Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 1327/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chiến lược phát triển gia đình, xây dựng gia đình trong tình hình mới giai đoạn 2022-2030 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Số hiệu 1327/KH-UBND
Ngày ban hành 04/05/2022
Ngày có hiệu lực 04/05/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hồ Chí Minh
Người ký Dương Anh Đức
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1327/KH-UBND

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 04 tháng 5 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN GIA ĐÌNH, XÂY DỰNG GIA ĐÌNH TRONG TÌNH HÌNH MỚI GIAI ĐOẠN 2022 - 2030 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Căn cứ Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 24 tháng 6 năm 2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới;

Căn cứ Quyết định số 2074/QĐ-TTg ngày 10 tháng 12 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về triển khai thực hiện Chỉ thị s06-CT/TW ngày 24 tháng 6 năm 2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới (giai đoạn 2021 - 2030);

Căn cứ Quyết định số 2238/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030;

Căn cứ Kế hoạch số 103-KH/TU ngày 30 tháng 3 năm 2022 của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh về thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 24 tháng 6 năm 2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới từ nay đến năm 2030;

Xét đề nghị của Sở Văn hóa và Thể thao tại Công văn số 1227/SVHTT-XDNSVHGĐ ngày 06 tháng 4 năm 2022;

Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược phát triển gia đình, xây dựng gia đình trong tình hình mới giai đoạn 2022 - 2030 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân về vị trí, vai trò của gia đình và công tác xây dựng gia đình trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Thành phố, Tổ quốc nhằm “đẩy mạnh phát triển văn hóa, tiến bộ, công bằng xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, xây dựng gia đình hạnh phúc; vì cả nước, cùng cả nước, vì hạnh phúc của Nhân dân”; triển khai thực hiện hiệu quả đề án “Nghiên cứu xây dựng tiêu chí đánh giá gia đình hạnh phúc” theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XI, nhiệm k2020 - 2025 tạo nền tảng xây dựng xã hội hạnh phúc và động lực cho sự phát triển bền vững Thành phố, đất nước góp phần “xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh”.

2. Xây dựng gia đình là vấn đề lớn, hết sức hệ trọng của dân tộc và của cả thời đại. Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh là một trong những mục tiêu quan trọng của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước giai đoạn 2021 - 2030. Xây dựng gia đình hạnh phúc là mục tiêu và động lực phát triển đất nước, là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của cả hệ thống chính trị, là nhiệm vụ cơ bản về xây dựng văn hóa, con người đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của Thành phố, đất nước nhằm hướng đến xây dựng con người Thành phố phát triển toàn diện làm hạt nhân xây dựng gia đình hạnh phúc, làm nền tảng xã hội phát triển bền vững.

3. Gia đình là tế bào của xã hội; nơi duy trì nòi giống, môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách; nơi lưu giữ, trao truyền các giá trị văn hóa của dân tộc. Do đó, việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TW của Ban Bí thư, Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam phải được tiến hành thường xuyên, kiên trì, nghiêm túc, thiết thực, tránh hình thức.

4. Chú trọng công tác phối hợp, kiểm tra, giám sát; sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện, định kỳ báo cáo việc triển khai thực hiện; thực hiện nhân rộng, khen thưởng các cá nhân, mô hình, tập thể đơn vị thực hiện tốt Kế hoạch.

II. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CÔNG TÁC GIA ĐÌNH TỪ NAY ĐẾN NĂM 2030

1. Mục tiêu

1.1 Mục tiêu chung

“Xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, là hạt nhân, tế bào lành mạnh của xã hội, tổ ấm của mỗi người; là nơi nuôi dưỡng, bồi đắp nhân cách, lối sống tôn trọng đạo lý truyền thống tốt đẹp của dân tộc; phát huy, nhân rộng các giá trị tốt đẹp góp phần thúc đẩy phát triển bền vững đất nước làm nền tảng xây dựng cộng đồng hạnh phúc, quốc gia phồn thịnh, hạnh phúc”1.

