Kế hoạch 127/KH-UBND năm 2017 về tiếp tục thực hiện tuyên truyền, đối thoại pháp luật lao động cho người lao động, người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp, giai đoạn 2017-2021 trên địa bàn tỉnh Phú Yên

Số hiệu 127/KH-UBND
Ngày ban hành 28/07/2017
Ngày có hiệu lực 28/07/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Phú Yên
Người ký Phan Đình Phùng
Lĩnh vực Doanh nghiệp,Lao động - Tiền lương

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ YÊN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 127/KH-UBND

Phú Yên, ngày 28 tháng 7 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

TIẾP TỤC THỰC HIỆN TUYÊN TRUYỀN, ĐỐI THOẠI PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG, NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRONG CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP, GIAI ĐOẠN 2017 - 2021 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN

Thực hiện Quyết định số 31/2009/QĐ-TTg ngày 24/02/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động, người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp (sau đây gọi tắt là Đề án 31) và Công văn số 2291/LĐTBXH-PC ngày 09/6/2017 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội về việc tiếp tục thực hiện Đề án 31 đến năm 2021; UBND tỉnh xây dựng kế hoạch tiếp tục thực hiện tuyên truyền, đối thoại pháp luật lao động cho người lao động, người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp, giai đoạn 2017- 2021 trên địa bàn tỉnh như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Tiếp tục tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và ý thức tuân thủ, chấp hành, tự giác học tập, xây dựng lối sống và làm việc theo pháp luật; đầy mạnh công tác tuyên truyền, đối thoại pháp luật lao động đi vào cuộc sống người lao động; xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ổn định. Xây dựng Nhà nước kiến tạo phục vụ doanh nghiệp và bảo đảm quyền, nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động theo đúng pháp luật quy định.

2. Yêu cầu

- Tiếp tục triển khai sâu rộng, toàn diện và đồng bộ các hình thức tuyên truyền, đối thoại pháp luật lao động đem lại hiệu quả thiết thực, chọn lọc và phát triển các hình thức, biện pháp tuyên truyền, đối thoại pháp luật lao động phù hợp với từng đối tượng, loại hình doanh nghiệp và biện pháp tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình thực thi pháp luật.

- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thị xã, thành phố và doanh nghiệp tiếp tục phối hợp thực hiện tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động cho người lao động, người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Hằng năm, mỗi huyện, thị xã, thành phố và doanh nghiệp tổ chức ít nhất một lần tuyên truyền về Luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Việc làm, Luật An toàn, vệ sinh lao động và các văn bản pháp luật khác có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, quyền và nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động.

- Phấn đấu đến hết năm 2021, đạt trên 70% người lao động và ít nhất 95% người sử dụng lao động được tuyên truyền, đối thoại pháp luật lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật lao động có liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp; thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động theo đúng pháp luật lao động quy định.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN TUYÊN TRUYỀN, ĐỐI THOẠI PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG, GIAI ĐOẠN 2017- 2021

1. Kiện toàn Ban chỉ đạo tuyên truyền, đối thoại pháp luật lao động tỉnh

Định kỳ hàng năm, cơ quan thường trực Sở Lao động- Thương binh và Xã hội có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan, tổ chức rà soát, kiện toàn Ban chỉ đạo theo quy định.

2. Thực hiện các chính sách

- Nghiên cứu xây dựng và triển khai thực hiện chính sách khuyến khích doanh nghiệp tự tuyên truyền, đối thoại pháp luật lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật có liên quan tới hoạt động doanh nghiệp; quyền, nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động.

- Xây dựng kế hoạch tuyên truyền, đối thoại pháp luật lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật có liên quan tới hoạt động doanh nghiệp, quyền và nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động thành một trong những chỉ tiêu đánh giá doanh nghiệp; đồng thời biểu dương, khen thưởng những đơn vị, cá nhân có thành tích trong công tác tuyên truyền, đối thoại pháp luật lao động.

3. Biên soạn tài liệu tuyên truyền

Ban chỉ đạo tiếp tục nghiên cứu, biên soạn tài liệu tuyên truyền, đối thoại pháp luật lao động trên cơ sở tài liệu gốc tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, đồng thời bổ sung những nội dung cần làm rõ để tuyên truyền, đối thoại cho người lao động và người sử dụng lao động, phù hợp với từng đối tượng, loại hình doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

4. Kiện toàn, bồi dưỡng đội ngũ làm công tác tuyên truyền, đối thoại pháp luật lao động

- Định kỳ hàng năm, kiểm tra, rà soát, kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ người làm công tác tuyên truyền, đối thoại pháp luật lao động, đảm bảo các tiêu chuẩn: trình độ năng lực chuyên môn sâu, am hiu pháp luật và kỹ năng tuyên truyền, đối thoại pháp luật lao động.

- Xây dựng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật lao động, đủ số lượng và đảm bảo chất lượng cho từng đơn vị, địa bàn, nhóm đối tượng, đồng thời thực hiện quản lý, tổ chức thực hiện đem lại hiệu quả thiết thực.

- Hằng năm Ban chỉ đạo tuyên truyền, đối thoại pháp luật lao động tỉnh cử công chức tham dự đông đủ các hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ do các Bộ, ngành Trung ương tổ chức.

5. Các hoạt động tuyên truyền, đối thoại pháp luật lao động tại các huyện, thị xã, thành phố và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh

5.1. Thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền, đối thoại pháp luật lao động trên các phương tiện thông tin đại chúng (Báo hình, báo nói, bài viết, báo mạng điện tử...).

5.2. Cung cấp đẩy đủ, kịp thời các tài liệu tuyên truyền, đối thoại pháp luật lao động; văn bản pháp luật lao động và các tài liệu hướng dẫn thực hiện phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp thông qua sách báo, internet, các buổi tuyên truyền, các cuộc thảo luận, đối thoại với người lao động và doanh nghiệp theo chuyên đề và giải đáp những vấn đề vướng mắc trong quá trình thi hành pháp luật lao động.

5.3. Tăng cường công tác kiểm tra, rà soát việc chấp hành pháp luật lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành có liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp, quyền và nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động theo đúng pháp luật về Luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Việc làm, Luật An toàn, vệ sinh lao động, Luật Công đoàn, Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã ...; biểu dương khen thưởng những đơn vị, cá nhân có thành tích, xử phạt nghiêm đối với các đơn vị vi phạm pháp luật quy định.

5.4. Xây dựng “Văn hóa tôn trọng pháp luật” trong các doanh nghiệp, đưa nội dung tuyên truyền, đối thoại pháp luật lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật có liên quan tới hoạt động doanh nghiệp, quyền và nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động thành một chỉ tiêu đánh giá doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ hằng năm.

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