Kế hoạch 136/KH-UBND năm 2019 triển khai Đề án “Thúc đẩy chuyển giao, làm chủ và phát triển công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam trong các ngành, lĩnh vực ưu tiên giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

Số hiệu 136/KH-UBND
Ngày ban hành 06/06/2019
Ngày có hiệu lực 06/06/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Đồng Tháp
Người ký Nguyễn Thanh Hùng
Lĩnh vực Doanh nghiệp

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 136/KH-UBND

Đồng Tháp, ngày 06 tháng 6 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN “THÚC ĐẨY CHUYỂN GIAO, LÀM CHỦ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ TỪ NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM TRONG CÁC NGÀNH, LĨNH VỰC ƯU TIÊN GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP

Thực hiện Quyết định số 1851/QĐ-TTg ngày 27/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Thúc đẩy chuyển giao, làm chủ và phát triển công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam trong các ngành, lĩnh vực ưu tiên giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, UBND tỉnh xây dựng kế hoạch thực hiện, cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Xây dựng, hoàn thiện cơ chế chính sách cụ thể, khả thi và phù hợp với tình hình của địa phương để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động chuyển giao, làm chủ và phát triển công nghệ từ nước ngoài vào tỉnh Đồng Tháp góp phần thúc đẩy đổi mới mô hình tăng trưởng theo chiều sâu.

2. Tập trung phát triển một số ngành ưu tiên: thông tin và truyền thông, công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, y tế, tài nguyên và môi trường; trong đó chú trọng một số lĩnh vực: công nghiệp công nghệ thông tin, công nghiệp điện tử; cơ khí chế tạo; nông nghiệp công nghệ cao; bảo quản và chế biến nông, lâm, thủy sản; công nghệ xây dựng, giao thông, hạ tầng; công nghệ môi trường, chống biến đổi khí hậu; dược phẩm, chẩn đoán và điều trị bệnh.

3. Nâng cao năng lực công nghệ của các tổ chức, doanh nghiệp phục vụ hoạt động chuyển giao, làm chủ và phát triển công nghệ từ nước ngoài vào tỉnh Đồng Tháp.

II. LĨNH VỰC VÀ ĐỊNH HƯỚNG ƯU TIÊN

1. Lĩnh vực ưu tiên

Công nghiệp công nghệ thông tin, công nghiệp điện tử; cơ khí chế tạo; nông nghiệp công nghệ cao; bảo quản và chế biến nông, lâm, thủy sản; công nghệ xây dựng, giao thông, hạ tầng; công nghệ môi trường, chống biến đổi khí hậu; dược phẩm, chẩn đoán và điều trị bệnh.

2. Định hướng ưu tiên: chi tiết theo Phụ lục 1 đính kèm.

III. NỘI DUNG VÀ PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

1. Nội dung

1.1. Xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách

- Xây dựng, hoàn thiện cơ chế chính sách thúc đẩy hoạt động chuyển giao, làm chủ, phát triển công nghệ từ nước ngoài vào tỉnh Đồng Tháp.

- Tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp trong các ngành, lĩnh vực ưu tiên đầu tư, sử dụng quỹ phát triển khoa học và công nghệ của đơn vị để nâng cao năng lực hấp thụ công nghệ, năng lực đổi mới công nghệ của doanh nghiệp.

- Đẩy mạnh phát triển số lượng doanh nghiệp khoa học và công nghệ.

1.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

- Hỗ trợ nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về công nghệ, nghiên cứu, kỹ thuật cho các doanh nghiệp, tổ chức khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh.

- Tăng cường liên kết giữa các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp với các doanh nghiệp để phát triển nguồn nhân lực, làm chủ và khai thác hiệu quả công nghệ từ nước ngoài.

1.3. Hỗ trợ tổ chức, doanh nghiệp chuyển giao, làm chủ và phát triển công nghệ từ nước ngoài

- Hỗ trợ tổ chức, doanh nghiệp tìm kiếm thông tin công nghệ, tư vấn, chuyển giao công nghệ; đào tạo nguồn nhân lực làm chủ, phát triển công nghệ từ nước ngoài.

- Hỗ trợ tổ chức, doanh nghiệp thực hiện chương trình, dự án chuyển giao, làm chủ và phát triển công nghệ từ nước ngoài phù hợp với lĩnh vực ưu tiên.

1.4. Hợp tác quốc tế

Tăng cường hợp tác quốc tế với các tổ chức, cá nhân và người Việt Nam ở nước ngoài trong hoạt động nghiên cứu và phát triển, chuyển giao công nghệ, đào tạo tạo nguồn nhân lực, chú trọng hợp tác với các nước có nền công nghiệp phát triển.

1.5. Công tác thông tin, tuyên truyền

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của hoạt động đổi mới công nghệ, bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ; phổ biến, nhân rộng các mô hình điển hình trong ứng dụng đổi mới công nghệ.

- Tổ chức, tham gia hoạt động kết nối cung - cầu công nghệ, các chợ công nghệ và thiết bị, triển lãm khoa học và công nghệ và các hội nghị, hội thảo liên quan.

[...]