Kế hoạch 1374/KH-BGDĐT năm 2020 về thực hiện Phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập” ngành Giáo dục giai đoạn 2020-2025 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Số hiệu | 1374/KH-BGDĐT |
Ngày ban hành | 02/11/2020 |
Ngày có hiệu lực | 02/11/2020 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Bộ Giáo dục và Đào tạo |
Người ký | Ngô Thị Minh |
Lĩnh vực | Giáo dục |
BỘ GIÁO DỤC VÀ
ĐÀO TẠO |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1374/KH-BGDĐT |
Hà Nội, ngày 02 tháng 11 năm 2020 |
Để triển khai có hiệu quả Phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập” ngành Giáo dục giai đoạn 2020 - 2025 (sau đây gọi tắt là Phong trào thi đua) do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động tại Đại hội thi đua yêu nước ngành Giáo dục lần thứ VII năm 2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Kế hoạch thực hiện với các nội dung sau:
1. Mục đích
a) Đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế (Nghị quyết số 29-NQ/TW);
b) Tiếp tục xây dựng môi trường giáo dục mở, xanh, sạch, đẹp, thân thiện, an toàn, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; chú trọng đổi mới công tác quản lý giáo dục và quản trị nhà trường; phát huy tinh thần đổi mới, sáng tạo của đội ngũ nhà giáo trong công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học; khơi dậy tinh thần chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh, sinh viên trong học tập, rèn luyện, khởi nghiệp;
c) Kịp thời phát hiện, tôn vinh tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, mô hình mới, nhân tố mới tiêu biểu trong quản lý, giảng dạy và học tập, từ đó nhân rộng, tạo bước chuyển biến rõ rệt trong từng cơ quan quản lý giáo dục và nhà trường.
2. Yêu cầu
a) Việc triển khai thực hiện Phong trào thi đua là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị;
b) Phong trào thi đua phải được triển khai sâu rộng trong các cơ sở giáo dục, cơ quan quản lý giáo dục các cấp với hình thức, nội dung, tiêu chí thi đua thiết thực, phù hợp điều kiện và tình hình thực tiễn;
c) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm chỉ đạo và tổ chức thực hiện Phong trào thi đua, thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện; kịp thời phát hiện mô hình mới, nhân tố mới để bồi dưỡng, nhân rộng và tôn vinh.
II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG PHONG TRÀO THI ĐUA
a) Tập thể: Các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục đại học, trường cao đẳng sư phạm, các sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo và các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ;
b) Cá nhân: Cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, giảng viên, nhân viên, học sinh, sinh viên, học viên ngành Giáo dục.
a) Đối với tập thể
- Quán triệt sâu sắc, vận dụng sáng tạo tư tưởng thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh gắn với Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 07/4/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng, Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
- Tiếp tục triển khai các Phong trào thi đua do Thủ tướng Chính phủ phát động.
- Xây dựng Kế hoạch cụ thể để tổ chức thực hiện Phong trào thi đua, trong đó các tiêu chí thi đua phải gắn với 09 nhóm nhiệm vụ chủ yếu và 05 nhóm giải pháp cơ bản của ngành Giáo dục, Nghị quyết số 29-NQ/TW và các nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị.
- Cơ quan quản lý giáo dục các cấp, nhất là cấp cơ sở phải là nơi kiến tạo, hỗ trợ, phục vụ để mỗi nhà giáo, nhân viên, học sinh, sinh viên có môi trường sư phạm thuận lợi nhất, phát huy tối đa khả năng, phẩm chất và năng lực cá nhân; tích cực, chủ động đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy theo hướng tiếp cận năng lực, tăng cường kỹ năng ứng dụng và thực hành, chú trọng đạo đức nghề nghiệp và hiểu biết xã hội; tăng cường gắn kết doanh nghiệp với cơ sở giáo dục đại học trong việc tham gia xây dựng chương trình đào tạo, tổ chức đào tạo, thực tập và tạo cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.
- Tổ chức tôn vinh, khen thưởng kịp thời, đúng người, đúng việc, tạo động lực hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị tại mỗi cơ quan, đơn vị; quan tâm khen thưởng các tập thể nhỏ, người lao động trực tiếp, cá nhân ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; chú trọng phát hiện, lựa chọn và xây dựng các gương điển hình tiên tiến trong các phong trào thi đua; tăng cường thời lượng để truyền thông về các phong trào thi đua, tấm gương người tốt, việc tốt trên các chuyên trang, chuyên mục, tạo sự lan tỏa, truyền cảm hứng trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập trong toàn ngành và xã hội.
b) Đối với cá nhân
- Cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, giảng viên, nhân viên trong ngành phải là tấm gương về đạo đức, tự học tập, rèn luyện; có nhiều giải pháp đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giáo dục, giảng dạy, nghiên cứu khoa học, học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
- Học sinh, sinh viên, học viên có ý thức chủ động, tích cực, sáng tạo vượt khó vươn lên trong học tập, rèn luyện và khởi nghiệp; có kỷ luật, kỷ cương, ý thức trách nhiệm công dân, xã hội; có hành vi, nghĩa cử cao đẹp khi gặp các trường hợp thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn trong cuộc sống; tích cực tham gia các hoạt động tình nguyện, thiện nguyện vì cộng đồng.