Kế hoạch 127/KH-UBND về phòng, chống mại dâm trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2021

Số hiệu 127/KH-UBND
Ngày ban hành 02/04/2021
Ngày có hiệu lực 02/04/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Nguyễn Thanh Bình
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 127/KH-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 02 tháng 4 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG, CHỐNG MẠI DÂM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2021

Thực hiện Quyết định số 3320/QĐ-UBND ngày 29/12/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc ban hành Chương trình công tác năm 2021; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch Phòng, chống mại dâm năm 2021 với nhng nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU

1. Phấn đấu 100% người dân được tuyên truyền, giáo dục về tệ nạn mại dâm để nâng cao nhận thức, nhận biết được tác hại và ảnh hưởng của tệ nạn mại dâm đến đời sống xã hội, tạo sự đồng thuận trong phòng, chống mại dâm và có thái độ, hành vi tình dục lành mạnh, an toàn, phòng ngừa lây nhiễm HIV/AIDS.

2. 100% các huyện, thị xã và thành phố Huế xây dựng kế hoạch lồng ghép và tổ chức, thực hiện nhiệm vụ phòng, chống mại dâm với các chương trình kinh tế - xã hội tại địa phương như chương trình giảm nghèo, dạy nghề cho lao động nông thôn, chương trình việc làm, phòng, chống HIV/AIDS, phòng, chống tội phạm mua bán người.

3. Đội kiểm tra liên ngành 178 tỉnh tổ chức kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn mại dâm tại 80 cơ sở kinh doanh dịch vụ có điều kiện trên địa bàn tỉnh.

4. Đảm bảo xét xử đúng quy định 100% số vụ việc, đường dây hoạt động mại dâm được phát hiện.

5. 100% cán bộ trực tiếp làm công tác phòng chống tệ nạn mại dâm được tập huấn về nội dung tổ chức điều hành, phối hợp liên ngành và giám sát, đánh giá kết quả công tác phòng, chống tệ nạn mại dâm.

6. Phấn đấu đạt trên 90% xã, phường, thị trấn lành mạnh không có tệ nạn mại dâm.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao nhận thức về phòng, chống mại dâm; hệ lụy của mại dâm đối với đời sống xã hội. Chú trọng tuyên truyền giáo dục pháp luật ở các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn mại dâm; tại các xã, phường, thị trấn khu vực giáp ranh, phức tạp về tệ nạn mại dâm, khu trọ của sinh viên, khu công nghiệp.

2. Đẩy mạnh thực hiện các hoạt động phòng ngừa mại dâm thông qua lồng ghép các chương trình kinh tế - xã hội tại địa phương như chương trình giảm nghèo, dạy nghề cho lao động nông thôn, chương trình việc làm, phòng, chống HIV/AIDS, phòng, chng tội phạm mua bán người.

3. Xây dựng triển khai các hoạt động can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm các bệnh xã hội và HIV/AIDS, phòng ngừa, giảm tình trạng bạo lực trên cơ sở giới trong phòng, chống mại dâm.

a) Nâng cao năng lực về hỗ trợ giảm hại, hòa nhập cộng đồng cho cán bộ phòng, chống tệ nạn xã hội từ tỉnh đến cơ sở; cộng tác viên làm công tác phòng, chống tệ nạn xã hội tại xã, phường, thị trấn trong việc tuyên truyền, vận động, tư vấn, hỗ trợ người mại dâm tại cộng đồng thay đổi nhận thức, chuyển đổi nghề nghiệp, ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng bền vững.

b) Tiếp tục duy trì Mô hình đảm bảo quyền của người lao động trong cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn xã hội trên địa bàn tỉnh; duy trì Mô hình Hỗ trợ tăng cường năng của các nhóm đồng đẳng, nhóm tự lực, câu lạc bộ người bán dâm trong việc tiếp cận, truyền thông hỗ trợ giảm hại, phòng chống bạo lực giới; Mô hình Cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho người bán dâm tại cộng đồng, Trung tâm Công tác xã hội trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Triển khai các mô hình về hỗ trợ giảm hại đối với người bán dâm khi có chỉ đạo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

c) Xây dựng và duy trì các xã, phường, thị trấn lành mạnh không có tệ nạn mại dâm; mô hình thí điểm “phòng ngừa mại dâm tại cộng đồng kết hợp thực hiện các biện pháp phòng ngừa, giảm tác hại về phòng chống HIV trong phòng chống mại dâm”.

4. Tăng cường công tác kiểm tra, phòng ngừa tệ nạn mại dâm, đấu tranh, triệt phá các ổ nhóm, tụ điểm, đường dây tổ chức hoạt động mại dâm ở các địa phương trọng điểm và phức tạp. Phi hợp với các ngành liên quan thống nhất xây dựng và triển khai kế hoạch kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ nảy sinh tệ nạn mại dâm.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Kinh phí thực hiện Kế hoạch được bố trí trong kinh phí chi thường xuyên hàng năm của các sở, ban, ngành và các địa phương theo phân cấp quản lý của Luật Ngân sách nhà nước; lồng ghép trong Chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình khác của Trung ương. Huy động các nguồn lực xã hội; hợp tác quốc tế và các nguồn hợp pháp khác.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Lao động - Thương binh & Xã hội:

a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đoàn thể và các địa phương xây dựng và triển khai thực hiện các hoạt động phòng, chống mại dâm theo kế hoạch đã được phê duyệt. Đồng thời tiếp tục phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống mại dâm trên địa bàn toàn tỉnh.

b) Chủ trì, tổ chức tốt hoạt động kiểm tra liên ngành của Đội kiểm tra liên ngành 178 tỉnh, tăng cường kiểm tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ, các điểm, khu vực dễ phát sinh tệ nạn mại dâm, hướng dẫn Đội kiểm tra liên ngành 178 cấp huyện, cấp xã thường xuyên tổ chức kiểm tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng hoạt động mại dâm.

c) Tổ chức tập huấn các văn bản mới liên quan công tác phòng, chống mại dâm; học tập, trao đổi, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác phòng, chng tệ nạn xã hội.

d) Phối hợp các cơ quan liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các mô hình phòng ngừa mại dâm; xây dựng xã, phường, thị trấn lành mạnh không có tệ nạn mại dâm; tổ chức quản lý, giáo dục, giúp đỡ, tư vấn, dạy nghề, giới thiệu việc làm cho người bán dâm hoàn lương tái hòa nhập cộng đồng.

2. Công an tỉnh:

[...]