Kế hoạch 143/KH-UBND năm 2019 thực hiện Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2019-2025” trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

Số hiệu 143/KH-UBND
Ngày ban hành 13/06/2019
Ngày có hiệu lực 13/06/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Đồng Tháp
Người ký Đoàn Tấn Bửu
Lĩnh vực Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 143/KH-UBND

Đồng Tháp, ngày 13 tháng 6 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÂN LUỒNG HỌC SINH TRONG GIÁO DỤC PHỔ THÔNG GIAI ĐOẠN 2019 - 2025” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP

Thực hiện Quyết định số 522/QĐ-TTg ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2019 - 2025”, Ủy ban nhân dân tỉnh (UBND tỉnh) ban hành kế hoạch triển khai thực hiện như sau:

A. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2011 - 2018

I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN

Trong thời gian qua, ngành giáo dục đã có một số chủ trương và giải pháp giáo dục hướng nghiệp (GDHN), phân luồng học sinh (PLHS) nhằm giúp các em học sinh có được nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp trong tương lai, phát huy tối đa năng lực sáng tạo, đáp ứng nhu cầu xã hội, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội bền vững(1) (Chi tiết phụ lục 1 kèm theo).

Tuy nhiên, kết quả đạt được chưa cao, do nhận thức của xã hội, nhất là phụ huynh học sinh vẫn trọng bằng cấp; các trường trung học vẫn còn xu hướng chạy theo thành tích tốt nghiệp và đại học; chưa có một bộ công cụ chuẩn giúp học sinh tự đánh giá năng lực, sở thích, khả năng nghề nghiệp để làm cơ sở cho giáo viên tư vấn hướng nghiệp. Ngoài ra, đa số giáo viên hướng nghiệp kiêm nhiệm chưa được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ nên sự hiểu biết về lĩnh vực nghề nghiệp còn hạn chế dẫn đến công tác hướng nghiệp, phân luồng chưa đạt hiệu quả mong muốn...

II. XU HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP

Xu hướng nghề nghiệp của học sinh phổ thông trên địa bàn tỉnh những năm gần đây được định hướng vào 04 luồng chính là: học trung học phổ thông; học trung cấp, cao đẳng; học đại học; học giáo dục thường xuyên - học nghề để đi lao động kiếm sống. Tuy nhiên, đa phần là lựa chọn bậc học cao hơn.

B. KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN ĐẾN NĂM 2025

I. CĂN CỨ LẬP KẾ HOẠCH

- Nghị quyết của Trung ương(2); Quyết định của Thủ tướng Chính phủ(3); văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương(4);

- Chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Tháp, các Kế hoạch và Quyết định của UBND tỉnh Đồng Tháp(5).

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng giáo dục hướng nghiệp trong giáo dục phổ thông, góp phần đẩy mạnh công tác phân luồng học sinh sau trung học cơ sở (THCS) và trung học phổ thông (THPT) vào học các trình độ giáo dục nghề nghiệp phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; hạn chế lãng phí về thời gian, chi phí của gia đình và xã hội.

2. Mc tiêu cthể

2.1. Phấn đấu đến năm 2020

- Có 55% trường THCS, 60% trường THPT có Chương trình GDHN gắn với hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của địa phương và có giáo viên kiêm nhiệm làm nhiệm vụ tư vấn hướng nghiệp đáp ứng yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ.

- Có 30% học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp và học THPT hệ giáo dục thường xuyên.

- Có 40% học sinh tốt nghiệp THPT tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ cao đẳng.

2.2. Phấn đấu đến năm 2025

- Có 100% trường THCS và THPT có Chương trình GDHN gắn với sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của địa phương và có giáo viên kiêm nhiệm làm nhiệm vụ tư vấn hướng nghiệp đáp ứng yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ.

- Có 40% học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp và học THPT hệ giáo dục thường xuyên.

- Có 45% học sinh tốt nghiệp THPT tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ cao đẳng.

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Nâng cao nhận thức về GDHN và định hướng PLHS phổ thông

Đổi mới và tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của cơ quan quản lý giáo dục các cấp, các cơ sở giáo dục phổ thông, cha mẹ học sinh, học sinh và các tầng lớp nhân dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của GDHN và định hướng PLHS phổ thông; lồng ghép nhiệm vụ GDHN và định hướng PLHS phổ thông vào chủ trương, kế hoạch chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;

[...]