban hành Kế hoạch ứng phó s cố cháy nổ đường ống dẫn dầu, khí trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2020 với các nội dung sau:

Phần I

MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

I. SỰ CẦN THIẾT

Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh và sử dụng xăng, dầu, khí tim n nhiều nguy cơ ô nhiễm môi trường do rò rỉ hoặc sẽ gây ra cháy nổ thời gian qua cho thấy ở nước ta các sự cố xăng, dầu, khí xảy ra ngày càng tăng về số lượng các vụ việc và mức độ thiệt hại ngày càng lớn, có những vụ cháy nổ xăng, dầu, khí đã thiêu rụi toàn bộ kho tàng, thậm chí nhiều vụ sự cố xăng, dầu, khí đã gây thiệt hại về người.

Với những tính chất nguy hiểm của xăng, dầu, khí như trên nên hoạt động xăng, dầu, khí luôn đi liền với nguy cơ xảy ra sự cố lớn, ngay lập tức tác động trên phạm vi rộng đến sức khỏe con người, tải sản vật chất và môi trường. Để giảm thiểu những tác động tiêu cực nói trên và thực hiện Quyết định 1041/QĐ-TTg ngày 24/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Quy hoạch tổng thể lĩnh vực ng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đến năm 2020 và Kế hoạch số 4491/KH-UBND ngày 15/6/2015 của UBND tỉnh Đồng Nai thực hiện ứng phó sự c, thiên tai và tìm kiếm cu nạn đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Việc xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố cháy nổ đường ống dn dầu, khí là thật s cần thiết, không bị động, tránh những nguy cơ đáng tiếc, giảm thiệt hại đến mức thấp nhất khi xảy ra sự cố cháy nổ.

II. MỤC ĐÍCH

1. Bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất, phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu ứng phó, khc phục hậu quả khi có sự cố cháy n đường ống dẫn dầu, đường ống dẫn khí xảy ra.

2. Là cơ sở cho các cơ quan, đơn vị xây dựng và triển khai kế hoạch hành động riêng theo nhiệm vụ được phân công.

3. Là cơ sở cho các cơ quan, đơn vị đề xuất kinh phí đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm phương tiện, trang thiết bị phát triển nguồn nhân lực, đào tạo k thuật để phục vụ tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ.

4. Ứng phó có hiệu quả, giảm thiểu các thiệt hại tới mức thấp nhất người và tài sản đi với sự cố cháy nổ đường ng dn dầu, đường ống dẫn khí trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

5. Nâng cao trách nhiệm của chủ sở hữu đường ống dẫn dầu, đường ống dẫn khí và các cơ quan nhà nước, các đơn vị vũ trang nhân dân và mọi cá nhân trong việc ứng phó, khắc phục hậu quả do sự cố cháy nổ đường ống dẫn dầu, đường ống dẫn khí.

6. Là cơ sở cho các cơ quan, đơn vị triển khai công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân chủ động ứng phó có hiệu quả nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại khi có cháy nổ đường ống dẫn dầu, đường ống dẫn khí xảy ra.

II. YÊU CẦU

1. Cơ quan chỉ huy thống nhất điều hành là Ban chỉ huy Phòng, chng thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Đng Nai.

2. Phát huy mọi nguồn lực, theo phương châm “Bốn tại ch” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại ch; vật tư, phương tiện và kinh phí tại chỗ; hậu cần tại chỗ).

3. Tích cực, chủ động phòng ngừa, thông báo, báo động sớm; thu thập và xử lý thông tin nhanh, chính xác; chỉ huy điều hành thống nhất theo kế hoạch linh hoạt, sáng tạo và quyết đoán.

4. Trong mọi trường hợp sự cố thiên tai, thảm họa xảy ra ảnh hưởng đến đường ống dẫn dầu, khí người chỉ huy cao nhất hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ tại hiện trường (là Trưởng ban, Phó Trưởng ban hoặc thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp) được ủy quyền điều động lực lượng, phương tiện, trang thiết bị của các đơn vị, cá nhân hiện có trên địa bàn tham gia ứng cứu. Tất cả các lực lượng phương tiện tham gia cứu hộ, cứu nạn đều phải tuân thủ sự chỉ huy thống nhất của chỉ huy hiện trường.

5. Trong trường hợp vượt quá khả năng của tỉnh, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Bộ Tư lệnh Quân khu 7, Trung tâm Phòng tránh và Giảm nhẹ thiên tai đề nghị hỗ trợ trong công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ. Tranh thủ sự chi viện, giúp đỡ của Trung ương, tỉnh thành lân cận, các ngành, các tổ chức theo từng tình huống xảy ra.

6. Phát huy sức mạnh tổng hợp của các ban ngành, các cấp và nhân dân trên cơ sở chủ động tại chỗ từ cơ sở, kết hợp ứng cứu nhanh, huy động vật tư, phương tiện, lực lượng của các cơ quan, tổ chức, cá nhân để cứu người, sơ tán nhân dân, cứu tài sản. Phương tiện, trang thiết bị được huy động trưng dụng của các đơn vị, cá nhân vào hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ bị thiệt hại sẽ được bồi thường theo quy định của pháp luật.

[...]