1.2 Mục tiêu cụ thể

1.2.1 Mục tiêu 1: Tiếp tục nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, trách nhiệm của gia đình và cộng đồng trong việc thực hiện tốt các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật về hôn nhân gia đình, giáo dục đạo đức lối sống trong gia đình, thực hiện bình đẳng giới trong gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình, ngăn chặn sự xâm nhập của tệ nạn xã hội vào gia đình.

a) Chỉ tiêu 1: Phấn đấu đến năm 2025 đạt 95% và năm 2030 đạt 97%2 các gia đình được cung cấp thông tin, kiến thức về văn hóa ứng xử, kỹ năng giáo dục đạo đức, lối sng, tình yêu thương, truyền thống dân tộc và các giá trị văn hóa tốt đẹp; phòng ngừa rủi ro, tệ nạn xã hội, bạo lực trong gia đình; đặc biệt quan tâm đến hộ gia đình chính sách, hộ nghèo và cận nghèo, gia đình dân tộc thiểu số.

b) Chỉ tiêu 2: Đến năm 2025 đạt 90% và đến năm 2030 đạt 95% số vụ bạo lực gia đình được phát hiện và được xử lý theo quy định của pháp luật; 100% địa phương có mô hình can thiệp, phòng ngừa và ứng phó bạo lực gia đình nhằm giảm tác hại của bạo lực gia đình, đặc biệt với phụ nữ, người yếu thế và trẻ em.

- Đơn vị chủ trì: Sở Văn hóa và Thể thao.

- Đơn vị phối hợp: Các sở, ban, ngành và tổ chức chính trị - xã hội Thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện.

- Hoạt động trọng tâm: Tổ chức tuyên truyền, truyền thông vận động thay đổi hành vi của người dân, cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, sinh viên và người lao động nhằm góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững; Rà soát, nâng chất lượng hoạt động Mô hình phòng, chống bạo lực gia đình; Mô hình các câu lạc bộ/ đội/ nhóm xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững tại cơ sở; Tổ chức các hoạt động truyền thông; Nghiên cứu, đề xuất và xây dựng các mô hình dịch vụ hỗ trợ nạn nhân bạo lực; Đẩy mạnh triển khai “Quy trình phối hợp hỗ trợ, can thiệp, xử lý đối với các trường hợp bạo lực gia đình trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” và tập huấn, đào tạo nội dung cho đội ngũ cộng tác viên dân số, gia đình và trẻ em.

1.2.2 Mục tiêu 2: Tiếp tục kế thừa, phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam; xây dựng hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới, môi trường gia đình tiến bộ, hạnh phúc tạo điều kiện để mọi thành viên trong gia đình phát triển toàn diện và tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa nhân loại.

a) Chỉ tiêu 3: Phấn đấu đến năm 2025 đạt 95% và năm 2030 đạt 97% các gia đình được tuyên truyền, giáo dục về truyền thống dân tộc, truyền thống văn hóa, truyền thống gia đình và tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa nhân loại, giá trị tt đẹp của gia đình hiện đại.

b) Chỉ tiêu 4: Phấn đấu đến năm 2025 đạt 93% và năm 2030 đạt 95% trở lên hộ gia đình đạt chuẩn gia đình tiêu biểu, hạnh phúc, văn hóa; Phấn đấu đến năm 2025 đạt 80% và năm 2030 đạt 90% trở lên hộ gia đình được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về giáo dục đạo đức lối sống và văn hóa giao tiếp ứng xử trong gia đình; về chăm sóc bảo vệ phòng chống xâm hại trẻ em, bảo đảm quyền tham gia của trẻ em trong gia đình; về chăm sóc phụng dưỡng và phát huy vai trò người cao tuổi trong gia đình.

- Đơn vị chủ trì: Sở Văn hóa và Thể thao.

[...]