Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Kế hoạch 15/KH-UBND năm 2014 thực hiện Kế hoạch 25-KH/TU thực hiện Chỉ thị 29-CT/TW về đẩy mạnh công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế do tỉnh Bạc Liêu ban hành

Số hiệu 15/KH-UBND
Ngày ban hành 28/02/2014
Ngày có hiệu lực 28/02/2014
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bạc Liêu
Người ký Lê Thị Ái Nam
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẠC LIÊU

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 15/KH-UBND

Bạc Liêu, ngày 28 tháng 02 năm 2014

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỐ 25-KH/TU NGÀY 21/11/2013 CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 29-CT/TW NGÀY 18/9/2013 CỦA BAN BÍ THƯ VỀ ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHỆ HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Căn cứ Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 18/9/2013 của Ban Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đẩy mạnh công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện địa hóa và hội nhập quốc tế; thực hiện Kế hoạch số 25-KH/TU ngày 21/11/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 18/9/2013 của Ban Bí thư về đẩy mạnh công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

Nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 25-KH/TU ngày 21/11/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 18/9/2013 của Ban Bí thư về đẩy mạnh công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; gắn trách nhiệm của các cấp, các ngành, đơn vị trong công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động với việc lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, coi đây là nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên.

- Nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về an toàn lao động, vệ sinh lao động. Cải thiện điều kiện làm việc, giảm ô nhiễm môi trường lao động, ngăn ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, đảm bảo an toàn tính mạng và sức khỏe người lao động, bảo vệ tài sản của Nhà nước và công dân, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Tạo được sự thống nhất cao về nhận thức trong đội ngũ lãnh đạo, quản lý các cấp, các ngành, doanh nghiệp, người sử dụng lao động và xã hội về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động.

- Tăng cường trách nhiệm của cán bộ chủ chốt các cấp, các ngành, địa phương của người đứng đầu; đồng thời, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc thực hiện nghiêm các quy định của tổ chức Đảng, pháp luật của Nhà nước, nội quy quy định của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về An toàn lao động, vệ sinh lao động:

- Tăng cường hơn nữa công tác quản lý Nhà nước về an toàn lao động theo quy định tại Bộ luật Lao động; xác định rõ chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước với quản lý chuyên ngành để khắc phục triệt để tình trạng phân tán, chồng chéo giữa các ngành, các cấp.

- Kiện toàn tổ chức bộ máy, bố trí đủ cán bộ chuyên trách công tác an toàn, vệ sinh lao động phù hợp ngành nghề trong tỉnh. Khuyến khích công tác tự kiểm tra và tự chấn chỉnh khắc phục của chủ cơ sở, doanh nghiệp. Từng bước khắc phục tình trạng người sử dụng lao động không thực hiện trách nhiệm bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người lao động và việc người lao động mới chỉ quan tâm đến việc làm, thu nhập mà xem nhẹ bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động cho chính mình.

- Phi hợp đồng bộ giữa các ngành, các cấp, địa phương. Nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn, đoàn thể quần chúng trong việc thực hiện công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động. Phát động phong trào quần chúng tham gia thực hiện công tác bảo hộ lao động hướng tới “Xây dựng và phát triển văn hóa an toàn lao động”.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát; xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu các doanh nghiệp, các tổ chức, cơ quan, người sử dụng lao động để xảy ra mất an toàn lao động, vệ sinh lao động kịp thời. Biểu dương, khen thưởng các tổ chức, cá nhân làm tốt; xử phạt nghiêm các hành vi vi phạm, nhất là người lãnh đạo, quản lý để xảy ra mất an toàn lao động, vệ sinh lao động.

2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, ý thức chủ động bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động cho cán bộ, đảng viên và nhân dân:

- Đẩy mạnh việc tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về an toàn lao động, vệ sinh lao động; phổ biến kinh nghiệm, phương pháp, kỹ năng phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho doanh nghiệp và người lao động trên địa bàn tỉnh.

- Đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, giáo dục theo hướng tuyên truyền phổ biến kinh nghiệm, phương pháp và kỹ năng phát hiện nguy cơ, phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho doanh nghiệp và toàn xã hội. Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, giáo dục cho phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh và đối tượng lao động.

- Ban hành các tiêu chí, chuẩn mực về an toàn lao động, vệ sinh lao động trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp với 03 nội dung (kỹ thuật an toàn lao động, kỹ thuật vệ sinh lao động, việc thực hiện các chế độ chính sách về lao động và bảo hộ lao động).

- Các cấp, các ngành và doanh nghiệp trong toàn tỉnh cần xác định công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động là nhiệm vụ quan trọng và đưa vào chương trình kế hoạch hoạt động hng năm; tăng cường tuyên truyn, giáo dục nâng cao ý thức trách nhiệm về an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các cấp, các ngành, doanh nghiệp và người sử dụng lao động.

- Kiên quyết thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về công tác huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người sử dụng lao động, cán bộ quản lý và người lao động. Không cấp giấy phép đăng ký sản xuất, kinh doanh, đấu thầu công trình đối với chủ sử dụng lao động chưa huấn luyện và cấp chứng chỉ an toàn lao động của ngành, nghề; không giao việc cho người lao động khi chưa huấn luyện và cấp thẻ an toàn lao động, vệ sinh lao động theo quy định.

3. Tăng cường công tác đào tạo, nâng cao hiểu biết, kỹ năng phòng tránh tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và bảo đảm vệ sinh lao động cho người lao động:

- Các cơ sở đào tạo, giáo dục, đặc biệt là đào tạo nghề phải đưa nội dung an toàn lao động, vệ sinh lao động vào chương trình đào tạo. Lồng ghép giữa việc đào tạo kiến thức chuyên môn, nâng cao tay nghề với việc nâng cao trình độ, kỹ năng phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, quản lý rủi ro, đảm bảo an toàn tính mạng, sức khỏe cho người lao động.

- Tăng cường kiểm tra, rà soát việc dạy và học an toàn lao động, vệ sinh lao động trong các cơ sở đào tạo, kể cả việc điều chỉnh, kiến nghị điều chỉnh chương trình khung đào tạo, huấn luyện kỹ năng phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phù hợp với quá trình đổi mới công nghệ, quy trình sản xuất, trang thiết bị máy móc trong từng lĩnh vực.

- Đào tạo đội ngũ cán bộ khuyến nông, khuyến ngư để hướng dẫn nông dân thực hiện các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp. Gn công tác đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng phòng ngừa tai nạn lao động, đảm bo vệ sinh lao động với chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình xây dựng nông thôn mới, đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đào tạo nghề cho bộ đội phục viên xuất ngũ,...

- Các cơ sở, doanh nghiệp phải thực hiện chế độ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghề nghiệp và kỹ năng tay nghề cùng với nâng bậc lương thường xuyên cho người lao động tương ứng thời gian, năng suất, chất lượng công tác.

4. Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong sản xuất, sử dụng trang thiết bị bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động, cải thiện môi trường, điều kiện làm việc của người lao động:

- Khuyến khích các doanh nghiệp tự đầu tư nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao áp dụng các biện pháp kỹ thuật, công nghệ tiên tiến để cải thiện môi trường, điều kiện làm việc cho người lao động, ưu tiên những ngành nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, có nhiều nguy cơ về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

- Đảm bảo 100% người lao động khi làm việc với yếu tố độc hại, nguy hiểm được trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân, phương tiện cấp cứu, cứu hộ phù hợp từng ngành nghề, ứng phó kịp thời sự cố máy móc, thiết bị nhà xưởng, tai nạn trong quá trình sản xuất, kinh doanh.

[...]