Kế hoạch 151/KH-UBND hành động phòng, chống dịch cúm A(H7N9) ở người trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2017

Số hiệu 151/KH-UBND
Ngày ban hành 23/03/2017
Ngày có hiệu lực 23/03/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Nghệ An
Người ký Lê Minh Thông
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 151/KH-UBND

Nghệ An, ngày 23 tháng 03 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

HÀNH ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG DỊCH CÚM A(H7N9) Ở NGƯỜI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN NĂM 2017

1. TÌNH HÌNH DỊCH CÚM A(H7N9) TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM

1. Trên thế giới

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), dịch cúm A(H7N9) trên người được phát hiện lần đầu tiên tại Trung Quốc vào tháng 4/2013. Từ đó đến nay tại quốc gia này đã có 5 đợt dịch bùng phát với 1.222 trường hợp mắc trong đó có 395 ca tử vong tại 18 tỉnh/thành phố. Đợt dịch thứ 5 từ tháng 10/2016 đến nay với số ca mắc tăng đột biến là 425 trường hợp, bằng 1/3 tổng số ca mắc kể từ năm 2013. Tính riêng từ 19/01/2017 đến 14/02/2017, Trung Quốc đã phát hiện thêm 304 trường hợp nhiễm cúm A(H7N9) tại 18 tỉnh/thành phố, trong đó có các tỉnh giáp Việt Nam như: Quảng Tây, Vân Nam và Quảng Đông. Điều tra 155 ca/304 ca cho thấy có 144 ca có tiền sử dịch tễ tiếp xúc với gia cầm hoặc chợ gia cầm sống.

Mặc dù đến nay đã phát hiện một số chùm ca bệnh gồm những người trong cùng gia đình và người liên quan nhưng vẫn chưa có bằng chứng cho thấy bệnh lây từ người sang người.

Đánh giá nguy cơ cho thấy các ca bệnh trên người có thể tiếp tục xuất hiện và dịch có thể xuất hiện tại các tỉnh/thành phố của Trung Quốc chưa có ca bệnh trên người nhưng Tổ chức Y tế thế giới chưa khuyến cáo hạn chế giao lưu qua lại giữa các quốc gia trên thế giới.

2. Tại Việt Nam

Đến hết tháng 02/2017, nước ta chưa ghi nhận trường hợp mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp do cúm A(H7N9). Tuy nhiên, đáng quan ngại là đã ghi nhận các ổ dịch tại các tỉnh sát biên giới với Việt Nam như Quảng Tây, Vân Nam và Quảng Đông.

3. Nhận định, dự báo

Nguy cơ dịch có thể xâm nhập vào Việt Nam cũng như có khả năng bùng phát thành dịch lớn tại cộng đồng nếu không chủ động triển khai các biện pháp phòng chống do:

1. Dịch bệnh đang tăng nhanh tại Trung Quốc cả về số mắc, số tử vong và các lan ra các vùng địa lý mới. Đặc biệt đã ghi nhận các ổ dịch tại các tỉnh sát biên giới với Việt Nam như Quảng Tây, Vân Nam và Quảng Đông.

2. Thời tiết giao mùa là điều kiện thuận lợi cho các bệnh đường hô hấp và dịch cúm gia cầm lây lan và bùng phát.

3. Nguồn lây bệnh vẫn chưa được xác định rõ ràng, chưa xác định được các yếu tố dịch tễ liên quan giữa các trường hợp mắc bệnh. Nhưng phần lớn người mắc bệnh có tiền sử tiếp xúc với gia cầm và sử dụng các sản phẩm từ gia cầm.

4. Vi rút rút cúm A(H7N9) không gây bệnh và không gây chết gia cầm vì vậy rất khó phát hiện gia cầm nhiễm vi rút.

5. Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, các biện pháp phòng bệnh hiện nay chủ yếu dựa vào vệ sinh cá nhân và ngăn ngừa lây truyền tại cộng đồng.

II. KINH NGHIỆM PHÒNG CHỐNG DỊCH SARS, CÚM A(H5N1) VÀ CÁC DỊCH BỆNH NGUY HIỂM KHÁC TẠI TỈNH NGHỆ AN

- Sự chỉ đạo sát sao của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh ở người của tỉnh và phòng, chống dịch ở người của các cấp; sự hỗ trợ tích cực, kịp thời, hiệu quả của Bộ Y tế.

- Phối hợp chặt chẽ giữa các Sở, ban, ngành, đoàn thể; huy động toàn bộ hệ thống chính trị vào công tác phòng chống dịch.

- Chủ động chuẩn bị các hoạt động phòng chống dịch từ tuyến tỉnh đến cơ sở: giám sát, thu dung, điều trị, dự trữ thuốc, vật tư, trang thiết bị.

- Chia sẻ kịp thời thông tin giữa các đơn vị trong tỉnh và các tỉnh bạn về tình hình dịch và các biện pháp phòng, chống dịch.

- Xây dựng kế hoạch phòng chống dịch theo các tình huống của dịch để có các biện pháp ứng phó phù hợp.

- Các kỹ thuật viên lấy mẫu bệnh phẩm được tập huấn kỹ, đúng quy định

III. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Phát hiện sớm, xử lý kịp thời không để dịch lây lan, hạn chế đến mức thấp nhất tử vong do dịch cúm A(H7N9).

2. Mục tiêu cụ thể theo tình huống dịch

2.1. Tình huống 1: Chưa có trường hợp bệnh trên người.

[...]